Thạc Sĩ Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện an nhơn

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 15/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của đề tài.
    Năm 2011 là năm thứ 2 khôi phục kinh tế sau cuộc khủng
    hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Trong bối cảnh kinh tế thế giới
    còn nhiều khó khăn, kinh tế trong nước tiếp tục gánh chịu lạm phát
    tăng cao, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh vẫn xảy ra trên cây
    trồng, vật nuôi . Những yếu tố bất lợi trên đã tác động mạnh đến
    hoạt động sản xuất kinh doanh và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời
    sống dân cư trong nước.
    Ngay từ đầu năm, Thủ tướng Chính phủ đã quán triệt nhiệm
    vụ và thực hiện nhiều giải pháp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn
    định kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Với mục tiêu này, ngày 12
    tháng 04 năm 2010 Thủ tướng Chính Phủ ra nghị định số
    41/2010/NĐ-CP ban hành quy định về chính sách tín dụng phục vụ
    phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của nông
    dân và cư dân sống ở nông thôn. Kèm theo Nghị định này , Ngân
    hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
    (NHNo&PTNT VN) đã có Quyết định số 881/QĐ-HĐQT-TDHo
    ngày 16 tháng 07 năm 2010 về việc ban hành quy định thực hiện
    Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính Phủ về chính sách tín dụng
    phục vụ phát triển nông nghiệp , nông thôn nhă ̀ m mơ ̉ rô ̣ ng cho vay,
    đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, xây
    dựng cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời
    sống của nhân dân.
    Do đó, sau khi có quyết định, NHNo&PTNT đã chủ động phối
    hợp với Hội Nông dân, Hội phụ nữ các cấp tuyên truyền và triển khai
    nội dung Nghị định 41 tới hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp trong
    toàn quốc nhằm tổ chức, thực hiện đồng bộ và có hiệu quả, đáp ứng
    vốn kịp thời cho các Hộ sản xuất vay vốn.
    Để thực hiện chính sách này có hiệu quả thì nhu cầu vốn đòi
    hỏi rất lớn từ nội lực các gia đình, hộ kinh doanh, từ ngân sách và từ
    nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế việc mở rộng
    cho vay đối với hộ sản xuất ngày càng khó khăn do món vay nhỏ, chi
    phí nghiệp vụ cao, đối tượng vay gắn liền với điều kiện thời tiết,
    nắng mưa bảo lụt, hạn hán nên ảnh hưởng rất lớn đến đồng vốn vay,
    khả năng rủi ro luôn tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng.
    Bởi vậy, mở rộng cho vay phải đi kèm với việc nâng cao chất
    lượng, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng là mục tiêu hàng
    đầu của Ngân hàng. Riêng ở Huyện An Nhơn, Người nông dân mấy
    năm qua đã gắn bó, gần gũi với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
    triển Nông thôn Huyện An Nhơn thực sự đã là người bạn đồng hành.
    Họ đã tiếp nhận vốn vay và sử dụng có hiệu quả nên thực sự đã hết
    được nghèo đói, một số hộ đã vươn lên làm giàu chính đáng. Vì vậy,
    mở rộng cho vay Hộ sản xuất là rất cần thiết, là thực sự thỏa mãn ý
    Đảng lòng dân luôn được các cấp các ngành quan tâm giúp đỡ.
    Nhận thức được những vấn đề trên và xuất phát từ thực tiễn
    cho vay Hộ sản xuất tại Ngân hàng - nơi bản thân tác giả hiện đang
    công tác nên tác giả quyết định chọn đề tài “Mở rộng cho vay Hộ
    sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
    Huyện An Nhơn” để nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
    2.Mục tiêu nghiên cứu.
    Vận dụng lý luận về những đặc trưng của Hộ sản xuất, vận
    dụng những lý luận về tín dụng hộ sản xuất để phân tích đánh giá
    thực trạng việc đầu tư cho vay Hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông
    nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện An Nhơn. Phân tích các nhân
    tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của Hộ sản xuất ở
    Huyện An Nhơn.
    Đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại trong thời
    gian qua trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp cho vay HSX nhằm góp
    phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và
    Phát triển Nông thôn Huyện An Nhơn ổn định và phát triển vững
    chắc; Mở rộng đầu tư vốn cho các Hộ sản xuất để tận dụng, khai thác
    những tiềm năng sẵn có về tài nguyên đất đai, mặt nước, lao động,
    tài nguyên khác . làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, cải thiện đời
    sống nhân dân, đảm bảo trả nợ được nguồn vốn vay ngân hàng.
    3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu đề tài là cho vay các Hộ sản xuất tại
    Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện An Nhơn
    trong những năm gần đây.
    Phạm vi nghiên cứu các Hộ sản xuất vay vốn phục vụ phát
    triển nông nghiệp, nông thôn phải cư trú và có cơ sở hoặc dự án sản
    xuất kinh doanh trên địa bàn Huyện An Nhơn trong giai đoạn 2009-2011, từ đó đưa ra giải pháp mở rộng cho vay Hộ sản xuất trong
    những năm kế tiếp.
    4.Phương pháp nghiên cứu.
    Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài này sử dụng các
    phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích lý luận giải thực tiễn
    như: Phương pháp chọn vùng nghiên cứu; Phương pháp thu thập
    thông tin; Phương pháp phân tích: từ nguồn thông tin và số liệu thu
    thập được, sau khi kiểm tra chọn lọc các chỉ tiêu tiến hành các
    phương pháp phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp tổng hợp
    thống kê mô tả, so sánh .để rút ra được những kết luận từ vấn đề
    nghiên cứu.

    5.Bô ́ cuc đê ̀ ta ̀ i .
    Ngoài lời mở đầu và kết luận, cấu trúc của luận văn chia thành
    ba chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về mở rộng cho vay Hộ sản xuất
    trong các Ngân hàng Thương mại.
    Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay Hộ sản xuất tại Ngân
    hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện An Nhơn.
    Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay Hộ sản xuất tại Ngân
    hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện An Nhơn.
     
Đang tải...