Luận Văn Mô tả các kiểu câu trong lời nói của trẻ 4 - 5 tuổi

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Phần I : Mở đầu
    I. Lý do chọn đề tài
    II. mục đích nghiên cứu
    III. Nhiệm vụ nghiên cứu
    VI. Phương pháp nghiên cứu
    V. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    Phần II. Nội dung nghiên cứu
    Chương I. Cơ sở lý luận
    A. Ngôn ngữ và sự hình thành ngôn ngữ ở trẻ
    I. Đặc điểm chung của ngôn ngữ
    1. Cơ sở về ngôn ngữ giao tiếp
    2. Bản chất của ngôn ngữ giao tiếp
    2.1 Ngôn ngữ là một hiện tượng của xã hội
    2.2 Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
    2.3 Chức năng của ngôn ngữ.
    3.1 Ngôn ngữ là phương tiện của giao tiếp
    3.2 Ngôn ngữ là phương tiện để tư duy
    II. Sự hình thành và phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
    III. Vai trò cuả ngôn ngữ đối với sự phát triển của ngôn ngữ.
    B. Một số vấn đề về lý thuyết câu Tiếng Việt
    I. Khái quát về câu
    1. Định nghĩa
    2. Phân loại câu
    II. Phân loại câu theo cấu trúc
    1. Câu đơn
    2. Câu ghép
    3. Câu ghép đẳng lập
    4. Câu ghép chính phụ
    III. Câu phân loại mục đích nói:
    1. Câu tường thuật
    2. Câu cầu khiến
    3. Câu cảm thán
    Chương II. Mô tả quá trình nghiên cứu
    I. Thực trạng trường mẫu giáo và ngôn ngữ của trẻ
    II. Mô tả quá trình nghiên cứu
    Chương III. Phân tích kết quả nghiên cứu
    I. Số lượng câu, phân loại câu và tỷ lệ đúng sai
    II. Khả năng sử dụng các loại caau theo cấu trúc.
    III. Khả năng sử dụng các loại caau theo mục đích nói
    Phần III. Kết luận và những kiến nghị sư phạm.














    PHẦN THỨ NHẤT
    mở đầu
    I. Lý do chọn đề tài:
    Đất nước ta đã bước sang thế kỷ 21 - một thế kỷ có nền văn hoá phát triển và một nền văn minh lịch sự. Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội thì chúng ta - những bậc làm cha, làm mẹ, làm thầy cô giáo phải trang bị cho trẻ những tri thức và hiểu biết về tất cả mọi mặt để đứa trẻ phát triển toàn diện làm tiền đề, làm cơ sở để xây dựng đất nước sau này.
    Hướng vào nhiệm vụ chung của đất nước, nền giáo dục cần phải có những biến đổi về mục tiêu cơ cấu, nội dung, phương pháp giáo dục.
    Trẻ em có quyền sống và phát triển, có quyền được chăm sóc và bảo vệ. Bởi vậy, người lớn phải thực hiện quyền của trẻ em, cần biết kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục trẻ.
    Các nhà tâm lý học trẻ em đã khẳng định: Giáo dục trẻ ở mỗi độ tuổi có một đặc thù riêng phù hợp với trình độ và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, để giáo dục trẻ có kết quả thì nhà giáo dục phải hiểu được mức độ phát triển của trẻ ở từng độ tuổi đạt đến đâu để từ đó có biện pháp, phương pháp tác động một cách phù hợp.
    Việc quan trọng trong trường mầm non cần làm là giúp trẻ trước độ tuổi đi học phát triển tốt ngôn ngữ, phù hợp với từng lứa tuổi và sự phát triển chung của trẻ. Vì ai cũng biết rằng: Ngôn ngữ là một trong hai dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa người và động vật.
    V.I Lênin cho rằng: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người. Do đó, ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống hàng ngày, không có ngôn ngữ đứa trẻ không thể phát triển thành người một cách thực thụ. Muốn nói được, muốn giao tiếp được với mọi người xung quanh thì đứa trẻ phải được trải qua quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ trong môi trường nhất định”
    Thật vậy, để truyền đạt một điều gì đó đến người khác, con người không phải lúc nào cũng dùng hành động để diễn đạt mà phải dùng ngôn ngữ để nói cho người khác nghe và tất nhiên thông tin truyền đạt đi bằng ngôn ngữ sẽ được trả lời bằng ngôn ngữ.
    Thời kỳ phát triển của trẻ mẫu giáo là thời kỳ trẻ có tốc độ phát triển ngôn ngữ nhanh nhất. Do đó, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết. Thực tế ở trường mầm non chưa có tiết học phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nội dung, phương pháp, biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ còn chưa được nghiên cứu một cách cụ thể và đầy đủ cho nên hiệu qủa còn thấp so với mong
    muốn của các nhà giáo dục và các bậc phụ huynh.
    Với những lý do trên tôi mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ tôi đã chọn đề tài : “Mô tả các kiểu câu trong lời nói của trẻ 4 - 5 tuổi”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...