Thạc Sĩ Mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh – Nam Định

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 19/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu


    Tín dụng doanh nghịêp (DN) nói chung, tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nói riêng, trong những năm qua có vai trò đặc biệt quan trọng. Là kênh dẫn vốn chủ yếu đối với nền kinh quốc dân, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội, thúc đẩy quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, đưa nền kinh tế nước ta nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

    Trong giai đoạn hiện nay tín dụng DNNVV là một trong những cơ sở nền tảng đưa hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM) nước ta từ quy mô nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, năng lực tài chính thấp kém, trở thành những ngân hàng có quy mô lớn, công nghệ hiện đại và có khả năng tài chính vững mạnh. Bởi vì với số lướng lớn chiếm trên 96% tổng số DN trên cả nước, các DNNVV đã và đang tạo ra một thị trường rộng lớn, mang lại nhiều tiềm năng về doanh thu cho các NHTM từ hoạt động cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ ngân hàng.
    Tín dụng DNNVV đã có những tác động tích cực vào thay đổi tư duy kinh tế của các DNNVV đó là: phát triển năng động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Góp phần khơi dậy tiềm năng, khai thác hiệu quả những lợi thế và nguồn lực của Đất nước về; Tài nguyên, thiên nhiên cũng như về nguồn vốn và lao động Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, củng cố và mở rộng làng nghề truyền thống, hình thành và phát triển thêm các ngành nghề mới, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
    Trong những năm gần đây, nhất là từ khi luật DN có hiệu lực và đi vào cuộc sống. Cùng với tiến trình cổ phân hoá, xắp xếp, đổi mới hoạt động của DN Nhà nước và các chính sách trợ giúp phát triển DNNVV của Chính phủ, các Bộ, Ngành và Địa phương. Trên địa bàn huyện Trực Ninh - Nam Định đã có nhiều tổ chức, cá nhân tổ chức thành lập các DN, Hợp tác xã và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoạt động trên mọi lĩnh vực với những quy mô khác nhau, các DNNVV đều đang rất cần đến nguồn vốn tín dụng.
    Hiện tại hoạt động tín dụng của Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh - Nam Định, chủ yếu vẫn là cho vay kinh tế hộ nông dân. Tín dụng DNNVV còn nhỏ bé về quy mô, chưa đa dạng về đối tượng, đơn điệu về hình thức, khả năng cạnh tranh thấp, chất lượng tín dụng chưa cao, còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của DNNVV, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của các DNNVV trên địa bàn và sự phát triển của nền kinh tế địa phương.
    Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn đã và đang thay đổi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đòi hỏi Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh – Nam Định, phải có những thay đổi trong chính sách khách hàng của mình cho phù hợp đó là; Duy trì nhóm khách hàng truyền thống là các hộ nông dân, trú trọng mở rộng nhóm khách hàng mục tiêu là các DNNVV và nhóm các đối tượng khác.
    Vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng để tìm ra các giải pháp để mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh là vấn đề cần thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Tác giả đã chọn đề tài “Mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh – Nam Định” làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sỹ kinh tế.


    2. Mục tiêu nghiên cứu.
    Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về tín dụng và tín dụng DNNVV; Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh – Nam Định; Đề xuất các giải pháp phù hợp, hiệu quả để mở rộng tín dụng đối với DNNVV.
    3. Phương pháp nghiên cứu.
    Để thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp điều tra, thống kê, tổng hợp, phân tích và so sánh.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực trạng về tín dụng của ngân hàng thương mại đối với DNNVV.
    Phạm vi nghiên cứu: Theo hình thức cấp tín dụng, thì tín dụng NHTM đối với DNNVV bao gồm; Cho vay; Cho thuê; Bảo lãnh; Thấu chi và các hình thức tín dụng khác. Trong phạm vi luận văn này tác giả chỉ nghiên cứu về hoạt động cho vay đối với DNNVV tại Chi nhánh No&PTNT huyện Trực Ninh - Nam Định, từ năm 2004 đến năm 2007. Thuật ngữ tín dụng đối với DNNVV trong luận văn được hiểu là cho vay đối với DNNVV.

    5. Kết cấu của luận văn:

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các từ viết tắt, bảng biểu, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 03 chương:

    Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về tín dụng đối với DNNVV của NHTM.

    Chương 2: Thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh – Nam Định.

