Thạc Sĩ Mô phỏng phân bố góc, tỷ phần các đơn vị cấu trúc và cơ tính của các vật liệu hai nguyên AOx

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    Danh mục các từ viết tắt và ký hiệu . 1
    Danh mục các bảng số liệu trong luận án . 2
    Danh mục các hình vẽ trong luận án 4
    Mở đầu . 8


    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ
    PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG VẬT LIỆU SiO2 VÀ Al2O3
    1.1. Ôxít silíc (SiO2) 12
    1.2. Ôxít nhôm (Al2O3) 18
    1.3. Một số phương pháp mô phỏng các hệ ôxít . 22
    1.3.1. Mô phỏng ab initio 23
    1.3.2. Mô phỏng Monte–Carlo 25
    1.3.3. Mô phỏng động lực học phân tử . 26
    1.3.4. Phương pháp mô phỏng sử dụng trong luận án 27
    1.4. Tình hình nghiên cứu SiO2, Al2O3 lỏng và VĐH ở trong nước 27


    CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG
    VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH VẬT LIỆU
    2.1. Xây dựng mô hình SiO2 và Al2O3 29
    2.1.1. Phương pháp thống kê hồi phục 29
    2.1.2. Phương pháp động lực học phân tử 31
    2.1.3. Thế tương tác dùng trong mô phỏng SiO2 . 33
    2.1.4. Thế tương tác dùng trong mô phỏng Al2O3 . 34
    2.1.5. Gần đúng Ewald–Hansen . 35
    2.1.6. Điều kiện biên tuần hoàn . 39
    2.1.7. Các thông số mô hình 40
    2.2. Các tính toán vi cấu trúc của hệ ôxít . 41
    2.2.1. Hàm phân bố xuyên tâm . 41
    2.2.2. Số phối trí và độ dài liên kết . 44
    2.2.3. Phân bố góc liên kết . 46
    2.2.4. Phân bố quả cầu lỗ hổng 48
    2.2.5. Phân bố simplex . 51
    2.3. Mô phỏng động học không đồng nhất . 52
    2.3.1. Hàm tương quan hai điểm (Hàm van–Hove) 52
    2.3.3. Hàm tương quan bốn điểm . 54
    2.4. Tính toán cơ tính của mô hình vật liệu 62
    2.4.1. Tính toán mô-đun đàn hồi . 62
    2.4.2. Biến dạng theo một trục . 64


    CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁP SUẤT VÀ THẾ TƯƠNG TÁC
    LÊN MÔ HÌNH SiO2 LỎNG
    3.1. Hàm phân bố xuyên tâm . 65
    3.2. Số phối trí trung bình . 70
    3.3. Mật độ mô hình 71
    3.4. Phân bố góc liên kết . 75
    3.5. Kết luận chương 3 . 82
    CHƯƠNG 4: TƯƠNG QUAN GIỮA PHÂN BỐ GÓC VÀ TỈ PHẦN
    CỦA CÁC ĐƠN VỊ CẤU TRÚC
    4.1. Mô phỏng vật liệu SiO2 VĐH . 84
    4.1.1. Ảnh hưởng của áp suất lên vi cấu trúc của SiO2 VĐH . 85
    4.1.2. Phân bố góc liên kết . 87
    4.2. Mô phỏng vật liệu Al2O3 lỏng 91
    4.2.1. Ảnh hưởng của áp suất lên vi cấu trúc của Al2O3 lỏng 92
    4.2.2. Phân bố góc liên kết . 96
    4.3. Mô phỏng vật liệu Al2O3 VĐH 100
    4.3.1. Ảnh hưởng của áp suất lên vi cấu trúc của Al2O3 VĐH . 101
    4.3.2. Phân bố góc liên kết . 103
    4.4. Kết luận chương 4 . 104


