Tiểu Luận Mở rộng kinh tế đối ngoại theo hướng nâng cao sức cạnh tranh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở rộng kinh tế đối ngoại theo hướng nâng cao sức cạnh tranh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay
    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong công cuộc đổi mới của Việt Nam, Đại hội VII (1991), Hội nghị Trung ương 3 ( khoá VII ) và Đại hội VIII(1996) của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã liên tiếp đề ra và phát triển đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá với phương châm “ Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” nhằm mục tiêu “ giữ vững hoà bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.
    Trong gần 20 năm thực hiện việc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật về đối ngoại, đưa đất nước ra khỏi tình trạng bị bao vây cô lập, mở rộng hơn bao giờ hết quan hệ quốc tế cả về chính trị lẫn kinh tế, không ngừng nâng cao vị thế ở khu vực và trên thế giới, tạo ra môi trường thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Tuy nhiên bên cạnh những thắng lợi đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ hơn nữa vấn đề này.
    Trên cơ sở đó, sau khi học tập môn Kinh tế chính trị, để có những nhận thức đúng đắn về chính sách đối ngoại của nước ta hiện nay, tác giả chọn đề tài : “Mở rộng kinh tế đối ngoại theo hướng nâng cao sức cạnh tranh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay” để nghiên cứu làm đề án môn học Kinh tế chính trị.


    NỘI DUNG

    I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI.
    1.1-Tính tất yếu mở rộng kinh tế đối ngoại theo hướng nâng cao sức cạnh tranh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay:
    1.1.1-Khái niệm kinh tế đối ngoại:
    “Kinh tế đối ngoại của một quốc gia là một bộ phận của kinh tế quốc tế, là tổng thể các quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của một quốc gia nhất định với các quốc gia khác còn lại hoặc với các tổ chức kinh tế quốc tế khác, được thực hiện dưới nhiều hình thức, hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế”.
    Mặc dù kinh tế đối ngoại và kinh tế quốc tế là hai khái niệm có mối quan hệ với nhau, song không nên đồng nhất chúng với nhau. Kinh tế đối ngoại là quan hệ kinh tế mà chủ thể của nó là một quốc gia với bên ngoài -với nước khác hoặc với tổ chức kinh tế quốc tế khác. Còn kinh tế quốc tế là mối quan hệ kinh tế với nhau giữa hai hoặc nhiều nước, là tổng thể quan hệ kinh tế của cộng đồng quốc tế.
     
Đang tải...