Luận Văn Mở rộng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung tâm kinh doanh – Ngân hàng Thư

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 2/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    Chương 1 :TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
    1.1 Vai trò Doanh nghiệp vừa và nhỏ ( DNVVN) trong nền kinh tế 4
    1.1.1 Khái niệm và phân loại 4
    1.1.2 Vai trò cuả Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế 5
    1.1.2.1.Tạo ra nhiều việc làm với chi phí thấp 5
    1.1.2.2. Cung cấp cho xã hội một khối lượng hàng hoá đáng kể về cả chất lượng, số lượng và chủng loại 6
    1.1.2.3. Gieo mầm cho các tài năng quản trị kinh doanh 6
    1.1.2.4. Tăng nguồn tiết kiệm và đầu tư cho dân địa phương 7
    1.1.2.5. Làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn 7
    1.1.2.6. Phát huy và tận dụng các nguồn lực địa phương, góp phần tăng trưởng kinh tế 8
    1.1.2.7. Giữ gìn và phát huy các ngành nghề truyền thống, thể hiện bản sắc dân tộc. 8
    1.2 Hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ 10
    1.2.1 Tổng quan về hoạt động tín dụng cuả Ngân hàng thương mại 10
    1.2.2 Tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM 15
    Chương 2 :THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM – VIBANK 31
    2.1 Khái quát về Trung tâm kinh doanh - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam – VIBank 31
    2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển cuả Trung tâm kinh doanh - Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Quốc tế Việt Nam – VIBank 31
    2.1.2 Tổ chức bộ máy cuả Trung tâm kinh doanh (TTKD) 33
    2.1.3 Nhiệm vụ cuả các phòng ban tại Trung tâm kinh doanh 33
    2.1.4 Hệ thống sản phẩm tại TTKD - Ngân hàng VIBank 35
    2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh cuả Trung tâm kinh doanh - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam trong mấy năm qua. 36
    2.2 Thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung tâm kinh doanh cuả VIBank 46
    2.2.1 Tổng quan về Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn 46
    2.2.2 Tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ 48
    2.2.3 Phân tích thực trạng mở rộng tín dụng đối với DN vừa và nhỏ 49
    2.2.3.1. Số lượng các DN vừa và nhỏ vay vốn tại trung tâm 49
    2.2.3.2. Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 50
    2.3 Đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại TTKD – Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam 57
    2.3.1 Kết quả đạt được 57
    2.3.2 Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân 60
    Chương 3 : GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG QUAN HỆ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA TRUNG TÂM KINH DOANH – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM – VIBANK 65
    3.1 Định hướng hoạt động của Ngân hàng và cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ cuả VIBank trong thời gian tới. 65
    3.1.1 Quy định về hạn mức tín dụng đối với khối doanh nghiệp 65
    3.1.2 Tỷ lệ lưu động ròng (LDR) 67
    3.1.3 Hạn mức tín dụng theo ngành hàng và sản phẩm 67
    3.1.4 Hạn mức tín dụng theo khách hàng / nhóm khách hàng, được quy định cụ thể trong từng trường hợp sau: 70
    3.1.5 Chính sách tín dụng theo đối tượng khách hàng 70
    3.1.6 Chính sách tín dụng theo kỳ hạn vay vốn 71
    3.1.7 Tỷ lệ cho vay/Tài sản bảo đảm(TSBD) đối với khách hàng thỏa mãn cấp tín dụng. 71
    3.1.8 Tỷ lệ cho vay/Tài sản bảo đảm(TSBD) đối với khách hàng xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ từ 10 triệu USD/năm trở lên 72
    3.1.9 Tỷ lệ cho vay/ TSBĐ đối với khách hàng cốt lõi 73
    3.2 Một số giải pháp nhằm mở rộng quan hệ tín dụng đối với khách hàng DNVVN cuả Trung tâm kinh doanh – Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - VIBank 73
    3.2.1 Đa dạng hóa các hình thức tín dụng đối với các DNVVN, kết hợp nâng cao chất lượng dịch vụ. 73
    3.2.2 Hoàn thiện các tiêu chí đánh giá 75
    3.2.3 Đảm bảo đúng quy trình tín dụng, đặc biệt nâng cao chất lượng trong công tác thẩm định dự án. 75
    3.2.4 Thực hiện tốt các tài sản đảm bảo 77
    3.2.5 Củng cố và nâng cao trình độ cuả cán bộ tín dụng Ngân hàng 79
    3.3 Một số kiến nghị 81
    3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ. 81
    3.3.2 Kiến Nghị với Ngân hàng Nhà nước 84
