Luận Văn Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối phái sinh tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối phái sinh tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa

    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN i
    DANH MỤC BẢNG . v
    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ vi
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . vii
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ CÔNG CỤ
    NGOẠI HỐI PHÁI SINH 4
    1.1 Thị trường ngoại hối 4
    1.1.1 Khái niệm về ngoại hối và thị trường ngoại hối 4
    1.1.1.1 Khái niệm ngoại hối . 4
    1.1.1.2 Khái niệm thị trường ngoại hối 4
    1.1.2 Đặc điểm của thị trường ngoại hối 5
    1.1.3 Các thành viên tham gia thị trường ngoại hối 6
    1.1.3.1 Các ngân hàng thương mại 6
    1.1.3.2 Những nhà môi giới ngoại hối . 7
    1.1.3.3 Định chế tài chính phi ngân hàng 8
    1.1.3.4 Nhóm khách hàng mua bán lẻ 8
    1.1.3.5 Các ngân hàng Trung Ương 8
    1.2 Tỷ giá 9
    1.2.1Khái niệm tỷ giá 9
    1.2.2 Các thuật ngữ liên quan đến tỷ giá hối đoái . 11
    1.2.2.1 Đồng yết giá và đồng định giá . 11
    1.2.2.2 Tỷ giá mua và tỷ giá bán 11
    1.2.3 Phương pháp yết tỷ giá . 11
    1.2.4 Tỷ giá chéo . 12
    1.2.5 Phân loại tỷ giá . 12
    1.3 Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối 14
    1.3.1 Nghiệp vụ giao ngay . 14
    1.3.2 Các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh 15
    1.3.2.1 Vai trò của các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh 16
    1.3.2.2 Nghiệp vụ kỳ hạn . 18
    iii
    1.3.2.3 Nghiệp vụ tương lai . 21
    1.3.2.4 Nghiệp vụ quyền chọn 23
    1.3.2.5 Nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối 25
    1.3.2.6 Các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh khác . 28
    1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân
    hàng thương mại 29
    1.4.1 Môi trường kinh tế trong và ngoài nước 29
    1.4.1.1 Môi trường kinh tế quốc tế . 29
    1.4.1.2 Môi trường kinh tế trong nước . 30
    1.4.2 Chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá hối đoái 31
    1.4.3 Sự phát triển của thị trường ngoại hối . 32
    1.4.4 Trình độ nhận thức của Ngân hàng và khách hàng 34
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI KINH DOANH NGOẠI HỐI
    PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
    NAM CHI NHÁNH KHÁNH HÒA 35
    2.1 Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
    chi nhánh Khánh Hòa (BIDV Khánh Hòa) 35
    2.1.1 Lịch sử hình thành của NH TMCP ĐT&PT Khánh Hòa . 35
    2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức 37
    2.1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức tại NH TMCP Đ ầu tư và Phát tri ển Khánh Hòa 37
    2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 38
    2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 45
    2.1.3.1. Về tình hình huy động vốn . 45
    2.1.3.2. Về tình hình thực hiện các chỉ tiêu tín dụng . 48
    2.1.3.3 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu dịch vụ . 51
    2.1.3.4 Về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh 54
    2.1.4 Thực trạng kinh doanh ngoại hối của NH TMCP Đầu tư và phát triển
    Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa 56
    2.2 Thực trạng sử dụng nghiệp vụ ngoại hối phái sinh tại ngân hàng TMCP
    Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa 58
    2.2.1 Cơ sở pháp lý thực hiện nghiệp vụ ngoại hối phái sinh . 58
    2.2.2 Tình hình sử dụng nghiệp vụ ngoại hối phái sinh tại NH TMCP Đầu tư
    và Phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa . 62
    2.2.2.1 Quy trình nghiệp vụ mua bán ngoại tệ . 62
    iv
    2.2.2.2 Kỹ thuật thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh 71
    2.2.2.3 Doanh thu nghiệp vụ ngoại hối phái sinh tại NH TMCP ĐT&PT Việt
    Nam chi nhánh Khánh Hòa . 83