    Chương 3: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh – Nam Định.
    NoaL
    21-04-2011, 11:34
    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG I
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNGĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    1.1: Tín dụng đối với DNNVV của ngân hàng thương mại.
    1.1.1: Vai trò của DNNVV.
    1.1.1.1: Quan niệm về DNNVV và tiêu chí xác định DNNVV.
    1.1.1.2. Phân loại DNNVV
    1.1.1.3. Đặc điểm của DNNVV
    1.1.1.4: Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế thị trường
    1.1.4.5. Vốn của Doanh nghiệp nhỏ và vừa
    1.1.2. Tín dụng ngân hàng đối với DNNVV.
    1.1.2.1. Khái niệm và các hình thức tín dụng DNNVV.
    1.1.2.2: Đặc điểm của tín dụng đối với DNNVV.
    1.1.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV
    1.2: Mở rộng tín dụng đối với DNNVV của ngân hàng thương mại.
    1.2.1: Sự cần thiết phải mở rộng tín dụng đối với DNNVV.
    1.2.2: Các căn cứ để mở rộng tín dụng đối với DNNVV.
    1.2.3: Các chi tiêu chủ yếu phản ánh mở rộng tín dụng DNNVV.
    1.2.3.1. Các chỉ tiêu định tính
    1.2.3.2: Các chỉ tiêu định lượng.
    1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng đối với DNNVV của ngân hàng thương mại.
    1.3.1 Nhân tố khách quan:
    1.3.2. Nhân tố chủ quan
    Kết luận chương 1:

    CHƯƠNG 2
    THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NO&PTNT HUYỆN TRỰC NINH - NAM ĐỊNH
    2.1: Khái quát về Chi nhánh NH No&PTNT huyện Trực Ninh -Nam định.
    2.1.1: Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của Chi nhánh.
    2.1.2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh - Nam Định.
    2.2: Thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh - Nam Định.
    2.2.1. Thực trạng DNNVV tại địa bàn huyện Trực Ninh – Nam Định
    2.2.2: Cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng đối với DNNVV
    2.2.3: Quy chế cho vay
    2.2.4: Thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh
    2.3: Đánh giá hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại chi nhánh ngân hàng No &PTNT huyện Trực Ninh – Nam Định.
    2.3.1: Những thành công.
    2.3.2: Những hạn chế
    2.3.3. Nguyên nhân
    Kết luận chương 2

    CHƯƠNG 3
    GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NO&PTNT HUYỆN TRỰC NINH – NAM ĐỊNH
    3.1: Định hướng mở rộng tín dụng đối với DNNVV của Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh - Nam Định thời kỳ 2008 -2015
    3.1.1: Định hướng mở rộng tín dụng
    3.1.2: Định hướng, mục tiêu mở rộng tín dụng DNNVV của Chi nhánh ngân hàng No&PTNT Trực Ninh - Nam Định.
    3.2: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh - Nam Định.
    3.2.1: Các giải pháp trực tiếp.
    3.2.1.1. Xây dụng, thực hiện nhất quán chính sách tín dụng đối với DNNVV.
    3.2.1.2. xây dựng và thực hiện chính sách khách hàng đồng bộ, phù hợp với DNNVV.
    3.2.1.3: Sàng lọc và lựa chọn khách hàng là DNNVV.
    3.2.1.4. Nâng cao tỷ trọng cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản và cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay đối với các DNNVV.
    3.2.1.5. Đa dạng hoá các hình thức cung ứng vốn và nâng cao chất lượng các sản phẩm cho vay đối với các DNNVV.
    3.2.1.6. Thành lập tổ tín dụng DNNVV, hoạt động chuyên nghiệp.
    3.2.1.7. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiến thức kinh tế, xã hội và pháp luật, cho đội ngũ cán bộ tín dụng DNNVV.
    3.2.1.8. Nâng cao năng lực quản lý, quản trị điều hành của ban lãnh đạo.
    3.2.1.9. Khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ tin học mới vào hoạt
    3.2.2: Các giải pháp hỗ trợ.
    3.2.2.1. Đẩy mạnh công tác huy động nguồn vốn với lãi xuất hợp lý để mở rộng tín dụng đối với DNNVV.
    3.2.2.2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động marketing ngân hàng.
    3.2.2.3. Mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ khác .
    3.2.2.4. Mở rộng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng.
    3.2.2.5. Thực hiện chế độ đãi ngộ, động viên khen thưởng kịp thời đối
    3.2.2.6. Mở rộng mối liên kết, hợp tác với các Hiệp hội, các tổ chức trong và ngoài nước, phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành của địa phương.
    3.3. Kiến nghị
    3.3.1: Đối với Chính phủ, các Bộ, Ngành liên quan.
    3.3.2 Đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
    3.2.3. Đối với ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
    3.2.4. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định
    KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...