Thạc Sĩ Mô tả quá trình phát triển phôi, biến thái ấu thể cá khoang cổ nemo (Amphiprion ocellaris Cuvier, 18

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Mô tả quá trình phát triển phôi, biến thái ấu thể cá khoang cổ nemo (Amphiprion ocellaris Cuvier, 1830) và nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng, độ muối đối với cá con từ 15 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi
    Mô tả bị lỗi vài chữ, tài liệu thì bình thường

    MỤC LỤC
    TRANG PHỤ BÌA .i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    LỜI CAM ĐOAN iii
    MỤC LỤC iv
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG . vii
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ . viii
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN . 3
    1.1. Hệ thống phân loại 3
    1.2. Hình thái .3
    1.3. Đặc điểm sinh thái 4
    1.4. Đặc điểm sinh trưởng . 4
    1.5. Đặc điểm dinh dưỡng . 5
    1.6. Đặc điểm sinh học sinh sản 6
    1.6.1. Giới tính . 6
    1.6.2. Tập tính và mùa vụ sinh sản 7
    1.6.3. Sức sinh sản . 7
    1.6.4. Sự định cư và phát triển của ấu trùng 8
    1.6.5. Ương nuôi cá con 9
    1.7. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá khoang cổ trên thế giới và ở Việt Nam . 9
    CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
    2.1. Thời gian, đối tượng, địa điểm nghiên cứu 11
    2.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 11
    2.2.1. Nguồn cá thí nghiệm . 11
    2.2.2. Nguồn nước và hệ thống bể thí nghiệm 11
    2.2.3. Sơ đồnội dung nghiên cứu 12
    2.2.4. Ương nuôi thức ăn sống 12
    2.2.5. Quá trình phát triển phôi và biến thái ấu thểcủa cá khoang cổ nemo đến 60 ngày
    tuổi . 14
    2.2.6. Thí nghiệm ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng . 15
    v
    2.2.7. Thí nghiệm ảnh hưởng của độ muối đối với cá 15 ngày tuổi đến 55 ngày tuổi 16
    2.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu . 17
    2.3.1. Các thông số môi trường trong hệ thống nuôi . 17
    2.3.2. Xác định các thông số và công thức tính . 17
    2.3.3. Công thức pha độ muối . 18
    2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu . 18
    CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19
    3.1. Quá trình phát triển phôi và biến thái ấu thểcủa cá đến 60 ngày tuổi 19
    3.1.1. Quá trình phát triển phôi 19
    3.1.2 Quá trình biến thái cá bột và cá con đến 60 ngày tuổi . 27
    3.2 Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệsống của cá
    khoang cổ nemo từ 15 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi 34
    3.3 Ảnh hưởng của độ muối đến tốc độ tăng trưởng của cá khoang cổ nemo từ 15 ngày
    tuổi đến 55 ngày tuổi . 39
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 45
    1. Kết luận 45
    1.1. Quá trình phát triển phôi và biến thái ấu thể cá khoang cổ nemo . 45
    1.2. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệsống của cá
    khoang cổ nemo từ 15 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi 45
    1.3. Ảnh hưởng của độ muối đến tốc độ tăng trưởng và tỷlệsống của cá 45
    2. Kiến nghị . 46
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 47

    MỞ ĐẦU
    Cá cảnh biển đã và đang đem lại nguồn ngoại tệ khá lớn cho nhiều nước trên
    thế giới. Cá cảnh biển xuất khẩu chủ yếu có nguồn gốc từ châu Á (65%). Những nước
    xuất khẩu chính là Singapore (25%), Mỹ (8%) và Hồng Kông (8%) (Rana, 2003). Ở
    nước ta, một số khu du lịch (như Đầm Sen – Thành Phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Nha
    Trang, ) hằng năm tiêu thụ số lượng lớn cá cảnh biển và đã thu được một khoản tiền
    không nhỏ từ khách du lịch và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc khai thác cá cảnh biển cho
    mục đích thương mại đều được thu từ tự nhiên. Một số được khai thác bằng chất hoá
    học cyanide, hậu quả đã dẫn đến huỷ hoại môi trường sinh thái, đặc biệt các rạn san
    hô, và nguồn lợi cá tự nhiên ngày càng cạn kiệt (Wood, 1985; Andrews, 1990;
    Tongson và cộng sự, 1997).
