Luận Văn Mở rộng họat động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nhiệp và Phát triển Nông thôn Vi

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 13/6/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    #1 Quy Ẩn Giang Hồ, 13/6/14
    Last edited by a moderator: 13/6/14
    MỞ ĐẦU
    1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ
    Trong xu thế phát triển chung của đất nước và quá trình hội nhập với thế giới, ngành ngân hàng đóng góp một vai trò hết sức to lớn. Để đáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế, ngân hàng đã từng bước củng cố, cải tiến và phát triển trong toàn bộ hệ thống. Lịch sử cho thấy, nền kinh tế phát triển càng mạnh thì thanh toán dưới hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây sẽ gọi tắt là TTKDTM) càng chiếm tỷ trọng lớn, càng được nhiều người ủng hộ bởi những tiện ích tuyệt vời mà nó mang lại và sự ưu việt của nó so với hình thức thanh toán bằng tiền mặt. Trong tương lai, cùng với sự phát triển của xã hội ta thấy rằng TTKDTM có xu hướng phổ biến trên toàn thế giới và là một hình thức thanh toán chủ yếu của các xã hội văn minh.
    TTKDTM qua ngân hàng là một dịch vụ phong phú, đa dạng và liên tục phát triển, đáp ứng được một phần lớn yêu cầu của nền kinh tế thị trường linh hoạt và năng động. TTKDTM giúp việc tập trung và phân phối vốn được nhanh chóng, an toàn và hiệu quả, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Việc phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng không chỉ tạo tiền đề, nền tảng cho việc phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn giúp Nhà nước quản lý vĩ mô một cách có hiệu quả, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ở nước ta hiện nay việc thanh toán giá trị sản phẩm chủ yếu vẫn bằng tiền mặt. Tuy nhiên, việc thanh toán bằng tiền mặt có rất nhiều hạn chế như: chi phí thanh toán, chi phí chuyên trở, bảo quản, kiểm đếm rất tốn kém cả về thời gian và tiền bạc. Bên cạnh đó, theo yêu cầu của sự phát triển và xu hướng của thời đại mới thì nhu cầu về TTKDTM ngày càng lớn. Do đó, các ngân hàng thương mại với vai trò trung gian thanh toán phải nắm bắt được xu hướng phát triển đó và phải có các giải pháp hữu hiệu để mở rộng hoạt động TTKDTM.
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA CHUYÊN ĐỀ
    Khái quát những vấn đề chung về hoạt động TTKDTM tại Ngân hàng Nông nhiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bình Dương ( sau đây sẽ được gọi là Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương ). Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động TTKDTM tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương.
    Đưa ra một số giải pháp và đề xuất những kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động TTKDTM tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương.
    Thông qua những dữ liệu thu thập được từ cuộc nghiên cứu, Ngân hàng có thể chọn lọc và áp dụng những giải pháp tối ưu nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn đọng làm cho hoạt động TTKDTM tại Ngân hàng ngày càng phát triển hơn.
    1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA CHUYÊN ĐỀ
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là hoạt động TTKDTM tại đơn vị thực tập. Trong đó tập trung nghiên cứu đặc điểm và quy trình thanh toán của một số hình thức TTKDTM phổ biến tại đơn vị thực tập.
    1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA CHUYÊN ĐỀ
    Hoạt động TTKDTM trong nước tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương thông qua các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.
    Đề tài mở rộng họat động TTKDTM tại Ngân hàng Nông nhiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bình Dương.
    1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA CHUYÊN ĐỀ
    Bài viết sử dụng những số liệu về hoạt động thanh toán có sẵn tại đơn vị thực tập trong 3 năm gần nhất, đối chiếu qua từng năm từ đó kết hợp với phương pháp so sánh và phân tích để có cơ sở đưa ra những đề xuất và giải pháp.
    Số liệu sử dụng trong bài viết là số liệu thứ cấp thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau như: báo chí, tạp chí, sách, internet, niên giám thống kê Nhưng nguồn số liệu chính vẫn là số liệu do Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương cung cấp.
    1.6 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA CHUYÊN ĐỀ
    Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của hoạt động thanh toán.
    Phát triển một hướng đi mới trong việc tìm kiếm lợi nhuận cho các tổ chức tín dụng nói chung và tại đơn vị thực tập nói riêng thông qua việc thu phí thanh toán. Giảm áp lực trong việc tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động tín dụng là chủ yếu. Đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế thế giới suy thoái kéo tình hình kinh tế Việt Nam sụt giảm tăng trưởng trong những năm gần đây.