    2.2.3 Đánh giá chung về tình hình sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh tại
    NH TMCP ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa 85
    2.2.3.1 Những kết quả đạt được . 85
    2.2.3.2 Một số hạn chế . 87
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NGOẠI HỐI PHÁI
    SINH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
    CHI NHÁNH KHÁNH HÒA 92
    3.1 Giải pháp mở rộng và phát triển kinh doanh ngoại hối phái sinh tại ngân
    hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa 92
    3.1.1 Phân loại khách hàng và chủ động về công tác marketing và quảng bá
    sản phẩm, dịch vụ ngoại hối phái sinh. 92
    3.1.2 Phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, tăng cường liên kết trên thị
    trường Interbank 93
    3.2 Một số kiến nghị mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối
    phái sinh tại các ngân hàng thương mại . 94
    3.2.1. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 94
    3.2.1.1 Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại hối
    phái sinh 94
    3.2.1.2 Nâng cao hiệu quả thị trường thông qua việc công khai hóa và minh
    bạch hóa thông tin . 95
    3.2.2 Kiến nghị với cơ quan Chính phủ . 96
    3.2.2.1 N ới lỏng vai trò điều hành của Nhà nư ớc vào thị trư ờng ngoại h ối 96
    3.2.2.2 Hỗ trợ, phối hợp với các NHTM trong việc nâng cao nhận thức của
    doanh nghiệp, nhà đầu tư 96
    KẾT LUẬN . 98
    v
    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 2.1: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU HUY ĐỘNG VỐN
    NĂM 2009 – 2010 – 2011 . 46
    Bảng 2.2 : TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU TÍN DỤNG NĂM
    2009 – 2010 – 2011 . 49
    Bảng 2.3: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU DỊCH VỤ 2009-2010-2011 52
    Bảng 2.4: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG KINH
    DOANH NĂM 2009 – 2010 – 2011 54
    Bảng 2.5: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI2009 -2010 -2011 56
    Bảng 2.6: DOANH SỐ THỰC HIỆN CÁC DỊCH VỤ NGOẠI HỐI PHÁI
    SINH NĂM 2009 – 2010 – 2011 . 83
    vi
    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
     SƠ ĐỒ
    Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Khánh Hòa 37
     BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 2.1: Biểu đồ doanh số kinh doanh ngoại tệ của BIDV Khánh Hòa 57
    Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng doanh thu các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh . 84
     ĐỒ THỊ
    Đồ thị 2.1: Mua quyền chọn mua 75
    Đồ thị 2.2: Mua quyền chọn bán 76
    Đồ thị 2.3: Mua quyền chọn mua của công ty TNHH Tín Thịnh 78
    vii
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
    Agribank : Ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam
    BIDV : Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
    Eximbank : Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam
    ĐT & PT : Đầu tư và Phát triển.
    FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
    FOREX : Thị trường ngoại hối
    GP-bank : Ngân hàng dầu khí toàn cầu
    NH : Ngân hàng
    NHNN : Ngân hàng Nhà nước
    NHTM : Ngân hàng thương mại
    NHTW : Ngân hàng Trung ương
    ODA : Vốn viện trợ không hoàn lại
    TCTD : Tổ chức tín dụng
    TMCP : Thương mại cổ phần
    TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
    WTO : Tổ chức thương mại thế giới
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài
    Thị trường tài chính quốc tế cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
    đang ngày càng phát triển với tốc độ vô cùng nhanh chóng, đi kèm với những
    rủi ro, cụ thể trong đó là những rủi ro liên quan đến tỷ giá và lãi suất của thị
    trường ngoại hối. Những rủi ro này có thể được bảo hiểm nếu nhà đầu tư quan
    tâm đến và sử dụng các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.
