Chuyên Đề Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á



    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Khoảng thời gian ghi lại nhiều sự kiện đáng nhớ của ngành Ngân hàng nói riêng cũng như toàn cảnh nền kinh tế của Việt Nam nói chung chính là từ cuối năm 2007 và năm 2008 – khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cuộc chạy đua lãi suất tiết kiệm cũng như lãi suất cho vay ở các Ngân hàng bùng nổ. Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh, chủ động tham gia hội nhập nền kinh tế quốc tế, các Ngân hàng thương mại trong đó có Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á đang tiến hành mở rộng, đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ, trở nên phong phú và đa dạng hơn đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
    Việt Nam được đánh giá là thiên đường của thị trường bán lẻ vì khi thu nhập của người dân tăng cao thì nhu cầu về tiêu dùng cũng được tăng lên, làm thế nào để thoả mãn tối đa nhu cầu đó thì là một câu hỏi đặt ra cần có câu trả lời. Nếu như trước đây, người dân Việt Nam chỉ nghĩ đến “ăn sao cho no, mặc sao cho ấm” thì hiện nay, nhu cầu của họ đã khác hẳn, họ quan tâm tới “ăn phải ngon, mặc phải đẹp” và việc sở hữu những tài sản có giá trị lớn như nhà cửa, xe hơi đã trở thành nhu cầu thiết yếu của nhiều người. Tuy nhiên, không phải lúc nào thu nhập của người dân cũng có khả năng chi trả hết các nhu cầu tiêu dùng của họ. Điều này ảnh hường lớn đến người tiêu dùng và hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, vì nhu cầu tiêu dùng không được chuyển thành hàng hoá. Với mức thu nhập trung bình trong hoàn cảnh chỉ số giá tiêu dùng đang có xu hướng gia tăng như hiện nay thì chỉ riêng chi trả cho những nhu cầu thiết yếu đã khó khăn, chưa kể đến tiết kiệm, tích luỹ. Bên cạnh đó, đối với bộ phận dân cư có thu nhập trên trung bình, có tài sản tài chính hay đã có sẵn tích luỹ nhưng đang sử dụng vào mục đích khác như: đầu tư, cho vay, gửi tiết kiệm dài hạn, thì khả năng thanh toán của họ là hoàn toàn có thể và được đảm bảo. Nắm bắt được nhu cầu này, các ngân hàng thương mại đã bắt đầu thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng đối với cá nhân trong vài năm gần đây.
    Hiện nay, thị trường cho vay tiêu dùng đã không còn là một thị trường tiềm năng nữa mà đã trở thành một thị trường có lợi nhuận hấp dẫn đối với các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) là một trong những ngân hàng tại Việt Nam đang cung cấp các sản phẩm cho vay tiêu dùng. Hoạt động này đã được triển khai không phải là dài nhưng cũng đạt được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, không thể không gặp những khó khăn và khúc mắc, bất cập do các nhân tố khách quan cũng như các nhân tố chủ quan mang lại.
    Vì những lý do trên nên em quyết định chon đề tài: “Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo – PGS.TS Lưu Thị Hương cũng như sự giúp đỡ của các cán bộ phòng tín dụng của Ngân hàng Đông Nam Á.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Dựa trên cơ sở những phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Đông Nam Á để tìm ra những tác động làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, nhờ đó biết được những mặt còn hạn chế, tìm ra nguyên nhân để tìm ra những giải pháp và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng, đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của khách hàng.

    3. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.
    - Phương pháp điều tra, so sánh.
    - Phương pháp phân tích, khái quát.
    - Phương pháp tổng hợp, thống kê.

    4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay tiêu dùng.
    - Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á.

    5. Kết cấu của chuyên đề
    - Phần mở đầu.
    - Nội dung gồm ba chương:
    ã Chương I: Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay tại các Ngân hàng thương mại.
    ã Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á.
    ã Chương III: Các giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á.
    - Kết luận.

