Luận Văn Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU .1
    1.1. Lý do chọn đề tài .1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3. Phạm vi nghiên cứu .2
    1.4. Phương pháp nghiên cứu .2
    1.5. Ý nghĩa 2
    1.6. Cơ cấu .3
    CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4
    2.1. Lý thuyết về tín dụng và quy trình tín dụng 4
    2.1.1. Tín dụng 4
    2.1.2. Tín dụng ngân hàng .4
    2.1.3. Quy trình tín dụng .4
    2.2. Điều kiện vay và hồ sơ vay vốn cho đối tượng là KH doanh nghiệp .6
    2.2.1. Điều kiện vay 6
    2.2.2. Hồ sơ vay vốn .6
    2.3. Lý thuyết thẩm định tín dụng (phân tích tín dụng): 7
    2.3.1. Khái niệm thẩm định tín dụng .7
    2.3.2. Nội dung của thẩm định tín dụng 7
    2.3.3. Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp .8
    2.4. Mô hình nghiên cứu 9
    CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .11
    3.1. Thiết kế nghiên cứu .11
    3.2. Quy trình nghiên cứu 12
    3.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp .12
    3.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp .12
    3.2.3. Nghiên cứu sơ bộ 13
    3.2.4. Nghiên cứu chính thức 13
    3.2.5. Phân tích dữ liệu nghiên cứu .14
    CHƯƠNG IV: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH AN GIANG .16
    4.1. Lịch sử hình thành và phát triển 16
    4.2. Cơ cấu tổ chức .17
    4.2.1. Ban giám đốc: .18
    4.2.2. Phòng Tổ chức hành chính: .18
    4.2.3. Phòng Kế toán giao dịch: 18
    4.2.4. Phòng Khách hàng cá nhân, doanh nghiệp: 19
    4.2.5. Phòng tiền tệ kho quỹ: 19
    4.2.6. Phòng thông tin điện toán: 19
    4.2.7. Phòng quản lý rủi ro: .19
    4.2.8. Nghiệp vụ 19
    4.2.9. Hiệu quả hoạt động trong thời gian qua (2006 – 2008) 20
    4.3. Định hướng phát triển của ngân hàng trong 5 năm tới .21
    4.4. Đánh giá thuận lợi và khó khăn 21
    4.4.1. Thuận lợi .21
    4.4.2. Khó khăn .22
    CHƯƠNG V: MÔ TẢ QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH 23
    5.1. Quy trình thẩm định tín dụng cơ bản 24
    5.2. Xem xét trách nhiệm, nhiệm vụ thẩm định và quyết định cho vay .24
    5.2.1. Tại ngân hàng cho vay (NHCV) .25
    5.2.2. Tại trụ sở chính .27
    5.3. Thẩm định cho vay 28
    5.3.1. Thẩm định về khách hàng vay vốn .28
    5.3.2. Thẩm định phương án/ dự án SXKD và nhu cầu vay vốn của KH .43
    5.4. Thẩm định rủi ro tín dụng .46
    5.4.1. Về khách hàng vay vốn .46
    5.4.2. Phương án / dự án (PA/DA) sản xuất kinh doanh: .48
    5.5. Vai trò của thẩm định tín dụng đối với việc quản lý tín dụng tại ngân hàng 52
    CHƯƠNG VI: PHÂN TÍCH HỒ SƠ MẪU 56
    6.1. Thẩm định về khách hàng vay vốn .56
    6.1.1. Thẩm định điều kiện vay vốn 56
    6.1.2. Thẩm định hồ sơ pháp lý .57
    6.1.3. Thẩm định hồ sơ về khỏan vay .57
    6.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng 58
    6.1.5. Tình hình tài chính của khách hàng 61
    6.1.6. Tình hình quan hệ tín dụng .63
    6.2. Thẩm định phương án và nhu cầu vay vốn của khách hàng .63
    6.2.1. Giới thiệu phương án 63
    6.2.2. Thị trường và khả năng tiêu thụ 66
    6.2.3. Phương diện tài chính và nhu cầu vay vốn của phương án .66
    6.2.4. Rủi ro dự kiến và phương án khắc phục .66
    6.2.5. Bảo đảm tiền vay .66
    6.3. Kết luận .67
    CHƯƠNG VII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .69
    7.1. Giới thiệu 69
    7.2. Kết quả nghiên cứu .70
    7.3. Kiến nghị và giải pháp 71
    7.3.1. Kiến nghị .71
    7.3.2. Giải pháp .72
    7.4. Hạn chế của nghiên cứu 72

    1.1.
