Chuyên Đề Mô tả quá trình hoạt động của công ty, hiện trạng trường môi trường nước và kinh tế xã hội ở khu vực

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Mô tả quá trình hoạt động của công ty, hiện trạng trường môi trường nước và kinh tế xã hội ở khu vực công ty giấy bãi bằng




    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 96%"]NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG

    I.Những khái niệm chung về quản lí môi trường (QLMT)
    Quản lí môi trường hay nói đầy đủ là quản lí nhà nước về môi trường nhằm tạo ra một hiệu quả hoạt động phát triển cao hơn, bền vững hơn so với hoạt động của từng cá nhân riêng rẽ hay của một nhóm người .
    Ta có thể hiểu “QLMT” là sự tác động liên tục, có tổ chức và có hướng đích của chủ thể “QLMT” lêncá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể “QLMT” , sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu QLMT đã đề ra , phù hợp với pháp luật và thông lệ hiện hành .
    Mục tiêu của QLMT là nhằm tạo lập sự phát triển bề vững , nghĩa là đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nhưng vẫn bảo vệ được môi trường .
    Môi trường là một hệ thống với những đặc tính cơ bản sau :

    1.Môi trường là hệ thống cơ cấu phức tạp .
    Hệ thống môi trường bao gồm nhiều phần tử hợp thành . Các phần tử đó có bản chất khác nhau và bị chi phối bởi các hoạt động khác nhau , đôi khi đối lập nhau . Do đó , các phần tử của hệ thống môi trường cũng thường xuyên tác động qua lại , quy định và phụ thuộc lẫn nhau làm cho hệ thống tồn tại , hoạt động và phát triển . Vì vậy , mỗi sự thay đổi nào đó dù là rất nhỏ của một phần tử cơ cấu của hệ thống đều gây ra phản ứng dây truyền trong toàn bộ hệ thống , làm suy giảm hoặc gia tăng số lượng và chất lượng môi trường , không phụ thuộc vào ý chí của con người .

    2. Môi trường là hệ thống có tính động .
    Hệ thống môi trường không phải là một hệ tĩnh , mà luôn luôn thay đổi trong cấu trúc của nó , trong từng phân tử cơ cấu và trong quan hệ tương tác của chúng . Bất kẻ một sự thay đổi nào của hệ thống đều tiềm chứa khả năng làm cho nó lệch khỏi vị trí cân bằng vốn có và hệ thống có xu hướng làm lại thế cân bắng mới . Đó là bản chất của quá trình vận động và phát triển của hệ thống môi trường .

    3.Môi trường là hệ thống có tính mở
    Môi trường dù là ở quy mô lớn nhỏ thế nào cũng đều là một hệ thống mở. Các dòng vật chất , năng lượng và thông tin liên tục chảy trong không gian và theo thời gian .

    4.Môi trường là hệ thống có khẳ năng tự tổ chức , tự điều chỉnh :
    Trong hệ thống môi trường có các phần tử cơ cấu là một vật chất sống hoặc sản phẩm của chúng . Các phần tử này có một bản năng tự nhiên rất kỳ diệu là tự tổ chức lại hoạt động của mình và tự ddiều chỉnh để thích ứng với những tiêu chuẩn bên ngòi rộng lớn hơn theo quy luật tiến hoá , quy luật giảm entropy nhằm hướng tới trạng thái cân bằng , ổn định .
    Quản lý môi trường thực chất là quản lí các hoạt động phát triển thường xuyên diễn ra trong hệ thống môi trường , và có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến trạng thái ổn định của nó . Do đó , để hoạt động QLMT có hiệu quả thì phải tuân thủ các nguyên tắc về quản lí môi trường.

    II. Các nguyên tắc QLMT :
    Các nguyên tắc QLMT là những nguyên tắc chỉ đạo những tiêu chuẩn , hành vi mà các chủ thể quản lí phải tuân thủ trong suốt quá trình quản lí môi trường . Dưới đây là các nguyên tắc QLMT mà các cơ quan quản lí nhà nước về môi trường phải tuân thủ khi thực hiện việc quản lí môi trường .

    2.1 Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống
    Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất dệ thống của đối tượng quản lí . Teo nguyên tắc này , nhiệm vụ của quản lí môi trường là trên cơ sở thu thập, tổng hợp và sử lí thông tin về trạng thái hoạt động của hệ thống môi trường , đưa ra những quyết định phù hợp thúc đảy các phần tử cấu thành hoạt động đều đặn , cân đối , hài hoà hướng tới mục tiêu đã định .