    CHƯƠNG 5: ĐỘNG HỌC TRONG SiO2 VÀ Al2O3 LỎNG,
    CƠ TÍNH CỦA Al2O3 VĐH
    5.1. Khuếch tán trong SiO2 và Al2O3 lỏng 105
    5.2. Động học trong Al2O3 lỏng . 108
    5.2.1. Hàm tương quan hai điểm . 108
    5.2.2. Hàm tương quan bốn điểm 112
    5.3. Phân bố quả cầu lỗ hổng, simplex và cơ tính của Al2O3 VĐH 116
    5.3.1. Phân bố quả cầu lỗ hổng và simplex . 117
    5.3.2. Cơ tính của Al2O3 VĐH . 120
    5.4. Kết luận chương 5 . 124
    Kết luận 125
    Danh mục các công trình đã công bố . 127
    Tài liệu tham khảo 128

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Các hệ ôxít như SiO2 và Al2O3 có vai trò quan trọng trong công
    nghệ chế tạo vật liệu gốm, men, thủy tinh và các vật liệu kỹ thuật, được
    ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Việc hiểu biết về cấu trúc cũng
    như tính chất của các vật liệu ôxít này tại các nhiệt độ và áp suất khác
    nhau là rất quan trọng để cải tiến công nghệ chế tạo các vật liệu mới. Tuy
    nhiên, việc phân tích vi cấu trúc của các ôxít lỏng và VĐH bằng phương
    pháp thực nghiệm (như phổ X–ray, phổ năng lượng quang phát xạ, phổ
    cộng hưởng từ hạt nhân, phổ Raman, ) luôn gặp nhiều khó khăn do hiện
    tượng chuyển pha đa thù hình và tính đa thù hình của vật liệu này dưới
    các điều kiện nhiệt độ và áp suất khác nhau. Mặc dù được nghiên cứu
    rộng rãi bằng cả thực nghiệm và lý thuyết, vấn đề đa thù hình vẫn đang
    được tranh luận và còn nhiều điều chưa sáng tỏ, ví dụ sự biến đổi của
    PBGLK trong các đơn vị cấu trúc và tỉ phần của các đơn vị cấu trúc dưới
    tác động của nhiệt độ và áp suất. Trong thực tế, các thông số về PBGLK
    và tỉ phần các đơn vị cấu trúc có ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm
    sáng tỏ một số tính chất vật lí và hóa học của các vật liệu ô-xít như là việc
    xác định vị trí liên kết bề mặt chất xúc tác, năng lượng liên kết phổ quang
    phát xạ, các tính chất dao động, Trong luận án này, chúng tôi đặt vấn
    đề tìm hiểu mối tương quan giữa các tỉ phần đơn vị cấu trúc vi mô với
    PBGLK, mối quan hệ giữa cấu trúc vi mô với các tính chất vật lí khác như
    động học và cơ tính của hệ vật liệu ôxít này tại các điều kiện nhiệt độ và
    áp suất khác nhau.


    2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là các hệ ôxít hai nguyên SiO2 và
    Al2O3 ở trạng thái lỏng và trạng thái rắn VĐH. Nội dung nghiên cứu của
    luận án tập trung vào các vấn đề sau đây: 1) Ảnh hưởng của thế tương tác
    lên các mô hình SiO2 lỏng ; 2) Đặc trưng vi cấu trúc của SiO2 và Al2O3
    dưới tác động của áp suất; 3) PBGLK và mối tương quan với tỉ phần các
    đơn vị cấu trúc trong SiO2 và Al2O3; 4) Động học trong vật liệu SiO2 và
    Al2O3 lỏng; 5) Cơ tính của Al2O3 ở trạng thái rắn VĐH.

    3. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng phương pháp mô phỏng ĐLHPT, các phương pháp
    phân tích vi cấu trúc thông qua hàm PBXT; PBGLK; phân bố simplex;
    phân bố quả cầu lỗ hổng. Phương pháp Monte–Carlo được dùng để xác
    định thể tích của các quả cầu lỗ hổng. Phương pháp nén dãn mô hình để
    nghiên cứu cơ tính của vật liệu. Phương pháp hàm hai điểm và bốn điểm
    được sử dụng nghiên cứu động học của vật liệu.


