Luận Văn Mô phỏng kênh truyền dẫn AWGN sử dụng mã khối tuyến tính và mã xoắn

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 10/7/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hiện nay, ở các trường đại học, đặc biệt là các trường kỹ thuật, một tình trạng chung đang diễn ra là sự bất cập trong cân đối giữa nội dung lý thuyết và nội dung thực hành. Chương trình giảng dạy chủ yếu vẫn dựa vào sách vở là chính, sinh viên không có thời gian thực hành hoặc nếu có thì rất hạn hẹp và chỉ được thực hành một số trong rất nhiều môn được giảng trên lớp.
    Tình trạng này một phần suất phát từ cơ cấu của nền giáo dục đào tạo đang được dần hoàn thiện chưa đáp ứng được với đòi hỏi chung của xã hội. Mặt khác, nó còn có nguyên nhân là sự hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất của các trường. Nguyên nhân thứ nhất đang được Đảng và Nhà nước ta tiến hành nhiều biện pháp khắc phục. Còn vấn đề về cơ sở vật chất cho các trường đại học là một vấn đề lâu dài chưa thể giải quyết trong một thời gian ngắn.Trước mắt, mỗi trường đã có những biện pháp tạm thời nhưng hầu như chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của sinh viên khi đất nước đang mở cửa đón nhận nguồn tri thức to lớn của thế giới khoa học kỹ thuật.
    Một hướng đi mới đang được một số trường đại học trong đó có Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông thực hiện, đó là ứng dụng Công nghệ Thông tin trong giảng dạy và học tập .Mục đích của hướng đi này là sử dụng các phần mềm mô phỏng như một công cụ thay thế hữu hiệu cho các giáo cụ chưa thể trang bị cho sinh viên. Điều khiến cho ý tưởng này trở nên hấp dẫn không chỉ dừng lại ở đó. Hiệu quả của biện pháp này lại chính là ở chỗ, các phần mềm mô phỏng này lại do chính các sinh viên trong trường thực hiện thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học. Điều này giúp ích một cách sâu sắc cho quá trình nhận thức của sinh viên ,đó không còn là lối nhận thức thụ động tiêu cực mà đã mang tính tự giác, chủ động, kích thích lòng say mê khoa học và khả năng sáng tạo của sinh viên.
    Đề tài nghiên cứu khoa học mã số 01 - 2000 - HS.SV - RD -TH: "Mô phỏng kênh truyền dẫn AWGN sử dụng mã khối tuyến tính và mã xoắn" được ra đời và hoàn thiện trong chủ trương về hướng đi mới nói trên của Học viên Công nghệ Bưu chính Viễn thông mà trực tiếp là Khoa Viễn thông I bộ môn Vô tuyến. Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng đề tài cũng góp phần vào hoạt động nghiên cứu khoa học chung trong sinh viên Học viện và có khả năng mở rộng để áp dụng cho công tác đào tạo của Học viện.
    2. Nội dung của đề tài:
    Trong đề tài "Mô phỏng kênh truyền dẫn AWGN sử dụng mã khối tuyến tính và mã xoắn" ,chúng tôi nghiên cứu, khai thác và mô phỏng khâu mã hoá trong một tuyến thông tin chịu tác động của tạp âm Gausse trắng cộng. Cụ thể ở đây chúng tôi xét hai loại mã thông dụng là Mã xoắn và Mã khối tuyến tính. Việc mô phỏng được xây dựng thành dạng chương trình chạy trên nền Matlab một phần mềm mạnh và có hiệu quả trong việc mô phỏng các hệ thống, đặc biệt là các hệ thống viễn thông.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...