    1.7 KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ
    Tên đề tài: “Mở rộng họat động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nhiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bình Dương“.
    Ngoài lời cảm ơn và kết luận đề tài gồm có 5 chương:
     Chương 1: Mở đầu.
     Chương 2: Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Nông nhiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bình Dương.
     Chương 3: lý luận cơ bản về thanh toán khồng dùng tiền mặt.
     Chương 4: Tìm hiểu thực tế về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nhiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bình Dương.
     Chương 5: Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nhiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bình Dương.


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN i
    NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ii
    NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN iii
    MỤC LỤC iv
    DANH SÁCH BIỂU BẢNG vii
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ viii
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮC ix
    Chương 1: MỞ ĐẦU 1
    1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ 1
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA CHUYÊN ĐỀ 1
    1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA CHUYÊN ĐỀ 2
    1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA CHUYÊN ĐỀ 2
    1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA CHUYÊN ĐỀ 2
    1.6 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA CHUYÊN ĐỀ 2
    1.7 KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ 3
    Chương 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BÌNH DƯƠNG 4
    2.1 VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN VIỆT NAM 4
    2.1 VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BÌNH DƯƠNG 5
    2.2 CHỨC NĂNG VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 7
    2.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ 7
    2.3.1 Sơ đồ tổ chức 8
    2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 8
    2.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BÌNH DƯƠNG 10
    Kết luận chương 2 12
    Chương 3: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN KHỒNG DÙNG TIỀN MẶT 13
    3.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM 13
    3.1.1 Khái niệm 13
    3.1.2 Đặc điểm 13
    3.2 ĐIỀU KIỆN VÀ NGUYÊN TẮC THANH TOÁN 13
    3.2.1 Điều kiện thanh toán 13
    3.2.2 Nguyên tắc thanh toán 14
    3.3 Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 15
    3.3.1 Ý nghĩa của thanh toán không dùng tiền mặt 15
    3.3.2 Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt 16
    3.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 18
    3.4.1 Môi trường kinh tế, văn hoá – xã hội 18
    3.4.2 Phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ thanh toán 19
    3.4.3 Tổ chức mạng lưới cung cấp dịch vụ thanh toán 19
    3.4.4 Cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động thanh toán 20
    3.5 CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT VÀ QUY TRÌNH THANH TOÁN 20
    3.5.1 Thanh toán bằng Séc (Cheque) thanh toán chuyển khoản 21
    3.5.2 Thanh toán bằng ủy nhiệm chi 26
    3.5.3 Thanh toán bằng ủy nhiệm thu 28
    3.5.4 Thanh toán bằng thẻ thanh toán 31
    Kết luận chương 3 34
    4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BÌNH DƯƠNG 35
    4.1.1 Cơ cấu thu nhập phí thanh toán trên tổng thu nhập phí dịch vụ của Chi nhánh 35
    4.1.2 Phân tích tình hình biến động doanh số thanh toán tại Chi nhánh 36
    4.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BÌNH DƯƠNG 41
    4.2.1 Những thành tựu đạt được trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt 41
    4.2.2 Những hạn chế trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt 44
    Kết luận chương 4 49
    5.1 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG THỜI GIAN TỚI TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BÌNH DƯƠNG 50
    5.2 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CHO NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BÌNH DƯƠNG 51
    5.2.1 Marketing ngân hàng 52
    5.2.2 Cải tiến và hoàn thiện các qui trình và thủ tục thanh toán 54
    5.2.3 Hiện đại hoá cơ sở hạ tầng và công nghệ xử lý thanh toán 57
    5.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt 58
    5.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CÁC BAN. NGÀNH CÓ LIÊN QUAN 60
    5.3.1 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 60
    5.3.2 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 61
    5.3.3 Kiến nghị với Chính phủ và các ngành có liên quan 62
    Kết luận chương 5 64
    Kết luận chung 65
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...