    3.3.3 Kiến Nghị với VIB 84
    KẾT LUẬN 86
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87


    LỜI MỞ ĐẦU
    Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý cuả Nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ngân hàng Thương mại là một tổ chức gắn chặt với nên kinh tế thị trường, là một trong những mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận động nhịp nhàng cuả nền kinh tế. Cùng với các ngành kinh tế khác, ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp đỡ các nhà đầu tư, phát triển thị trường vốn, thị trường ngoại hối, tham gia thanh toán và hỗ trợ thanh toán
    Trong hoạt động ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một lĩnh vực quan trọng . Quan hệ tín dụng là quan hệ xương sống, là nguồn sinh lợi chủ yếu quyết định sự tồn tại, phát triển cuả ngân hàng. Do đó việc đi tìm kiếm nguồn khách hàng mới, mở rộng quan hệ tín dụng với những khách hàng tiềm năng là một trong những việc làm cần thiết Mà theo xu thế kinh tế hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang phát triển ở mức lạc quan thứ nhì thế giới – theo kết quả khảo sát cuả HSBC công bố vào 20/1/2011 với sự tham gia cuả hơn 6.300 doanh nghiệp từ 21 quốc gia tại châu Á, châu Phi, Trung Đông, châu Âu, Bắc Mỹ và châu Mỹ Latinh. Kết quả cuộc khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh ra thị trường toàn cầu một cách mạnh mẽ (chiếm hơn 50%). Tuy nhiên, họ gặp phải khó khăn về nguồn vốn (49%) và những hiểu biết về các vấn đề liên quan tới giao dịch bằng ngoại tệ (48%). Vì thế chất lượng tín dụng đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn đề nổi cộm cuả khá nhiều ngân hàng trong đó có Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam – VIB, nếu đối tượng khách hàng này được quan tâm đúng mức và biết khai thác thì sẽ là đối tượng rất tiềm năng đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.
    Nhận thức rõ tầm quan trọng cuả công tác mở rộng tín dụng trong hoạt động cuả Ngân hàng, với những kiến thức đã được học và qua thời gian thực tế tại Trung tâm kinh doanh - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam – VIBank, em đã chọn đề tài “Mở rộng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung tâm kinh doanh – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam – VIBank” làm chuyên đề tốt nghiệp cuả mình.
    Nội dung chính cuả chuyên đề đi sâu vào các phương thức mở rộng quan hệ tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cuả ngân hàng thương mại, các nhân tố ảnh hưởng, Thực trạng về mở rộng quan hệ tín dụng tại Trung tâm kinh doanh - ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam, trên cơ sở các số liệu cuả ngân hàng từ năm 2009 đến 2011, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị.
    Chuyên đề gồm 3 chương không kể Lời nói đầu và Kết luận:
    Chương I: Tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cuả các ngân hàng thương mại.
    Chương II: Thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung tâm kinh doanh – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam – VIBank. ( Từ năm 2009 - 2011)
    Chương III: Giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cuả Trung tâm kinh doanh – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam – VIBank.
    Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
    Anh Nguyễn Xuân Dũng – Giám đốc Trung tâm kinh doanh – VIBank
    Anh Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh – VIBank
    Anh Vũ Văn Phúc – Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh - VIBank
    Chị Nguyễn Thị Thanh Hương – Giao Dịch Viên Chính ( người trực tiếp hướng dẫn )cùng tất cả các anh chị thuộc Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam – VIBank 38 Đào Tấn đã tạo điều kiện, giúp đỡ tận tình trong quá trình em thực tập tại ngân hàng.
    Em xin cảm ơn các giảng viên Khoa Ngân hàng – Tài chính nói riêng và giảng viên Trường Đại học kinh tế Quốc dân nói chung, đã đào tạo, trang bị đầy đủ kiến thức để em có thể hoàn thành khóa học.
    Sau cùng em xin cảm ơn PGS.TS Vũ Duy Hào – Giảng viên hướng dẫn chuyên đề tốt nghiệp đã giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
    Mặc dù đã cố gắng song do trình độ năng lực còn hạn chế, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp từ phía thầy cô và bạn đọc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...