Tiểu Luận Mô phỏng robot dạng khớp nối sử dụng Easy-ROB

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Mai Kul, 5/12/13.

  1. Mai Kul

    Mai Kul New Member

    Bài viết:
    1,299
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo bài tập lớn

    MỤC LỤC
    Phần 1. Tổng quan về bài tập lớn 2
    I. Đề bài 2
    II. Danh sách thành viên 2
    Phần 2. Giới thiệu về phần mềm Easy-Rob 3
    I. Kỹ thuật mô phỏng robot 3
    II. Giới thiệu phần mềm Easy-Rob 3
    III. Giao diện của phần mềm Easy-Rob 6
    1. Các menu chính: . 6
    2. Các thanh công cụ: . 7
    IV. Lưu đồ giải thuật của 1 bài toán mô phỏng sử dụng Easy-Rob . 8
    V. ERPL – Ngôn ngữ lập trình của Easy-ROB . 9
    Phần 3. Tổng quan về robot khớp nối . 11
    Phần 4. Mô phỏng robot khớp nối sử dụng phần mềm Easy-ROB . 14
    I. Xây dựng hệ trục tọa độ 14
    II. Thiết kế hình dáng Robot 15
    III. Thiết kế cơ cấu chấp hành gắn vào tay robot 17
    IV. Thiết kế đối tượng làm việc cho robot . 19
    V. Lập trình cho robot. 20
    Phần 5. Chạy thử mô phỏng. 23
    KẾT LUẬN 24