    Giống cá khoang cổ (Amphiprion) thuộc họ Pomacentridae là giống cá luôn
    sống cộng sinh cùng hải quì (còn gọi là cá hải quì) và có thể sinh sản trong điều kiện
    nuôi nhốt (Moyer và cộng sự, 1976). Những năm gần đây, Viện Hải dương học đã tập
    trung nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của các loài cá khoang cổ (Hà Lê
    Thị Lộc, 2002), trong đó, loài cá khoang cổ đỏ (Amphiprion frenatus) đã được nghiên
    cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống (Hà Lê Thị Lộc, 2005).
    Loài cá khoang cổ nemo (Amphiprion ocellaris) là một trong những loài cá
    cảnh được ưa chuộng nhất trong giống cá khoang cổ do chúng có màu sắc sặc sỡ và dễ
    thích nghi trong điều kiện nuôi nhốt. Trên thị trường hiện nay giá của loài cá này
    thường cao hơn từ 3-5 lần các loài cá khoang cổ khác. Trước đây cá khoang cổ nemo
    chưa được phát hiện ở vùng biển Việt Nam. Thời gian gần đây, loài cá này đã được
    phát hiện ở khu vực đảo Trường Sa nhưng với số lượng rất ít (Hà Lê Thị Lộc, 2009).
    Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đã đạt được từ loài cá khoang cổ đỏ, Viện
    Hải dương học đang tiếp tục nghiên cứu sinh sản loài cá khoang cổ nemo trong điều
    kiện nuôi nhốt.
    Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của khoa Nuôi trồng thủy sản trường
    Đại học Nha Trang và Viện Hải dương học, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
    “Mô tả quá trình phát triển phôi, biến thái ấu thể cá khoang cổ nemo
    (Amphiprion ocellaris Cuvier, 1830) và nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ dinh
    dưỡng, độ muối đối với cá con từ 15 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi”.
    2
    MỤC TIÊU CỦA ĐỀN TÀI
    Nắm được quá trình phát triển phôi, biến thái ấu thể, ảnh hưởng của chế độ dinh
    dưỡng và độ muối đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá nemo đến 60 ngày tuổi.
    NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    1. Mô tả quá trình phát triển phôi và biến thái ấu thể cá khoang cổ nemo.
    2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đối với cá con từ 15 ngày tuổi
    đến 60 ngày tuổi.
    3. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ muối đối với cá con từ 15 ngày tuổi đến 55 ngày
    tuổi.
    Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
    Làm cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện qui trình kỹ thuật sinh sản và sản xuất
    giống loài cá khoang cổ nemo, góp phần đa dạng đối tượng nuôi, giảm áp lực khai thác
    nguồn lợi cá cảnh biển tự nhiên.

    CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
    1.1. Hệ thống phân loại
    Theo hệ thống phân loại Froese et at (2000) [24], cá khoang cổ nemo được xác
    định vị trí phân loại như sau:
    Ngành động vật có dây sống: Vertebrata
    Liên lớp có hàm: Gnathostomata
    Lớp cá xương: Osteichthyes
    Nhóm cá Vây tia: Actinopterygii
    Bộ cá vược: Perciformer
    Họ cá thia: Pomacentridae
    Giống cá khoang cổ: Amphipion
    Loài cá khoang cổ nemo: Amphiprion ocellaris Cuvier, 1830
    Các tên tiếng anh: Ocellaris Clownfish, False Clown Anemonefish.
    1.2. Hình thái
    Cá khoang cổ nemo có hình thái D. X -XI,13 - 17, A 11 - 13 P.16 - 18 . Vẩy
    đường bên dao động từ 34 - 48. Vây lưng có 11 gai. Hàng vẩy ngang từ gốc của vây
    lưng đến đường bên là 4 - 5 vảy. Từ đường bên đến gốc vây hậu môn là 22 - 25. Răng
    dày, sắc bén, số lượng khoảng 28-32 ở mỗi hàm [13].
