Chuyên Đề Mở rộng thị trường ngoài nước gắn với việc phát triển ổn định thị trường trong nước, lấy thị trường

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở rộng thị trường ngoài nước gắn với việc phát triển ổn định thị trường trong nước, lấy thị trường trong nước làm cơ sở, đặt hiệu quả kinh doanh thương nghiệp trong hiệu quả kinh tế - xã hội của toàn bộ nền kinh tế
    PHẦN MỞ ĐẦU

    Hiện nay, đất nước ta đang bước sang thời kỳ đẩy mạnh hội nhập công nghiệp hóa - hiện đại hóa đẩy nhanh hội nhập trong bối cảnh có nhiều thời cơ, thuận lợi mới, nhưng cũng có nhiều khó khăn, thách thức mới. Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ với nước ngoài cũng như cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay đòi hỏi đội ngũ cán bộ nói chung trong đó có cán bộ quản lý doanh nghiệp Thương mại phải có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất Cách mạng, năng lực trí tuệ, năng lực tổ chức điều hành thực tế. Thương nghiệp không chỉ là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng mà với tư cách là một ngành kinh tế độc lập có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, thương nghiệp cần góp phần tích cực cho sản xuất hàng hoá phát triển, phân công lại lao động xã hội thúc đẩy các ngành đổi mới công nghệ, cải tiến cơ cấu sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm cho sản xuất gắn với nhu cầu thị trường.
    Hội nhập và toàn cầu hóa là một xu thế khách quan ngày càng có nhiều nước tham gia, trong đó có Việt Nam, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ về mọi mặt. Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập ASEAN và trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (A PEC) tháng 11/1998, tham gia Diễn đàn Á Âu (ASEM) tháng 3/1996, đã ký Hiệp định Thương mại Việt Nam Hoa Kỳ năm 2000 và đang trong quá trình đàm phán gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
    - Trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế để đạt được mục tiêu "Mở rộng thị trường ngoài nước gắn với việc phát triển ổn định thị trường trong nước, lấy thị trường trong nước làm cơ sở, đặt hiệu quả kinh doanh thương nghiệp trong hiệu quả kinh tế - xã hội của toàn bộ nền kinh tế" Công ty Thương mại - Khách sạn Đống Đa - đơn vị chủ yếu là kinh doanh bán lẻ và dịch vụ nhà hàng khách sạn, ngoài những nhiệm vụ chiến lược được Sở Thương mại giao còn phải phấn đấu. Bảo đảm đời sống của cán bộ công nhân viên, bảo toàn và tăng trưởng vốn.
    - Để thực hiện được đúng nhiệm vụ đó đối với Công ty cần có một đội ngũ cán bộ, chuyên gia giỏi về các lĩnh vực thương mại, du lịch, khách sạn, xuất nhập khẩu, phát triển thị trường và quản lý kinh tế .
    - Việc nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ của Công ty còn do yêu cầu về tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hiệu qủa, nâng cao năng lực hoạch định kế hoạch và tổ chức sản xuất kinh doanh; không những tinh thông về nghiệp vụ, có hiệu suất công tác cao mà còn phải có phẩm chất đạo đức tốt có ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao.
    Là một doanh nghiệp quốc doanh công tác cán bộ chịu sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng nhưng trong đề tài này em sẽ không đề cập đến công tác đảng. Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong phạm vi cán bộ lãnh đạo công ty, trưởng các bộ phận trực thuộc và cán bộ cấp phòng của công ty.
    Ngoài phần Mở đầu và Kết luận báo cáo gồm những chương sau:
    Phần I: Một số vấn đề chung về công tác cán bộ.
    Phần II: Thực trạng cán bộ và công tác cán bộ ở Công ty Thương mại Khách sạn Đống Đa.
    Phần III: Các giải pháp cơ bản nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp giai đoạn hiện nay.

    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    PHẦN I: 3
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ 3
    1. Tầm quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ thời kỳ đổi mới 3
    2. Tiêu chuẩn cán bộ và tiêu chí đánh giá cán bộ 5
    PHẦN II: 8
    THỰC TRẠNG CÁN BỘ VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ Ở CÔNG TY THƯƠNG MẠI - KHÁCH SẠN ĐỐNG ĐA 8
    1. Đặc điểm tổ chức của công ty 8
    1.1. Quá trình xây dựng và trưởng thành của Công ty 8
    1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy 8
    2. Thực trạng đội ngũ cán bộ của công ty 12
    2.1. Lực lượng cán bộ, nhân viên và cơ cấu trình độ 12
    2.2. Tình hình đào tạo bồi dưỡng cán bộ 14
    2.3. Đánh giá về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ 15
    2.3.1. Những mặt tích cực 15
    2.3.2. Một số hạn chế 15
    2.3.3. Nguyên nhân 16
    PHẦN III: 17
    CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ QUẢN LÝ CỦA 17
    ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TRONG DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
    17
    1. Xây dựng tiêu chuẩn các chức danh cán bộ trong doanh nghiệp 18
    2. Tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ hiện tại của Công ty 20
    3. Chế độ hợp đồng lao động 21
    4. Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ 22
    5. Tiếp tục sắp xếp bố trí lại đội ngũ cán bộ 23
    6. Chính sách đối với cán bộ 24
    7. Kiện toàn bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác cán bộ 24
    8. Vai trò của cấp ủy và người đứng đầu đơn vị trong việc nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ 26
    KẾT LUẬN 28
    CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ NGUỒN THAM KHẢO 29
     
Đang tải...