Báo Cáo Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi n

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu chung



    LỜI MỞ ĐẦU


    Việt Nam đang trong thời kỳ đầu phát triển của một nền kinh tế, khuyến khích và hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ là hướng đi đúng đắn. Đến nay cả nước có một số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

    Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có những đặc thù riêng, mang nhiều lợi thế cũng như những hạn chế so với các doanh nghiệp lớn, hiện nay khối doanh nghiệp này có tiềm năng phát triển rất lớn nhưng đang phải đối mặt với vô số những khó khăn và thách thức, trong đó khó khăn lớn nhất là vấn đề thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh, Nhiều ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang “khát vốn”.

    Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước thực hiện thắt chặt tiền tệ, nâng lãi suất để giảm lạm phát, hệ thống ngân hàng thực hiện cơ cấu lại nợ cho vay theo hướng chọn lọc khách hàng nhằm đảm bảo mục tiêu kiểm soát, cộng với việc tăng giá nhiều mặt hàng đầu vào. Hàng loạt các doanh nghiệp phải tuyên bố ngừng hoạt động nhưng thực chất là phá sản do doanh thu không đủ bù đắp chi phí khi lạm phát và lãi suất thị trường bị đẩy lên quá cao. Để vượt qua những khó khăn trước mắt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và các ngân hàng thương mại về vấn đề tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh.

    Thành phố Thanh Hoá là một địa bàn dân cư có số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có tiềm năng rất lớn khai thác tín dụng từ đối tượng này. Trong thời gian thực tập tại Viettinbank chi nhánh Thanh Hoá, qua quá trình tìm hiểu và phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, em nhận thấy rằng mở rộng cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ đang được chi nhánh chú trọng phát triển, và đây cũng là phương hướng chỉ đạo mà Hội sở Viettinbank đã đưa ra. Vì vậy em đã mạnh dạn chọn đề tài “Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thanh Hoá” để thực hiện nghiên cứu.


    PHẦN I


    TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH HÓA

    1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – chi nhánh Thanh Hóa.

    Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập từ năm 1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là một NHTM lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam, với hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc gồm 150 Sở Giao dịch, Chi nhánh; trên 800 phòng giao dịch; có 4 công ty hạch toán độc lập; 3 đơn vị sự nghiệp và góp vốn liên doanh thành lập Ngân hàng Indovina. Mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nước và quốc tế, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống.

    Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá được thành lập theo Quyết định số 65/NH-QĐ ngày 08/7/1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/9/1988, có trụ sở chính tại số 17 Phan Chu Trinh, Phường Điện Biên, Thành phố Thanh Hoá. Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Thanh Hoá thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng, chế độ hạch toán kế toán đầy đủ chi phí và thu nhập. Hoạt động của Chi nhánh phụ thuộc vào Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về phân phối thu nhập và các cơ chế quản lý, quy trình nghiệp vụ. Từ ngày thành lập đến nay, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Thanh Hoá luôn khẳng định được vai trò, vị trí của một NHTM hàng đầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, luôn đi tiên phong trong công cuộc đổi mới. Tuy có những lúc thăng trầm theo nhịp đập của nền kinh tế đất nước song trong trong cả quá trình hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành là một sự phát triển đi lên với tốc độ nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế tỉnh nhà.

    1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí

    Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá thực hiện theo mô hình tổ chức là Chi nhánh cấp I của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu mà Chi nhánh thực hiện bao gồm: Huy động vốn; Cho vay; Bảo lãnh; Tài trợ thương mại; Thanh toán, chuyển tiền; Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử.

    Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận được quy định như sau:

    ● Ban Giám đốc: quản lý, điều hành mọi hoạt động trong ngân hàng.

    ● Phòng tổ chức - hành chính:

    - Thực hiện công tác tổ chức, đào tạo cán bộ;

    - Quản lý lao động, tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các chế độ liên quan đến chính sách của cán bộ công nhân viên;

    - Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh;

    - Thực hiện công tác bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn tài sản tại ngân hàng.

    ● Phòng khách hàng doanh nghiệp:

    - Trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ;

    - Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng;

    - Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp;

    - Tham mưu cho Ban Giám đốc dự kiến kế hoạch kinh doanh;

    - Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh;

    - Báo cáo hoạt động kinh doanh;

    - Thực hiện công tác thi đua khen thưởng;

    - Làm đầu mối trong việc thực hiện chế độ kiểm tra ,kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...