    Hình 1.1: Cá khoang cổ nemo trưởng thành [36]
    4
    1.3. Đặc điểm sinh thái
    Hầu hết cá khoang cổ đều sống quanh vùng rạn san hô vùng biển nhiệt đới, nơi
    có độ sâu từ 1m đến 50m nước [32]. Phần lớn chúng sống ở mực nước từ 5m đến 15m,
    màu sắc có thể thay đổi tùy theo các giao đoạn phát triển của cơ thể và vật chủ hải quì.
    Cá khoang cổ được nuôi làm cảnh đã bắt đầu từ những năm 1881 nhưng những
    hiểu biết về đặc điểm sinh học của chúng đến gần giữa thế kỷ XX mới được khám phá
    [18]. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu các đặc điểm sinh học và sinh thái học
    của các loài cá cảnh biển như Allen (1972) [12] nghiên cứu về sinh thái học của các
    loài cá khoang cổ.
    Cá khoang cổ nói chung và cá khoang cổ nemo nói riêng có một khả năng đặc
    biệt có thể sống cộng sinh với các loài hải quì. Chúng thường nằm trên cơ thể hải quì
    vào ban đêm mà không bị tổn thương mặc dầu các xúc tu hải quì có thể gây tê liệt cho
    tất cả các loài khác [18, 29]. Hai nhân tố đóng góp vào sự “miễn dịch” của cá đó là tập
    tính bơi đặc trưng cùng với những chất đặc biệt có trong lớp màng nhầy ở da cá. Nhờ
    có chất này, cá có thể trung hòa được những độc tố trên bề mặt của các xúc tu hải quì
    [12, 20, 26].
    1.4. Đặc điểm sinh trưởng
    Cá khoang cổ nhìn chung sinh trưởng tương đối chậm. Theo Fautin và Allen
    (1992) [19] tuổi thọ của chúng ngoài tự nhiên được xác định từ 6 tuổi đến 10 tuổi
    nhưng trong nuôi nhốt cá có thể sống trên 18 năm. Cá thành thục đầu tiên sau sáu
    tháng tuổi, thường con cái có kích thước lớn hơn con đực.
    Sự sinh trưởng của cá khoang cổ khác nhau tùy từng loài, nhưng ngay những cá
    thể cùng loài cũng có sự khác biệt. Giai đoạn cá còn non và tiền trưởng thành có tốc độ
    tăng trưởng nhanh nhất [34]. Tại Eniwetok (Mỹ), Allen (1972) [12] đã làm thí nghiệm
    thấy rằng trong một đàn cá nuôi, những cá lớn sẽ tăng trưởng nhanh hơn những cá nhỏ
    trong cùng một đàn do chúng cạnh tranh thức ăn mạnh mẽ hơn. Kích thước của vật hội
    sinh hải quì cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá khoang cổ, cá sống cùng hải quì
    có kích thước lớn sẽ tăng trưởng nhanh hơn cá sống trong hải quì kích thước nhỏ [12].
    Khi nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng của đàn cá khoang cổ đỏ trong bể nuôi,
    Hà Lê Thị Lộc (2005) [5] cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá cao nhất trong hai tháng
    đầu. Từ 2 đến 3 tháng tuổi, cá con đạt kích cỡ phù hợp để cung cấp cho thị trường
    Châu Âu.
    5
    1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
    Theo Hà Lê Thị Lộc (2004) [3] và một số tác giả khác, cá khoang cổ là nhóm
    ăn tạp, thức ăn chủ yếu có nguồn gốc động vật, phổ thức ăn tương đối rộng và chuỗi
    thức ăn ngắn nên năng lượng có ích là khá cao.
