Luận Văn Mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phá

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
    Từ khi chính thức trở thành thành viên của WTO đến nay, mặc dù phải đối mặt với những thuận lợi và khó khăn nhưng Việt Nam đang có những bước đi khởi sắc, nền kinh tế tăng trưởng mạnh và khá ổn định, từ 5- 9%/năm. Tuy nhiên Việt Nam cũng chịu những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng nền kinh tế thế giới nhưng Việt Nam vẫn trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, các nhà đầu tư nước ngoài coi Việt Nam là một thị trường đầy triển vọng. Nền kinh tế ngày càng phát triển, số lượng các doang nghiệp ngày càng gia tăng trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), các doanh nghiệp này chiếm hơn 96% tổng số các doanh nghiệp, đóng góp hơn 45% vào GDP của cả nước. Sự phát triển của các DNVVN đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước rất coi trọng và được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
    Như chúng ta đã biết, các DNVVN đa phần có quy mô sản xuất nhỏ và hiện nay thì các doanh nghiệp này luôn ở trong tình trạng thiếu vốn cho việc đầu tư cải tiến máy móc, trang thiết bị mới để mở rộng quy mô sản xuất và phát triển hoạt động kinh doanh. Do việc tiếp cận các nguồn vốn khác gặp rất nhiều khó khăn nên các DNVVN chủ yếu tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Điều đó cho thấy việc mở rộng cho vay đối với các DNVVN hiện nay là cơ hội đối với các ngân hàng thương mại, mở rộng cho vay đối với các DNVVN là giúp cho các ngân hàng chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý, tăng trưởng tín dụng, đa dạng hóa các danh mục đầu tư cho vay, phân tán rủi ro và nâng cao vị thế cạnh tranh đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng, lại phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước.
    Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (gọi tắt là BIDV) là một trong những ngân hàng quốc doanh lớn nhất Việt Nam, có thế mạnh cho vay đối với các dự án, các doanh nghiệp nhà nước, cho vay trung – dài hạn nhưng hiện nay BIDV đã và đang có chiến lược đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với các DNVVN, trong đó chi nhánh Bắc Quảng Bình, chi nhánh cấp 1, đơn vị thành viên của BIDV đang thực hiện nâng cao và mở rộng cho vay đối với DNVVN. Tuy nhiên hiệu quả đối với các doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế, dư nợ cho vay đối với các nhóm khách hàng này chỉ chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng dư nợ cho vay của toàn chi nhánh. Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn đòi hỏi chi nhánh phải tìm ra được giải pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả cho vay đặc biệt đối với đối với đối tượng khách hàng tiềm năng là các DNVVN.
    Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian thực tập tại chi nhánh tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “ Mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Quảng Bình” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    - Tìm hiểu hoạt động tín dụng tại BIDV, đặc biệt là hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh. - Phân tích thực trạng hoạt động cho vay, đánh giá hiệu quả và mở rộng cho vay đối với các DNVVN tại chi nhánh.
    - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với các DNVVN tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư phát triển Bắc Quảng Bình.

    3. Đối tượng nghiên cứu:
    Xuất phát từ mục tiêu của đề tài, chuyên đề chọn đối tượng nghiên cứu không phải tất cả các chủ thể trong quan hệ cho vay với ngân hàng mà chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng cụ thể là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt khác, cũng chỉ đề cập đến hoạt động cho vay đối với đối tượng này.
    Việc xác định đối tượng nghiên cứu này phù hợp và có ý nghĩa về nhiều mặt. Khi nền kinh tế phát triển thì hoạt động cho vay của khách hàng doanh nghiệp cũng phát triển theo trong đó có DNVVN. Và đây là đối tượng tiềm năng mà ngân hàng cần quan tâm hơn nữa.

    4. Phạm vi nghiên cứu:
    - Phạm vi không gian: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình.
    - Phạm vi thời gian: Các tài liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2007-2009.
    - Phạm vi nội dung: Các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại chi nhánh.

    5. Phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp nghiên cứu và thu thập tài liệu: là tìm hiểu những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu thông qua các tài liệu như: sách, báo, tạp chí, các tài liệu tập huấn của ngân hàng, truyền hình, website
    - Phương pháp quan sát: là phương pháp được sử dụng để đánh giá thực trạng hoạt động của ngân hàng. Phương pháp này được sử dụng trong suốt thời gian thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển – chi nhánh Bắc Quảng Bình.
    - Phương pháp so sánh : là dựa vào những số liệu để so sánh hoạt động của ngân hàng qua các năm (2007, 2008 và 2009).
    - Phương pháp phân tích: là dựa trên những số liệu để tiến hành so sánh, đối chiếu, đánh giá các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng nói chung đặc biệt cho vay và rủi ro đối với đối tượng khách hàng là các DNVVN tại chi nhánh, để tìm ra cách lý giải và đưa ra một số giải pháp.
    - Phương pháp tổng hợp: tổng hợp lại những thông tin đã thu thập được sao cho phù hợp với đề tài nghiên cứu và rút ra kết luận cần thiết
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...