    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    Luận án cung cấp nhiều thông tin chi tiết về ảnh hưởng của thế
    tương tác lên các mô hình vật liệu, vi cấu trúc của SiO2 và Al2O3 dưới tác
    động của áp suất. Đặc biệt là mối tương quan giữa PBGLK trong các đơn
    vị cấu trúc AOx (A là Si hoặc Al, x = 4, 5, 6) và OAy (y = 2, 3, 4) với tỉ
    phần của chúng trong vật liệu. Đây sẽ là kỹ thuật hỗ trợ cho các phân tích
    thực nghiệm trong nghiên cứu vi cấu trúc của các vật liệu có cấu trúc
    mạng mất trật tự. Luận án cung cấp các tính chất động học bên trong vật
    liệu SiO2 và Al2O3 lỏng, các thông tin về quả cầu lỗ hổng và simplex của
    Al2O3 VĐH tại các mật độ khác nhau. Ngoài ra, luận án còn cung cấp
    thông tin về cơ tính của Al2O3 VĐH và mối tương quan giữa phân bố quả
    cầu lỗ hổng và tỉ phần đơn vị cấu trúc vào sự biến dạng của vật liệu.


    5. Những đóng góp mới của luận án
    Luận án đã khảo sát có hệ thống các đặc trưng vi cấu trúc của hệ vật
    liệu ôxít SiO2 và Al2O3 lỏng và VĐH. Các mô hình vật liệu ôxít này được
    xây dựng bằng các thế tương tác khác nhau nhằm khảo sát sự ảnh hưởng
    của thế tương tác lên vi cấu trúc của vật liệu.
    Luận án đã xây dựng được các biểu thức giải tích mô tả mối tương
    quan giữa các PBGLK và tỉ phần các đơn vị cấu trúc của các vật liệu ôxít
    SiO2, Al2O3 lỏng và VĐH. Trên cơ sở biểu thức giải tích này, tỉ phần các
    đơn vị cấu trúc của vật liệu có thể được xác định từ các PBGLK đo được
    bằng thực nghiệm và ngược lại. Biểu thức tương quan này sẽ là công cụ
    hỗ trợ cho các kỹ thuật phân tích vi cấu trúc trong thực nghiệm. Trong
    luận án, biểu thức giải tích của mật độ phụ thuộc vào nồng độ các đơn vị
    cấu trúc của vật liệu cũng được xây dựng.
    Luận án đã nghiên cứu tích chất động học của vật liệu ôxít SiO2
    lỏng. Ngoài ra, động học của Al2O3 lỏng được nghiên cứu trên cơ sở hàm
    tương quan hai và bốn điểm.
    Luận án đã nghiên cứu có hệ thống về cơ tính của vật liệu Al2O3
    VĐH tại các mật độ khác nhau. Sự ảnh hưởng của quá trình biến dạng lên
    các tỉ phần đơn vị cấu trúc cũng như phân bố quả cầu lỗ hổng trong mô
    hình vật liệu cũng được khảo sát một cách cụ thể.


    6. Cấu trúc của luận án
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được bố cục gồm 5 chương.
    Chương 1 trình bày tổng quan về về đặc điểm vi cấu trúc và phương pháp
    mô phỏng các hệ vật liệu SiO2 và Al2O3.
    Chương 2 trình bày phương pháp mô phỏng ĐLHPT, thế tương tác
    của các mô hình vật liệu SiO2 và Al2O3, các phương pháp xác định cấu
    trúc vi mô của vật liệu, phương pháp hàm tương quan hai và bốn điểm
    cũng như nghiên cứu cơ tính của vật liệu bằng phương pháp biến dạng mô
    hình vật liệu.
    Chương 3 trình bày ảnh hưởng của thế tương tác, áp suất đến vi cấu
    trúc và mối tương quan giữa PBGLK với tỉ phần các đơn vị cấu trúc bên
    trong hệ vật liệu SiO2 lỏng.
    Chương 4 trình bày mối tương quan giữa PBGLK và tỉ phần các
    đơn vị cấu trúc trong các vật liệu dạng cấu trúc mạng như SiO2 VĐH,
    Al2O3 lỏng và VĐH.
    Động học trong mô hình vật liệu SiO2, Al2O3 lỏng cũng như cơ tính
    của vật liệu Al2O3 VĐH được trình bày chi tiết trong chương 5.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...