    Ngoài tự nhiên, cá khoang cổ dành phần lớn thời gian vào việc tìm kiếm thức
    ăn [28]. Thành phần thức ăn quan trọng nhất của cá khoang cổ là sinh vật phù du với 4
    nhóm chính là giống Hypnea thuộc ngành tảo đỏ, loài Schizothrix mexicana ngành tảo
    lục. Các động vật chân Chèo Paracaudacia truncata và Tisbe furcata. Sau đó là nhóm
    Tunicate, Amphipoda, Isopoda, Mollusca, trứng cá, giun thỉnh thoảng còn gặp cả
    trứng cá khoang cổ [20].
    Theo Allen (1972) [12], trứng cá khoang cổ cũng thỉnh thoảng bắt gặp trong dạ
    dày của những cá bố mẹ đang chăm sóc ổ trứng. Sau khi cá đẻ trứng, cá đực chăm sóc
    trứng và ăn những trứng không thụ tinh hoặc bị hư hỏng. Một số tác giả khác cho rằng
    trong điều kiện nuôi cho sinh sản nhân tạo, cá bố mẹ sẽ ăn trứng cá của mình nếu
    người nuôi không cách ly chúng ra khỏi ổ trứng [30].
    Hà Lê Thị Lộc (2004) [3], cho biết khi nghiên cứu thành phần thức ăn trong dạ
    dày cá khoang cổ đỏ (Amphiprion fenatus) vùng biển Khánh Hòa cho thấy thành phần
    thức ăn chủ yếu trong dạ dày là nhóm Copepoda (chiếm 34,61%), sau đó là trứng cá
    các loại (11,2%). Ngoài ra, có nhiều chủng loại thức ăn khác nhau được tìm thấy trong
    dạ dày như nhóm hai mảnh vỏ Bivalvia, Gastropoda, Nematoda, Isopoda, Amphipoda,
    Cladocera, Mycidacea, trứng và phôi cá, thậm chí có cả trứng của cá khoang cổ đỏ.
    Trong điều kiện sinh sản nhân tạo, chế độ dinh dưỡng của cá khoang cổ đỏ gồm
    những thành phần thức ăn có nguồn gốc từ các loài động vật giáp xác như: ấu trùng
    nauplii của Artemia, Copepoda, B. Plicatilis, tôm, vi tảo và thức ăn tổng hợp Năm
    2008, Hà Lê Thị Lộc và Nguyễn Thị Thanh Thủy [7] đã thử nghiệm ảnh hưởng của
    thức ăn đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá khoang cổ đỏ giống. Kết quả cho thấy chế
    độ thức ăn có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống và sự tăng trưởng chiều dài của cá khoang
    cổ đỏ dưới một tháng tuổi. Cá được ăn luân trùng (Brachionus plicatilis) kết hợp với
    tảo tươi (Nannochloropsis oculata) ngay từ một ngày tuổi và Artemia khi cá 3 ngày
    tuổi, có tỷ lệ sống từ 70,83 – 72,50%, cao hơn đáng kể so với cá sử dụng Artemia thay
    vì luân trùng chỉ đạt tỷ lệ sống từ 10,83 – 27,50%. Cá được ăn luân trùng kết hợp với
    tảo tươi (Nannochloropsis oculata) và Artemia, sau 30 ngày tuổi có chiều dài trung

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Trương Sĩ Kỳ và Hà Lê Thị Lộc (2001), Cơ sở sinh thái và sinh học nhằm phục
    vụ cho sinh sản nhân tạo cá khoang cổ (Amphiprion clarkii) vùng biển Khánh
    Hoà. Báo cáo Đề Tài Trung Tâm Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ Quốc Gia.
    Viện Hải Dương Học Nha Trang. 28 trang.
    2. Hà Lê Thị Lộc (2003), Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá khoang cổ đỏ
    (Amphiprion frenatus Brevoort, 1856). Tuyển tập nghề cá sông Cửu Long, Báo
    cáo Khoa Học Hội Thảo Quốc Gia nghiên cứu khoa học phục vụ nghề nuôi
    trồng Thủy sản ở các tỉnh phía Nam. Trang: 208 – 215.