    Lý do chọn đề tài
    Trong nền kinh tế hiện đại, nhất là trong nền kinh tế thị trường cần thiết có sự tồn tại và phát triển của Tín dụng. Cần phải điều hòa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu nhằm đáp ứng nhu cầu vốn giữa các thành viên trong xã hội.
    Nhu cầu vốn của các cá nhân và tổ chức ngày càng phong phú hơn. Các doanh nghiệp yêu cầu cung cấp dịch vụ tài chính tốt hơn, các công ty đa quốc gia cũng muốn có các dịch vụ tài chính trong nước hỗ trợ cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của mình. Điều này thúc đẩy sự hình thành các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, cũng như thúc đẩy sự phát triển của các ngân hàng trong nước mở rộng qui mô và chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Các loại hình và chủ thể tham gia vào quan hệ tín dụng cũng ngày càng nhiều. 1
    Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính của tất cả các ngân hàng nói chung cũng như của chi nhánh Ngân hàng Công Thương (NHCT) tỉnh An Giang nói riêng. Đây là một hoạt động phức tạp và chứa nhiều rủi ro. Tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo những tiêu thức phân loại khác nhau.Và dù với tiêu thức phân lọai nào thì các ngân hàng đều cần xác định cho mình một quy trình tín dụng riêng.
    Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Việc thiết lập và không ngừng hòan thiện quy trình này có ý nghĩa rất quan trọng với ngân hàng. Nếu hoạt động chủ quan, duy ý chí sẽ dẫn đến những tổn thất nặng nề cho ngân hàng. Do đó để đưa ra quyết định đúng đắn khi xét duyệt cho vay đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí cho Ngân hàng cùng khách hàng, đảm bảo an tòan vốn trong kinh doanh thì hoạt động tín dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cấp tín dụng. Hầu hết các ngân hàng đều tự thiết kế cho mình một quy trình tín dụng cụ thể.
    Quy trình tín dụng thông thường gồm các bước: lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng; thẩm định tín dụng (Phân tích tín dụng); Quyết định tín dụng; Giải ngân. Trong bước phân tích tín dụng nhiệm vụ của ngân hàng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hòan trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến khâu sau: quyết định tín dụng – cho vay hay không.
    Việc hiểu rõ quy trình thẩm định tín dụng sẽ giúp ngân hàng tránh những sai sót không đáng có. Đồng thời cung cấp thông tin cho những khách hàng có nhu cầu vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương tỉnh An Giang hiểu rõ quy trình thẩm định vay vốn có những yêu cầu về hồ sơ pháp lý như thế nào để khách hàng tự bổ sung trong hồ sơ vay vốn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả khách hàng lẫn ngân hàng. Do đó, “Mô tả quy trình thẩm định vay vốn và vai trò của nó đối với việc quản lý tín dụng tại ngân hàng” là một vấn đề cần phải được nghiên cứu.
    1 www.saga.vn/Taichinh/thitruong/Nganhang/4787.saga
    Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang
    2
    1.2.
    Mục tiêu nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu này hướng đến 2 mục tiêu chính.
    Thứ 1 là khảo sát và phác họa các đặc trưng cơ bản của quy trình thẩm định tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Công Thương tỉnh An Giang.
    Từ đó hướng đến mục tiêu thứ 2 là có thể nắm được tầm quan trọng của quy trình thẩm định đối với việc quản lý tín dụng để ngân hàng có thể hình thành một quy trình tốt nhất phục vụ khách hàng tốt hơn.
    1.3.
    Phạm vi nghiên cứu
    Do thời gian chỉ tập trung trong 3 tháng nên đề tài nghiên cứu chỉ tập trung tại chi nhánh ngân hàng Công Thương tỉnh An Giang. Chi nhánh ngân hàng Công Thương tỉnh An Giang có 2 mảng tín dụng chủ yếu: Tín dụng khách hàng cá nhân và tín dụng khách hàng doanh nghiệp.
    Quy trình tín dụng tại ngân hàng gồm 4 buớc cơ bản: lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng; phân tích tín dụng; quyết định tín dụng; giải ngân.
    Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung vào quy trình thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp.
    Thời gian thực hiện đề tài là 3,5 tháng được chia làm 2 giai đoạn:
    Giai đọan đầu (từ ngày 2/02/09 đến 02/03/09): tìm hiểu về ngân hàng Công thương: cơ cấu tổ chức, các phòng ban, hoạt động tín dụng tại phòng khách hàng doanh nghiệp.