    2.2 Nguyên tắc bảo đảm tính tổng hợp
    Các hoạt động phát triển thường diễn ra dưới nhiều hình thái rất đa dạng . Dù dưới hình thức nào , quy mô và tốc độ hoạt động ra sao , mỗi loại hoạt động trực tiếp hay gián tiếp, mạnh hay yếu đều gây ra tác động tổng hợp lên đối tượng quản lí . Vì thế trong khi hoạt động chính sách và chiến lược môi trường , trong việc đề ra những quy định môi trường cần phải tính đến tác động tổng hợp và hậu quả của chúng .

    2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục và nhất quán .
    Đặc tính của hệ thống môi trường là các hoạt động của nó không phân gianh giới theo thời gian và không gian , do đó tác động của quản lí lên môi trường phải nhất quán và liên tục , không ngừng nâng cao năng lực dự đoán và sử lí tổng hợp cũng như bản lĩnh của quản lí vĩ mô của nhà nước.

    2.4 Nguyên tắc đảm bảo tính tập trung dân chủ
    QLMT được thực hiện ở nhiều cấp khác nhau . Vì thé cần phải biến đổi mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong QLMT . Tập trung phải thực hiện trên cơ sở phát huy dân chủ ở cơ sở trong bàn bạc , quy định các vấn đề liên quan đến môi trường . Ngược lại dân chủ phải trong khuôn khổ tập trung , không mâu thuẫn, đối lập với tập trung , tránh lãng phí nguồn lực của xã hội . Tập trung được biểu hiện thông qua kế hoạch hoá các hoạt động phát triển , ban hành và thực thi hệ thống pháp luật về môi trường , thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức , doanh nghiệp , hộ gia đình ở tất cả các cấp quản lí .Dân chủ được biểu hiện ở việc xác định rõ vị trí , trách nhiệm , quyền hạn của các cấp quản lí , ở việc áp dụng rộng rãi kiểm toán và hạch toán môi truờng, ở sử dụng ngày càng nhiều các công cụ kinh tế vào quản lí môi trường nhằm tạo ra mặt bằng chung , bình đẳng cho mọi ngành, mọi cấp , mọi địa phương, ở việc tăng cường giáo dục và năng cao nhận thức, ý thức môi trường cho cá nhân và cộng đồng .

    2.5 Nguyên tắc quản lí theo ngành và quản lí theo lãnh thổ
    Các thành phần môi trường như không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, làng đất , núi rừng , sông hồ , biển sinh vật , các hệ sinh thái , các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên , cảnh quan thiên nhiên , danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác thường do một ngành quản lí và sử dụng. Nhưng các thành phần môi trường lại được phân bố , khai thác và sử dụng trên một địa bàn cụ thể , thuộc quyền quản lí của một địa phuơng tương ứng. Cùng một thành phần môi trường có thể chịu sự quản lí song trùng . Nếu không kết hợp quản lí chặt chẽ theo ngành và quản lí theo lãnh thổ thì sẽ làm giảm hiệu lực và hiệu quả của QLMT , tài nguyên thiên nhiên tiếp tục bị khai thác , sử dụng không hợp lí và lãng phí , môi trường tiếp tục bị suy thoái.

    2.6 Nguyên tắc kết hợp hài hoà các loại lợi ích
    QLMT trước hết là quản lí các hoạt động phát triển do con người tiến hành , là tổ chức và phát huy tích cực hoạt động của con người vì mục đích phát triển bền vững . Con người dù là cá nhân , tập thể hay cộng đồng đều có những lợi ích, những nguyện vọng , và những nhu cầu nhất định . Do đó một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lí môi trường là phải chú ý đến lợi ích của con người để khuyến khích có hiệu quả hành vi và thái độ ứng sử phù hợp với mục đích bảo vệ môi trường của họ ,lơi ích không những là sự vận dộng tự giác chủ quan của con người nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó của họ , là động lực to lớn nhằm phát huy tính tích cực chủ dộng của con người mà còn là phương tiện hữu hiệu của QLMT. Vì vậy chúng ta phải sử dụng nó để khuyến khích các hoạt động có lợi cho môi trường .[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...