    3. Hà Lê Thị Lộc (2004), Một số đặc điểm dinh dưỡng của cá khoang cổ đỏ
    (Amphiprion frenatus Brevoort, 1856) vùng biển Nha Trang – Khánh Hòa.
    Tuyển tập nghiên cứu biển, NXB Khoa học Kỹ thuật, tập XIV. Trang: 163 -168.
    4. Hà Lê Thị Lộc (2005), Nghiên cứu cơ sở sinh học phục vụ cho sinh sản nhân
    tạo cá khoang cổ (Amphirion sp.) vùng biển Khánh Hòa. Luận án Tiến sĩ Ngư
    Loại Học, Viện Hải Dương Học, Nha Trang. 174 trang.
    5. Hà Lê Thị Lộc (2005), Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá khoang cổ đỏ
    (Amphiprion frenatus Brevoort, 1856) vùng biển Nha Trang. Tuyển tập Hội
    thảo Toàn quốc về nghiên cứu và ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ trong nuôi
    trồng Thủy sản, NXB Khoa học Kỹ thuật. Trang: 571 – 576.
    6. Hà Lê Thị Lộc và Bùi Thị Quỳnh Thu (2009), Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng
    trưởng, tỷ lệ sống và màu sắc của cá khoang cổ đỏ (Amphiprion frenatus
    Brevoort, 1856). Tuyển tập Hội nghị khoa học Toàn quốc về Sinh học biển và
    Phát triển bền vững, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ. Trang: 443 - 450.
    7. Hà Lê Thị Lộc và Nguyễn Thị Thanh Thủy (2008), Ảnh hưởng của thức ăn đến
    tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá khoang cổ đỏ (Amphiprion frenatus Brevoort,
    1856) giống. Tạp chí khoa học công nghệ biển. Số:2 (T9).Trang: 81-89.
    8. Hà Lê Thị Lộc và Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2009), Quá trình phát triển phôi và
    biến thể của cá khoang cổ nemo (Amphiprion ocellaris Cuvier, 1830) trong
    điều kiện thí nghiệm. Tạp chí Khoa học và công nghệ biển. Hà Nội năm 2009.
    pp: 103.
    48
    9. Nguyễn Thị Thanh Thủy và Nguyễn Trung Kiên (2008), Ảnh hưởng của độ
    muối đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá khoang cổ đỏ (Amphiprion frenatus
    Brevoort, 1856) giống. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T8. Số 4. Tr 82 –
    88.
    Tiếng Anh
    10. Ajith Kumar, T.T. and Balasubramanian, T. (2009), Broodstock development,
    spawning and larval rearing of the false clown fish, Amphiprion ocellaris in
    captivity using estuarine water, Current Science, vol. 97 No. 10, 25 November,
    pp.1483-1486.
    11. Alayse J. P. (1983), Application of techniques used for temperate marine fish in
    breeding Amphirion ocellaris Cuvier. Proceedings of Marine Aquariology of
    the Oceanographical Institue, 16 Dec 1983, Vol. 10, No. 5, France. pp. 505 –
    519.
    12. Allen, G. R. (1972), Anemone fishes, T. F. H publication Inc. Ltd, Perth. 288pp.
    13. Allen, G. R. (1972), Anemone fishes, T. F. H publication Inc. Ltd, Perth. 57 –
    58pp.
    14. Astakhov D. A.; Poponov S. Y. and Poponova V. R. (2002), Scientific Research
    in Zoological Parks, EURO- ASIAN REGIONAL ASSOCIATION OF ZOOS
    AND AQUARIA. MOSCOW zoo, Government of Moscow, 2002, Vol 14pp.
    pp: 145 – 155.
    15. Aquarama (2003), Advanced technology in ornamental fish aquaculture. The
    3
    rd
    Aquarama World Conference. 51pp.
    16. Bailey M. and Sandford G. (1996), The new guide to aquarium fish. A
    comprehensive and authoritative guide to tropical fresh water, brackish and
    marine fishes. Smithmark publisher. pp: 108 – 111.
