Luận Văn Mô phỏng quy trình công nghệ nhà máy lọc dầu Nam Việt bằng phần mềm Hysys

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KẾT LUẬN

    ​ Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Mô phỏng quy trình công nghệ nhà máy lọc dầu Nam Việt bằng phần mềm Hysys” sau một thời gian tìm hiểu, nắm bắt và cũng cố kiến thức về:

    - Tổng quan về phần mềm Hysys.
    - Các thao tác để tiếp cận Hysys trong mô hình hoá tĩnh.
    - Sơ lược về nhà máy lọc hóa dầu Nam Việt.
    Qua luận văn này chúng em thấy rằng phần mềm Hysys là phần mềm có ứng dụng thực tiễn trong lĩnh vực dầu khí, thông qua Hysys người mô phỏng như đang làm việc trên thực tế, các thông số công nghệ của các thiết bị cũng như chế độ vận hành của nhà máy có thể được thay đổi dễ dàng. Tuy nhiên Hysys chỉ là công cụ hỗ trợ cho việc tính toán, mô phỏng một cách nhanh chóng, còn quan trọng vẫn là người vận hành. Người mô phỏng phải có khả năng sử dụng tốt phần mềm Hysys, đồng thời kiến thức chuyên ngành phải thật vững, mới có những ý tưởng hay, sáng tạo về nghiên cứu, thiết kế hay thay đổi các thông số và chế độ vận hành của thiết bị, phải biết phân tích đánh giá so sánh các kết quả do ý tưởng của mình đưa ra và thực tế. Từ đó đưa ra chế độ vận hành cũng như thông số vận hành tối ưu nhằm mục đích đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
    Vì đề tài này là một trong những đề tài còn rất mới. Do trình độ kiến thức và thời gian còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiết sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, cũng như các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
    Xin chân thành cảm ơn!

    Chương 1
    TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM HYSYS

    1.Tầm quan trọng của các phần mềm mô phỏng.

    2.Giới thiệu về phần mềm Hysys.
    3. Ứng dụng của Hysys.


    4.Giới thiệu về cấu trúc của Hysys.

    5. Các thao tác đễ tiếp cận phần mền Hysys trong mô hình hóa tỉnh.
    Chương 2
    SƠ LƯỢC VỀ CÔNG NGHỆ NHÀ MÁY LỌC DẦU NAM VIỆT

    1. Sơ lược về nguyên liệu của nhà máy (condensate).
    1.1. Giới thiệu về condensate và nguồn gốc của condensate
    Condensate còn gọi là khí ngưng tụ hay lỏng đồng hành, là dạng trung gian giữa dầu và khí có màu vàng rơm. Condensate là hỗn hợp hydrocarbon lỏng tỷ trọng thấp có mặt như thành phần thể khí (người ta thường gọi là phần lỏng ngưng trong khí) đặc trưng cho phân đoạn C[SUB]5[/SUB][SUP]+[/SUP]. Condensat không chỉ thu được từ quá trình khai thác dầu mỏ, mà nó còn đươc hình thành khi chất lỏng ngưng tụ, từ dòng khí trong đường ống. Độ API của Condensate từ 50 đến 120. Trong quá trình khai thác dầu và khí, condensate bị lôi cuốn theo khí đồng hành hay khí thiên nhiên, được ngưng tụ và thu hồi sau khi qua các bước xử lý, tách khí bằng các phương pháp làm lạnh ngưng tụ, chưng cất nhiệt độ thấp, hấp phụ hay hấp thụ bằng dầu. Tính chất của nó thì còn tùy thuộc vào nguồn, và ứng dụng của nó : Trong nhà máy lọc dầu, tùy vào tính chất của condensate, nếu tốt làm cấu tử pha trộn xăng, nếu xấu thì người ta trộn với dầu thô đi chưng cất lại.
    Các nguồn Condensate tại Việt Nam bao gồm chủ yếu là Condensate Bạch Hổ được chế biến tại nhà máy chế biến khí Dinh Cố, Condensate Nam Côn Sơn, Condensate Rồng Đôi. Thuộc tính của các loại Condensate cũng khác nhau, và condensate của Bạch Hổ tương đối nhẹ hơn so với các loại condensate còn lại và được phối trộn trực tiếp với xăng có chỉ số Octan cao (Reformat) và cấu tử pha xăng có trị số Octane cao MTBE để thu được xăng RON 83. Còn những nguồn Condensate Nam Côn Sơn và Rồng Đôi, thì tương đối nặng hơn nên phải trải qua quá trình chế biến để thu được phân đoạn naptha và các sản phẩm khác như white spirit, DO, FO



    2. Các sản phẩm của nhà máy.
    3. Cơ sở lý thuyết của quá trình chưng cất
    4. Sơ đồ công nghệ của quá trình chưng cất condensate.
    Chương 3
    MÔ PHỎNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NHÀ MÁY LOC HÓA DÀU NAM VIỆT BẰNG PHẦN MỀM HYSYS

    1. Mục đích của mô phỏng
    Mô phỏng là công cụ cho phép người kỹ sư tiến hành công việc một cách hiệu quả hơn khi thiết kế một quá trình mới hoặc phân tích, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến một quá trình đang hoạt động trong thực tế.
    Tốc độ của công cụ mô phỏng cho phép khảo sát nhiều trường hợp hơn trong cùng thời gian với độ chính xác cao hơn nếu so với tính toán bằng tay. Hơn nữa chúng ta có thể tự động hóa quá trình tính toán các sơ đồ công nghệ để tránh việc phải thực hiện các phép tính lặp không có cơ sở hoặc mò mẫn. Ví dụ,chúng ta có thể sử dụng một mô phỏng nẫu để nghiên cứu sự vận hành của một nhà máy khi thay đổi nguồn nguyên liệu hoặc các điều kiện vận hành của các thiết bị ảnh hưởng đến hiệu suất thu và chất lượng sản phẩm như thế nào? Điều này sẽ đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm và an toàn hơn nhiều so với thử trên nhà máy thực tế. Vì rằng cơ sở tính toán các công cụ mô phỏng thường được dựa trên các bộ cơ sở dữ liệu chuẩn hóa., nên một khi đã xây dựng một mô hình hợp lý thì bất cứ một kỹ sư nào cũng có thể sử dụng nó để tính toán và cho kết quả chính xác.
    2. Các bước tiến hành mô phỏng.
    3. Kết quả mô phỏng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...