Tiểu Luận mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái

    Lời nói đầu
    Phát triển kinh tế là đòi hỏi tất yếu với mỗi quốc gia nếu các quốc gia đó không muốn bị suy vong , thôn tính . Từ giữa thế kỷ 20 đến nay , cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ , kinh tế các nước phát triển rất mạnh mẽ đồng thời môi trường sống của con người cũng đã bị tàn phá hết sức nặng nề. Vấn đề nan giải được đặt ra tại nhiều quốc gia hiện nay là : làm thế nào tăng trưởng kinh tế mạnh mà không tàn phá môi trường tự nhiên . Để giải quyết vấn đề này , tăng trưởng kinh tế phải kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái . Cơ sở lý luận cho vấn đề này đúng đắn nhất chỉ có thể là triết học Mác – Lênin . Do đó , tiểu luận này được làm với mục đích : phân tích rõ mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái dựa trên cơ sở nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của triết học Mác - Lênin và việc thực hiện vấn đề này ở Việt Nam ta.
    Từ xa xưa, con người luôn có khát vọng tìm hiểu , khám phá thế giới xung quanh , vén bức màn bí mật chi phối đời sống tự nhiên và xã hội . Do đó , con người luôn thắc mắc : Các sự vật , hiện tượng , quá trình có tác động qua lại lẫn nhau hay không hay chúng tồn tại độc lập , riêng biệt ? Và nếu chúng có mối liên hệ với nhau thì cái gì quyết định , chi phối mối liên hệ ấy ? Trong những giai đoạn khác nhau , câu trả lời cho các vấn đề trên rất khác nhau .
    Đối với vấn đề thứ nhất , trong lịch sử triết học , ta thấy hai quan niệm lớn sau : Theo chủ nghĩa duy vật siêu hình thì thế gới như một cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái biệt động , tĩnh tại . Với cách nhìn này thì con người “chỉ thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy , chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy , chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy , chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng .” Như vậy , các sự vật , hiện tượng trên thế giới đều không có mối liên hệ với nhau . Tuy nhiên có một số ít người theo quan điểm này cho rằng : các sự vật , hiện tượng có mối liên hệ với nhau nhưng các hình thức liên hệ khác nhau không có khả năng chuyển hoá lẫn nhau , như giới vô cơ và hữu cơ không có liên hệ gì với nhau và không chuyển hoá cho nhau . Đối lập với quan điểm trên thì chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng các sự vật , hiện tượng , quá trình khác nhau tồn tại độc lập nhưng đều có sự tác động qua lại , chuyển hoá lẫn nhau . Ví dụ như : môi trường của một đất nước biến đổi không chỉ tác động tới đời sống kinh tế - xã hội ở nước đó mà còn làm cho môi trường thế giới thay đổi theo , vì môi trường của một đất nước là một bộ phận của môi trường thế giới . Từ đó, các hoạt động của con người , giới tự nhiên thế giới cũng chịu ảnh hưởng dù ít hay nhiều.
    Trả lời vấn đề thứ hai , những nhà duy tâm khách quan và duy tâm chủ quan đều đi tìm câu trả lời xuất phát từ bên ngoài hoặc bên trong con người . Theo các nhà triết học duy tâm khách quan như Platon , Hêghen cho rằng “ ý niệm tuyệt đối ” là nền tảng của mối liên hệ giữa các sự vật , hiện tượng . Còn Beccli , nhà triết học duy tâm chủ quan đã đưa ra một mệnh đề nổi tiếng : “ Vật thể trong thế giới quanh ta là sự phức hợp của cảm giác ”.
    Mục tiêu phấn đấu của đất nước đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là : từ nay đến 2020, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Dự báo trong vòng 15 đến 20 năm tới, GDP của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng từ 2 đến 3 lần, công nghiệp sẽ tăng 4 lần. Do đó , nguy cơ ô nhiễm môi trường nặng nề là rất lớn vì hiện nay môi trường chúng ta vốn đã bị ô nhiễm . Nếu không có các chính sách hợp lý thì sẽ rất dẫn tới phát triển thiếu bền vững mà bài học chúng ta đã nhìn thấy từ các nước phát triển nhanh mà có môi trường bị ô nhiễm khác .
    Tuy nhiên , trong quá trình nghiên cứu còn nhiều thiếu sót , em rất mong nhận được sự góp ý và chỉnh sửa của cô .
     
Đang tải...