    17. Claude E. Boyd, (1990), Water quality in ponds for aquaculture, Birmingham
    Publishing Co. Birmingham, Alabama. pp. 84 – 85.
    18. Eschmeyer, W.N. (1998), Encyclopedia of fishes, Natural World Publishe &
    Academic Press. United State. pp. 205 – 208.
    19. Fautin, D.G. and Allen, G. R. (1992), Field guide to anemonefishes and their
    host sea anemones, Western Australia museum, Perth. 160pp.
    49
    20. Fautin, D.G. and Allen, G. R. (1992), Field guide to anemonefishes and their
    host sea anemones, Western Australia museum, Perth. 166pp.
    21. Frank H. Hoff Jr (1996), Conditioning, spawning and rearing of fish with
    emphasis on marine clownfish, Aquaculture Consultants Inc. 33418 Old Saint
    Joe Rd. Date City, FL 33525.
    22. Fricke H. W. (1979), Mating system, resource defence and *** change in the
    Anemonefish Amphiprion akalloisos. Z. Tierpsychol. 50. pp: 313-326.
    23. Fricke H. W. (1983), Social control of ***: field experiments with the
    Anemonefish Amphiprion bicinctus. Z. Tierpsychol. 61. pp: 71-77.
    24. Froese R. and D. Pauly (2000). The CD-Rom Version of Fishbase. Four disks.
    ICLARM. Philippines.
    25. Godwin J. R. (1994a), Behavioral aspects of protandrous *** change in the
    anemonefishes, Amphiprion melanopus and endocrine correlates. Animal
    Behaviour 48. pp: 55-567.
    26. Guiter S. (1996), Relation between sea anemones and marine organisms: the
    example of the symbiosis with the clown fish, Publisher Ecole Nationale
    Veterinaire, Alfort (France). 1996, 205pp.
    27. Hattori A. (1991). Socially controlled growth and size-dependent *** change in
    the anemonefish Amphiprion frenatus in Okinawa, Japan. [JAP. J.
    ICHTHYOL.], vol. 38, no. 2. pp: 165-178.
    28. Haschick R. D. (1998), Reproductive behaviour of the Skunk Clownfish,
    Amphiprion akallopisos, under captive conditions. Master Thesis of GENT
    UNIVERSITY. Belgium.
    29. Mebs D. (1994), Anemonefish sybiosis: Vulnerability and resistance of fish to
    the toxin of the sea anemone. Toxicology Abstracts; ASFA Marine
    Biotechnology Abtracts; ASFA1: Biological Sciences & Living Resouces.
    Frankfurt. Vol. 32, no. 9, pp: 1059 – 1068.
    30. Moe, M. A. (1992), The marine aquarium handbook, Beginning to breeder,
    Green Turtle Publication. American. 318 pp.
    31. Moyer J.T. and Bell L.J.(1976), Reproductive behaviour of the anemonefish
    Amphiprion clarkii at Miyake – Jima, Japan. Jpn.J. Ichthyol. Vol 23, no 1.pp:
    23 – 32.
    50
    32. Myers R. F. (1991), Micronesian reef fish, A practical guide to the
    identification of the coral reef fishes of the Tropical Central and Western
    Pacific, A Coral Graphics GUAM. USA, 298pp.
    33. Ochi H. (1985), Temporal patterns of breeding and larval settlement in a
    temperate population of the tropical anemonefish, Amphiprion clarkii . Jap. J.
    Ichthyol. Vol 32. pp: 248 - 257.
    34. Ochi H. (1986), Growth of the anemonefish Amphiprion clarkii in temperate
    waters, with special reference to the influence of settling time on the growth of
    0-year olds. [MAR. BIOL.]. Japan. Vol. 92, no. 2, pp: 223-229.
    35. Ross R. M. (1978), Reproductive behavior of the anemonefish Amphiprion
    melanopus on Guam. Copeia. (1978). Hawaii, Honolulu, USA. No1, pp 103-107.
    Websites
    36. http://www.flickr.com/photos/michaelhenke/3289494272/
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...