    Trên thị trường thế giới, công cụ ngoại hối phái sinh đã phát triển rất
    nhanh với đa dạng các sản phẩm ngoại hối phái sinh và sự tham gia ngày càng
    tích cực của các thành viên tham gia thị trường. Tuy nhiên, ở Việt Nam thị
    trường này chỉ ở mức độ sơ khai, kém phát triển, thể hiện ở doanh thu chỉ
    chiếm một phần rất nhỏ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng
    thương mại. Việc phát triển các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh tại Việt Nam
    không chỉ là yếu tố cần thiết trong xu thế Việt Nam hội nhập kinh tế toàn cầ u
    ngày càng sâu rộng, mà còn là biện pháp phòng ngừa rủi ro trước áp lực biế n
    động tỷ giá do sự gia tăng cung cầu ngoại tệ không đều trong thời kỳ mở cửa
    kinh tế đất nước. Đồng thời việc phát triển nghiệp vụ ngoại hối phái sinh còn
    là cơ hội cho ngân hàng hình thành và mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoạ i
    tệ, tăng cường khả năng cạnh tranh trong tình hình hội nhập quốc tế. Chính vì
    vậy, việc đánh giá tình hình, tìm hiểu nguyên nhân và tìm hướng đi cho công
    cụ ngoại hối phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam là vấn đề cần
    thiết hiện nay.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em đã lựa chọn đề tài
    khóa luận: “Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối phái sinh
    tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa”.
    2
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Đề tài thực hiện việc tìm hiểu, phân tích thực trạng hoạt động kinh
    doanh ngoại hối phái sinh tại Ngân hàng Thương m ại cổ phần Đầu tư và Phát
    triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa, đánh giá những thành tựu đã đạt được
    và những hạn chế còn tồn tại từ đó đưa ra giải pháp mở rộng và phát triển
    hoạt động kinh doanh này cho Ngân hàng.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Hoạt động kinh doanh ngoại hối phái sinh tại Ngân hàng thương m ại cổ
    phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa năm 2009 - 2011
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Công cụ ngoại hối phái sinh là một mảng lớn, ngày càng phát triển với
    đa dạng các loại hình dịch vụ, tuy nhiên, trong điều kiện cho phép, đề tài này
    chỉ tập trung nghiên cứu các công cụ ngoại hối phái sinh thường gặp trên thị
    trường ngoại hối Việt Nam.
    Giới hạn phạm vi nghiên cứu là ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triể n
    Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa với số liệu trong 3 năm: 2009, 2010 và 2011.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    + Phương pháp phân tích
    + Phương pháp tổng hợp
    + Phương pháp so sánh
    + Phương pháp thống kê đối chiếu kết hợp sử dụng số liệu thực tế
    6. Kết cấu khóa luận
    Ngoài phần mở đầu, kết luận khóa luận gồm có 3 chương:
    3
    Chương 1: Tổng quan về thị trường ngoại hối và các công c ụ ngoại hối
    phái sinh
    Chương 2: Thực trạng triển khai công cụ ngoại hối phái sinh tại ngân
    hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa.
    Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngoại hối phái s inh tại ngân hàng
    TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa.
    7. Đóng góp của đề tài
     Về mặt lý luận: Cung cấp lý thuyết chung về công cụ ngoại hối phái
    sinh, hành lang pháp lý được áp dụng trên thị trường ngoại hối Việt Nam.
    Đồng thời giúp người đọc hiểu thêm về các công cụ phái sinh đang được sử
    dụng và cung cấp cho khách hàng hiện nay.
     Về mặt thực tiễn: Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh, tình
    hình kinh doanh ngoại hối và hoạt động kinh doanh ngoại hối phái sinh trong
    3 năm 2009, 2010 và 2011 tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
    Nam chi nhánh Khánh Hòa. Từ đó, giúp người đọc có cái nhìn chính xác về
    mức độ phát triển, cũng như tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng của
    các công cụ ngoại hối phái sinh trên thị trường Việt Nam.
    4
    CHƯƠNG1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
    VÀ CÔNG CỤ NGOẠI HỐI PHÁI SINH
    1.1 Thị trường ngoại hối
    1.1.1 Khái niệm về ngoại hối và thị trường ngoại hối
    1.1.1.1 Khái niệm ngoại hối
    Ngoại hối (the foreign exchange) bao gồm các phương tiện thanh toán sử
    dụng trong thanh toán quốc tế. Trong đó, phương tiện thanh toán là những thứ
    có sẵn để chi trả, thanh toán lẫn cho nhau.