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    PHẦN NỘI DUNG 4

    CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
    1.1. Khái quát về các Ngân hàng thương mại 4
    1.1.1. Khái niệm 4
    1.1.2. Đặc điểm chủ yếu của các Ngân hàng thương mại là 4
    1.1.3. Hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại 4
    1.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng 6
    1.2.1. Khái niệm 6
    1.2.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay tiêu dùng 6
    1.2.3. Các loại cho vay tiêu dùng 8
    1.2.3.1. Căn cứ vào mục đích vay 8
    1.2.3.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả 9
    1.2.3.3. Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ 11
    1.2.4. Quy trình cho vay tiêu dùng 12
    1.2.5. Các chỉ tiêu dùng để đánh giá việc mở rộng cho vay tiêu dùng 14
    1.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu dư nợ cho vay 14
    1.2.5.2. Các chỉ tiêu nợ quá hạn 15
    1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại 16
    1.3.5. Nhân tố chủ quan 16
    1.3.5.1. Định hướng phát triển của ngân hàng 16
    1.3.5.2. Năng lực tài chính của Ngân hàng 16
    1.3.5.3. Chất lượng nguồn nhân lực 17
    1.3.5.4. Qui mô vốn của ngân hàng 17
    1.3.5.5. Qui trình và thủ tục cho vay của ngân hàng 18
    1.3.5.6. Hệ thống thông tin và công nghệ khách hàng 18
    1.3.6. Nhân tố khách quan 18
    1.3.6.1. Môi trường kinh tế 18
    1.3.6.2. Môi trường văn hoá- xã hội 19
    1.3.6.3. Môi trường pháp lý 19
    1.3.6.4. Định hướng phát triển và chính sách kinh tế của Nhà nước 19
    1.3.6.5. Các yếu tố thuộc về bản thân khách hàng 20

    CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á 22
    2.1. Khái quát 22
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á 22
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức cuả ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á 23
    2.1.3. Khái quát các hoạt động chủ yếu 27
    2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế 32
    2.2. Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á 33
    2.2.1. Thực trạng cho vay tiêu dùng 34
    2.2.2. Phân tích mức độ mở rộng cho vay tiêu dùng 35
    2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Đông Nam Á 39
    2.3.1. Những kết quả đã đạt được trong thời gian qua 39
    2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 41

    CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á 43
    3.1. Định hướng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á 43
    3.1.1. Định hướng chung 43
    3.1.2. Định hướng trong cho vay tiêu dùng 43
    3.2. Giải pháp nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đông Nam Á 45
    3.2.1. Thiết lập và hoàn thiện chính sách cho vay tiêu dùng 45
    3.2.2. Cải tiến quy trình cho vay tiêu dùng 46
    3.2.2.1. Mức cho vay hợp lý và hấp dẫn 46
    3.2.2.2. Thời hạn vay vốn đa dạng và phù hợp 47
    3.2.2.3. Lãi suất linh hoạt 48
    3.2.2.4. Phương thức thu hồi nợ gốc và lãi vay không quá cứng nhắc 48
    3.2.3. Mở rộng nguồn vốn huy động 49
    3.2.4. Thường xuyên khảo sát, đánh giá, thu thập và phân tích các thông tin về nhu cấp tiêu dùng của khách trong từng thời thời kỳ kinh tế 50
    3.2.5. Đẩy mạnh công tác quảng bá, tiếp thị hoạt động cho vay tiêu dùng một cách thiết thực 51
    3.2.6. Nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như chất lượng phục vụ và bảo đảm tiện ích tối đa cho khách hàng 52
    3.2.6.1. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng để có được đội ngũ cán bộ đạt tiêu chuẩn 52
    3.2.6.2. Mở rộng thêm nhiều điểm giao dịch 53
    3.2.6.3. Hoàn thiện hơn sản phẩm cho vay tiêu dùng để có thể cung cấp cho đối tượng khách hàng rộng hơn 54
    3.2.6.4. Chính sách khách hàng hợp lý 54
    3.2.7. Không ngừng hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 55
    3.2.8. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng 56

    KẾT LUẬN 58

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...