Tiểu Luận Mở rộng giáo dục nghề nghiệp, từng bước hình thành nền giáo dục kỹ thuật trong xã hội

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DẪN NHẬP




    Nước ta đang trên đường đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần với cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa và bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đang phát triển. Để thích ứng với sự đổi mới của nền kinh tế trong giai đoạn mới , công tác đào tạo nghề cần được đa dạng hóa nhầm phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động . Mặt khác , trong thời đại hiện nay , khoa học kỹ thuật phát triển mạnh đang làm thay đổi bộ
    mặt sản xuất , cơ cấu nghề nghiệp luôn biến động nhiều nghề mới xuất hiện , nhiều nghề củ mất đi , những nghề còn lại cũng luôn phát triển , khái niệm “ Học suốt đời “ đã trở nên nhu cầu của mọi người và do sự phát triển của xã hội “ Cần gì học đó “ và không ngừng nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu luôn luôn biến đổi của thị trường lao động đó là nhu cầu và định hướng tất yếu .
    Đặc biệt trong điều kiện nước ta hiện nay , việc phổ biến nghề rộng rãi cho thanh thiếu niên và nhân dân lao động với những nội dung đào tạo nghề phong phú đa dạng giúp người học tự tìm việc làm để nâng cao năng suất lao động là một nhu cầu cấp bách của xã hội .
    Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII đã khẳng định chủ trương “ Mở rộng giáo dục nghề nghiệp , từng bước hình thành nền giáo dục kỹ thuật trong xã hội “ với chủ trương đó ta đã từng bước định hướng và phát triển mạng lưới dạy nghề .





    ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ ĐẾN NĂM 2010






    I . Bối cảnh phát triển :
    Việt Nam bước thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đang phát triển , tạo tiền đề cho việc hình thành nền kinh tế tri thức .
    Toàn cầu hóa , hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang là xu thế tất yếu khách quan và là nhu cầu cấp bách đối với mỗi quốc gia. Đó vừa là quá trình hợp tác , vừa là quá trình cạnh tranh để cùng phát triển .Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế .Cạnh tranh kinh tế quốc tế đòi hỏi phải tăng
    năng suất lao động , nâng cao chất lượng hàng hóa và đổi mới công nghệ một cách nhanh chóng .Lợi thế cạch tranh về quốc gia nào có nguồn nhân lực chất lượng cao . Vì vậy , chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chính là chìa khóa để phát triển nền kinh tế .
    Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao đang trở thành yếu tố quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ; đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của đất nước , tạo sức cạch tranh trên thị trường lao động trong nước , khu vực và quốc tế .
    II . Các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển dạy nghề :
    Trong đường lối phát triển đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 ,
    Đảng và Nhà nước coi việc phát triển dạy nghề có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đất nước . Điều này được thể hiện qua :
    1. Đại hội thứ IX cuẩ Đảng khẳng định :
    Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển , đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa , tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại .
    2. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2020 đã xác định mục tiêu phát triển đối với nguồn nhân lực và khoa học công nghệ :
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...