Luận Văn Mô hình Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước Trung Quốc

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mô hình Ủy ban Giám sát
    và Quản lý Tài sản Nhà nước Trung Quốc


    Tóm tắt. Trong gần bốn thập kỷ qua, cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một chủ đề thu hút sự quan tâm đặc biệt tại hầu khắp các quốc gia trên thế giới thuộc mọi trình độ phát triển. Quy mô rộng lớn và tính phi hiệu quả quá nghiêm trọng của DNNN đã dẫn tới xu thế cải cách. Kinh nghiệm cải cách cho thấy vai trò tối quan trọng của việc phải xác định được đại diện cho chủ sở hữu nhà nước vì đặc điểm riêng biệt của sở hữu nhà nước so với sở hữu tư nhân. Việc xác định và duy trì vai trò đại diện sở hữu nhà nước là một hành trình gian nan, và mô hình Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước Trung Quốc sẽ cung cấp nhiều thông tin có ý nghĩa thông qua các phân tích trong bài viết này.


    Kinh tế nhà nước là một khu vực kinh tế tồn tại ở tất cả quốc gia trên thế giới dưới nhiều hình thức khác nhau. Khu vực này đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, đặc biệt là giai đoạn sau chiến tranh tại các quốc gia. Đây là khu vực đi đầu trong phát triển công nghiệp nặng, dịch vụ công cộng và đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Điều này được ghi nhận trong thời kỳ khôi phục sau Chiến tranh thế giới thứ II ở châu Âu và Nhật Bản, thời kỳ sau chiến tranh Triều Tiên tại Hàn Quốc, và thời kỳ đầu xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Tuy nhiên, khi các nền kinh tế bước vào giai đoạn ổn định và phát triển, khi khu vực tư nhân đạt được sự lớn mạnh, thì khu vực kinh tế nhà nước, mà đại diện tiêu biểu là các doanh nghiệp nhà nước, lại


    bước vào thời kỳ suy thoái, mặc dù mức độ được đầu tư lớn hơn nhưng hiệu quả đem lại thấp hơn khu vực tư nhân rất nhiều lần. Tình trạng này kéo dài, khiến lòng tin của người dân vào việc chính phủ sử dụng đồng tiền thuế của họ bị suy giảm. Họ nhận thấy các doanh nghiệp nhà nước đang lãng phí tiền ngân sách, tình trạng tham nhũng và tính phi hiệu quả ngày càng trở nên trầm trọng. Kể từ những năm 1970, một số chính phủ đã nhận thấy tính nghiêm trọng của vấn đề DNNN và bắt đầu tiến hành các biện pháp cải cách. Biện pháp mạnh tay nhất là tư nhân hóa kể từ những năm 1980 và 1990 tại các quốc gia châu Âu như Anh, Pháp. Tại các nước xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước thậm chí còn đóng vai trò lớn hơn, là toàn bộ nền kinh tế trong thời kỳ kế hoạch hóa và tiếp tục là thành phần kinh tế chủ đạo khi các nước này chuyển sang kinh tế thị trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...