    Theo Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 và luật Ngân hàng Nhà nước
    sửa đổi bổ sung năm 2001, khái niệm ngoại hối bao gồm ngoại tệ, vàng tiêu
    chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá và các công cụ thanh toán bằng ngoại tệ.
    Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài ngoại hối được xem xét theo
    nghĩa hẹp, chỉ gồm các loại ngoại tệ.
    1.1.1.2 Khái niệm thị trường ngoại hối (The Foreign Exchange Market)
    Quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế ngày càng phát triển, việc chuyển
    đổi đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác ngày càng đóng vai trò quan
    trọng. Nếu tất cả các nước đều sử dụng một đồng tiền chung như các công
    dân trên cùng một khuôn khổ của một quốc gia thì sẽ không cần đến thị
    trường ngoại hối. Trên thế giới có rất nhiều đơn vị tiền tệ khác nhau nên mỗi
    nền kinh tế cần có một thị trường ngoại hối để trao đổi các đơn vị tiền tệ khác
    nhau phục vụ cho hoạt động thương mại với nước ngoài. Đồng nội tệ chỉ có
    thể dùng để mua bán các loại hàng hóa dịch vụ hay tài sản ở phạm vi trong
    quốc gia đó vì vậy để mua hàng hóa dịch vụ sản xuất tại nước ngoài cần phải
    có đồng tiền của quốc gia đó. Việc đó được thực hiện bằng cách mua đồng
    ngoại tệ, bán đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối.
    5
    Ở các nước phát triển quan hệ cung cầu ngoại hối đều tập trung tại thị
    trường ngoại hối. Thị trường ngoại hối là nơi xảy ra việc mua bán, trao đổi
    ngoại hối trong đó chủ yếu là mua bán trao đổi ngoại tệ và các phương tiện
    thanh toán quốc tế. Khác với thị trường khác nơi mà tiền đổi lấy hàng hóa thì
    thị trường ngoại hối là nơi mà tiền đổi lấy tiền. Nói một cách tổng quát thị
    trường ngoại hối được định nghĩa là bất kỳ nơi nào diễn ra hoạt động mua bán
    các loại tiền tệ khác nhau.
    1.1.2 Đặc điểm của thị trường ngoại hối
     Một thị trường quốc tế
    Khác với thị trường hàng hóa hay chứng khoán có địa điểm tập trung
    nhất định, thị trường ngoại hối là không biên giới. Thị trường hối đoái quốc tế
    là thị trường toàn cầu và diễn ra liên tục và nó trở thành thị trường duy nhất
    và không ngủ. Tuy nhiên ở từng địa điểm nó mang thêm những đặc thù riêng
    do ảnh hưởng của các quy định mang tính quốc gia được áp dụng. Các nhà
    kinh doanh trên thị trường ngoại hối có xu hướng cân bằng tỷ giá giữa các vị
    trí khác nhau trên thế giới để dần dần tiến tới thị trường duy nhất. Nếu có sự
    khác biệt trong thị trường ngoại hối nơi mà giá niêm yết của những đồng tiề n
    thay đổi theo giá trị thị trường sẽ điều chỉnh tỷ giá. Cơ chế điều chỉnh này xả y
    ra là kết quả của Arbitrage quốc tế.
     Một thị trường liên ngân hàng
    Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng với các
    thành viên chủ yếu là các NHTM, các nhà môi giới ngoại hối và các NHTW.
    Giao dịch ngoại hối trên thị trường Interbank chiếm khoảng 85% tổng giao
    dịch ngoại hối toàn cầu. Thị trường hối đoái liên ngân hàng được tổ chức qua
    hệ thống ngân hàng trong nước, là nơi tập hợp cung cầu ngoại tệ với đồng bản
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...