    Giai đọan 2: (từ ngày 2/03/09 đến ngày 4/03/09): mô tả quy trình thẩm định tín dụng và đánh giá vai trò của nó – viết nghiên cứu.
    Giai đọan 3: (4/03/09 đến 16/03/09): hoàn thành nghiên cứu.
    1.4.
    Phương pháp nghiên cứu
    Đây là một nghiên cứu mô tả (mô tả quy trình thẩm định tín dụng). Nghiên cứu mô tả là nghiên cứu được dùng khi vấn đề nghiên cứu có cấu trúc rõ ràng và đã được hiểu rõ.
    Đặc tính chủ yếu của nghiên cứu này là: cấu trúc, quy tắc và thủ tục tiến hành rõ ràng.
    Cách thực hiện: dựa vào mô hình nghiên cứu và đặt các câu hỏi WH/How: What, When, Where, How, .
    Sử dụng phương pháp định tính
    Bước 1: Nghiên cứu khám phá để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu, thu thập dữ liệu thứ cấp.
    Bước 2: Nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính gồm 3 phương pháp chủ yếu: (1) Quan sát, (2) Thảo luận nhóm mục tiêu, (3) Phỏng vấn chuyên sâu. Sử dụng quan sát và phỏng vấn chuyên sâu để thu thập dữ liệu sơ cấp.
    Quan sát cán bộ tín dụng của ngân hàng thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng (lấy một hồ sơ phân tích mẫu)
    Phỏng vấn trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp, cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định, khách hàng doanh nghiệp (từ 3 đến 4 người).
    1.5.
    Ý nghĩa
    Kết quả của đề tài nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho ngân hàng. Có thể giúp ngân hàng nhận ra những điều còn thiếu sót trong quy trình thẩm định tín dụng.
    Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang
    3
    Từ đó, ngân hàng sẽ đưa ra biện pháp cải thiện quy trình này để có thể phục vụ khách hàng tốt hơn.
    Bên cạnh đó, kết quả của đề tài sẽ giúp cho những khách hàng có nhu cầu vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương tỉnh An Giang hiểu rõ quy trình thẩm định vay vốn có những tiêu chuẩn nào mà khách hàng cần đáp ứng nếu muốn được xét duyệt vay vốn. Khách hàng sẽ biết được trong hồ sơ vay vốn cần có những chứng từ gì. Từ đó, khách hàng sẽ tự bổ sung để có một bộ hồ sơ hòan chỉnh, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả khách hàng lẫn ngân hàng.
    Đề tài nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khóa sau.
    1.6.
    Cơ cấu
    Kết cấu đề tài bao gồm 6 chương:
    Chương 1 là chương giới thiệu. Trong chương này sẽ trình bày lý do chọn vấn đề nghiên cứu, đưa ra các mục tiêu muốn đạt được, phạm vi và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
    Chương 2 là chương cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu. Nội dung chương này sẽ gồm 2 phần chính: (1) Cơ sở lý thuyết, (2) Mô hình nghiên cứu.
    Chương 3 là chương phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày các bước xây dựng nghiên cứu, sử dụng phương pháp nghiên cứu nào và thực hiện ra sao để mô tả quy trình thẩm định tín dụng của ngân hàng. Gồm 2 phần chính: (1) Thiết kế nghiên cứu, (2) Quy trình nghiên cứu.
    Chương 4 là chương Giới thiệu chung về chi nhánh ngân hàng Công Thương tỉnh An Giang. Chương này giới thiệu các thông tin cơ bản về ngân hàng: Lịch sử hình thành, Cơ cấu tổ chức, Các dịch vụ chính,
    Chương 5 là chương Mô tả. Đây là phần chính của báo cáo nghiên cứu. Chương này tiến hành mô tả quy trình thẩm định tín dụng tại ngân hàng và đánh giá vai trò của nó trong việc quản lý tín dụng tại ngân hàng.
    Chương 6 là chương phân tích hồ sơ mẫu. Chương này phân tích 1 bộ hồ sơ vay vốn mẫu của khách hàng để xem xét quy trình mẫu khi ứng với thực tế sẽ được tiến hành như thế nào.
    Chương 7 là chương kết luận và kiến nghị. Chương này tóm tắt các kết quả đạt được. Nêu ra 1 số kiến nghị dành cho ngân hàng cũng như phát hiện những hạn chế của đề tài, đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...