Luận Văn Mô tả và giải thích chi tiết cách tiếp cận quản lý theo mục tiêu (MBO)

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    Mô tả và giải thích chi tiết cách tiếp cận quản lý theo mục tiêu (MBO)
    I. Khái niệm mục tiêu trong quản lý theo mục tiêu (MBO) và khái niệm quản lý theo mục tiêu (MBO):
    Khác với khái niệm mục tiêu thông thường là một dự định hay một kế hoạch mà bạn đã đặt ra sẵn cùng với quyết tâm bạn sẽ đạt được kế hoạch đó. Đồng thời mục tiêu cũng là đích đến của bạn qua những cống hiến, những nỗ lực, những phấn đấu và nó là động lực cho bạn tiến xa hơn.Khái niệm mục tiêu trong quản lý theo mục tiêu (MBO – Management by Objectives) có thể được hiểu là những mong đợi mà nhà quản trị muốn đạt được trong tương lai cho tổ chức của mình. Nó thường là những mốc cụ thể, linh hoạt, phát triển từng bước hướng đến mục đích lâu dài của tổ chức.
    Mục tiêu của MBO phải có các yêu cầu như đảm bảo tính liên tục và kế thừa; phải rõ ràng (bằng các chỉ tiêu định lượng là chủ yếu).Ví dụ: để trở thành nhà cung cấp dịch vụ mạng di động lớn nhất Việt Nam vào năm 2020 cần phải tiên tiến thể hiện được sự phấn đấu. Ví dụ: tăng thị phần nước giải khát thêm 1% trong ba năm tới (2010 – 2012) cầnphải xác định rõ thời gian thực hiện.
    Đặc trưng của việc xây dựng mục tiêu theo lối truyền thống chủ yếu là những mục tiêu đã được đặt từ trên đỉnh rồi chia thành những mục tiêu nhỏ hơn cho mỗi cấp của tổ chức. Đối với mô hình MBO đặt mục tiêu theo đặc trưng chủ yếu là có sự tham gia của các cấp vào xây dựng và thông qua mục tiêu, chúng trở thành các cam kết.
    Từ đó, ta có thể hiểu quản lý theo mục tiêu (MBO) là một hệ thống liên kết quản lý mục tiêu của tổ chức với kết quả công việc của từng cá nhân và sự phát triển của tổ chức với sự tham gia của tất cả các cấp bậc quản lý. MBO phản ánh rõ nét quá trình phát triển của quản trị doanh nghiệp, từ quản lý mang tính chỉ huy theo chiều dọc với phương pháp quản lý theo thời gian (Management by Times - MBT) sang quản lý mục tiêu mang tính kết nối và cộng tác theo chiều ngang.
    Cũng có khái niệm về quản trị theo mục tiêu (MBO) cho rằng MBO là một triết lý và phương pháp tiếp cận quản trị nhằm chỉ đạo quá trình hoạch định bằng cách giúp các nhà quản trị kết hợp giữa các kế hoạch chiến lược và chiến thuật. Đặc biệt, MBO cung cấp những phương tiện để biến các mục tiêu và chiến lược của tổ chức thành những kế hoạch và hoạt động chiến thuật.
    Quản trị bằng mục tiêu (MBO) thì mục tiêu đặt ra có tính cách rõ ràng, kiểm nghiệm được và đo lường được. MBO dùng những mục tiêu để động viên chứ không phải kiểm soát. Nó nhấn mạnh vào chỗ biến đổi những mục tiêu xác định cho những đơn vị thuộc tổ chức và những thành viên của tổ chức. Người ta thực hiện ý niệm đó bằng cách nghĩ ra một quá trình, trong đó những mục tiêu tràn xuống qua tổ chức.Cứ xuống mỗi cấp, mục tiêu toàn bộ của tổ chức lại được chuyển thành những mục tiêu xác định hơn.
    II. Triết lý và phong cách quản trị:
    MBO thể hiện một triết lý tích cực về con người và phong cách quản trị. MBO có những thuộc tính sau:
    - Giải quyết những vấn đề chung giữa các cá nhân và nhóm tại tất cả các cấp của tổ chức.
    - Truyền thông mở và sự tin cậy.
    - Chú trọng đến các mối quan hệ dựa vào lòng tin, trên tất cả các phương diện thông qua sự hợp tác.
    - Khen thưởng và thăng chức trực tiếp dựa trên cơ sở những thành tựu và thành tích của nhóm và của cá nhân trong công việc.
    - Sử dụng tối thiểu những áp lực, tiểu xảo trong quản trị.
    - Thiết lập một cơ cấu quản trị năng động, hiệu quả và thúc đẩy nền văn hóa của doanh nghiệp.
    Tuy nhiên trong những thập niên qua, nhiều công ty đã áp dụng những thủ tục của MBO từ trên xuống và bỏ qua triết lý của nó. Do đó họ đã gặt hái được những thất bại.
    III. Mục tiêu của MBO:
    Có năm mục tiêu chủ yếu để áp dụng phương pháp tiếp cận theo MBO:
    Thứ nhất, MBO nhấn mạnh rằng không có mục tiêu nào là riêng rẽ đối với tổ chức, bộ phận, nhóm hay cá nhân thuộc tổ chức.
    Thứ hai, thiết lập những mục tiêu và đề ra các thỏa hiệp giữa chúng liên quan đến rủi ro và sự không chắc chắn.
    Thứ ba, xác định rõ các mục tiêu và thứ tự ưu tiên của chúng.
    Thứ tư, đề cao các mối quan hệ giữa các mục tiêu của tổ chức, mục tiêu của bộ phận và mục tiêu công việc của cá nhân.
    Thứ năm, nhằm tập trung các nguồn lực của tổ chức, mọi nguồn lực của nhân viên và chuẩn bị về mặt thời gian.
    Bốn thành phần của một chương trình MBO là sự xác định mục tiêu quyết định với sự tham dự rộng rãi của tập thể, một kì hạn rõ ràng, và có sự trợ giúp trong việc thực hiện.
    Những mục tiêu đều có những thời hạn hoàn thành, thường là một tháng, ba tháng, sáu tháng, hoặc một năm.
    Những mục tiêu của MBO phải được trình bày ngắn gọn về những kết quả trông đợi. Những mong muốn phải được chuyển thành những mục tiêu rõ ràng, có thể đo lường được và đánh giá được, chẳng hạn như “giảm bớt chi phí” sẽ được chuyển thành “giảm bớt chi phí 7%”. Những mục tiêu MBO không đặt ra theo kiểu một chiều, từ lãnh đạo xuống các thuộc cấp. MBO thay những mục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...