    Phần 2. Giới thiệu về phần mềm Easy-Rob
    I. Kỹ thuật mô phỏng robot
    Mô phỏng là một kỹ thuật hiện đại, được áp dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên
    cứu và sản xuất.
    Khi nghiên cứu về điều khiển robot, ta có thể thực hiện điều khiển trực tiếp
    robot hoặc điều khiển mô phỏng. Điều khiển mô phỏng là dùng các mô hình tính
    toán động học và động lực học của robot kết hợp với các phương pháp đồ họa trên
    máy vi tính để mô tả về kết cấu và hoạt động của cánh tay robot
    Nghiên cứu về mô phỏng hoạt động của robot trên máy tính giúp cho các nhà
    thiết kế nhanh chóng lựa chọn được phương án hình- động học của robot, có thể
    kiểm tra khả năng hoạt động của robot trên màn hình, kiểm tra sự phối hợp của robot
    với các thiết bị khác trong dây chuyền. Điều này rất có ý nghĩa trong quá trình thiết
    kế chế tạo robot mới hoặc bố trí dây chuyền sản xuất.
    Qua mô phỏng người thiết kế có thể đánh giá tương đối đầy đủ khả năng làm
    việc của phương án thiết kế mà không cần chế thử. Nó cũng được xem là phương
    tiện đối thoại, hiệu chỉnh thiết kế theo yêu cầu đa dạng của người sử dụng.
    Phương pháp lập trình mô phỏng cũng giúp người thiết kế chọn được quỹ đạo
    công nghệ hợp lý của robot trong quá trình làm việc với một đối tượng cụ thể hay
    phối hợp các thiết bị khác trong một công đoạn sản xuất được tự động hóa.
    Hiện này có nhiều phần mềm công nghiệp và các phần mềm nghiên cứu khác
    nhau để mô phỏng robot, phạm vi ứng dụng và giá thành của chúng cũng khác nhau.
    Ở đây chúng ta nghiên cứu phương pháp mô phỏng robot dùng phần mềm EasyRob.
    II. Giới thiệu phần mềm Easy-Rob
    Easy-Rob là công cụ mô phỏng robot sử dụng đồ họa trong không gian ba chiều
    (3D) và các hình ảnh có thể hoạt động được. Một hệ thống 3D-CAD sử dụng đơn
    giản cho phép tạo ra các khối hình học cơ bản như khối trụ, khối cầu, khối chữ nhật,
    khối tam giác . để vẽ kết cấu robot. Trong Easy-Rob có thể dùng chuột để quay hoặc
    tịnh tiến robot đến một tọa độ tùy ý. Easy-Rob cũng có các chức năng phóng to, thu
    nhỏ đối tượng vẽ như nhiều phần mềm khác Chương trình cho phép thiết kế các
    robot đến 12 bậc tự do. Chuyển động của robot có thể được điều khiển theo các biến
    khớp hoặc các tọa độ Đề Các. Có thể mô tả động học của robot theo kiểu DH hoặc
    trong hệ tọa độ toàn cục (Universal Coordinates). Easy-Rob đã có sẵn các trình điều
    Trang 4
    khiển động học thuận và ngược của các cấu hình robot thông dụng, khi thiết kế ta
    chỉ cần khai báo kiểu động học thích hợp. Trong trường hợp robot có kết cấu đặc
    biệt hoặc có các khâu bị động gắn với các chuyển động của các khớp thì cần phải
    giải bài toán động học ngược hoặc xác định hàm toán học mô tả sự phụ thuộc đó
    bằng ngôn ngữ C và sau đó dùng tập tin Make.exe trong C để dịch thành tập tin thư
    viện liên kết động er_kin.dll (Easy-Rob kinematic Dynamic link library), khi chạy
    chương trình, Easy-Rob sẽ liên kết với tập tin này và thực hiện kiểu động học đã được
    khai báo trong chương trình điều khiển.
    Easy-Rob có một số các lệnh điều khiển riêng, chương trình được viết theo kiểu
    xử lý tuần tự, tập tin dạng text, có thể soạn thảo chương trình trong bất kỳ trình soạn
    thảo nào. Các công cụ gắn trên khâu chấp hành cuối có thể thay đổi được. Chúng ta
    có thể viết một chương trình chuyển động cho một robot theo một quỹ đạo mong
    muốn, có thể kiểm tra khả năng vươn tới của cánh tay, xác định vùng làm việc của
    robot Robot mô phỏng có thể cầm nắm hoặc thả các đối tượng làm việc. Các
    chuyển động của robot có thể ghi vào một tập tin và có thể thực hiện lại.
    Phần mềm cho phép ta xem được các hệ tọa độ gắn trên các khâu của robot,
    xem được quỹ đạo chuyển động của điểm cuối công cụ gắn trên khâu chấp hành
    cuối. Phần mềm còn có nhiều tiện ích khác như: cho phép ta lập trình điều khiển
    robot bằng phương pháp dạy học, thiết kế các đối tượng làm việc của robot, có các
    cửa sổ về tọa độ và giá trị góc quay của các khớp tại từng thời điểm khi robot hoạt
    động .
    Việc sử dụng phần mềm Easy-Rob để mô phỏng robot giúp chúng ta hai khả
    năng nghiên cứu:
    - Mô phỏng lại một robot đã có và các đối tượng làm việc của nó. Đánh giá
    khả năng làm việc và mức độ linh hoạt của robot, xác định các thông số điều khiển,
    quỹ đạo chuyển động để dùng trong điều khiển thực.
    - Nghiên cứu thiết kế động học, các kích thước và kết cấu của robot trên máy
    tính để có thể chọn được phương án động học tốt nhất đảm bảo cho robot hoàn
    thành các nhiệm vụ yêu cầu.
    Trang 5
    Tóm lại, có thể thấy việc sử dụng phần mềm Easy-ROB có một số ưu điểm như
    sau:
     dễ dàng thiết kế được robot, cơ cấu chấp hành, đối tượng làm việc dưới dạng
    3D
     xem được quỹ đạo chuyển động của điểm cuối tay robot, xem được các hệ tọa
    độ gắn trên từng khâu của robot
     có thể thực hiện mô phỏng chuyển động của robot bằng thao tác chuột, bằng
    các câu lệnh thay đổi vị trí robot, thay đổi các giá trị biến khớp
     có thể mô phỏng hoạt động gắp/thả vật của robot tương tự như trong thực tế
    và những khuyết điểm so với các phương pháp mô phỏng khác:
     chỉ giải được bài toán động học vị trí, quỹ đạo chuyển động, không mô tả được
    robot về mặt động lực học
     chưa cho phép xây dựng được các bộ điều khiển cụ thể, chưa thể tự thiết kế
    quỹ đạo chuyển động cho robot, điều khiển chuyển động chỉ được coi là lý
    tưởng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...