Chuyên Đề Mô hình tổng thể tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Khái quát về thực trạng tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội
    Tổ chức và hoạt động của Quốc hội hiện nay được quy định tương đối đầy đủ trong Hiến pháp, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội, Quy chế hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội
    Nhìn chung, tất cả các văn bản này đều xuất phát từ ý tưởng đề cao vị thế của Quốc hội. Tuy nhiên, tính trội của Quốc hội trong mối quan hệ với các cơ quan Nhà nước khác vẫn được duy trì như đang trong bối cảnh tập quyền trước đây. Tư duy về vị thế của Quốc hội chưa theo kịp nguyên tắc hiện nay là đòi hỏi sự phân công và phối hợp giữa các quyền (lập pháp, hành pháp , tư pháp).

    Xu hướng của các Luật được ban hành gần đây là tăng cường chức năng giám sát của Quốc hội, nhất là đối với Chính phủ. Tuy nhiên, thẩm quyền này chưa được làm sáng tỏ về mặt lý luận; chưa có cơ chế thuận lợi để thực hiện và chưa có cơ chế giám sát đối với chính Quốc hội.

    Chức năng lập pháp của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền cũng chưa được làm sáng tỏ dưới góc độ lý luận. Đó là các vấn đề: quyền lập hiến; quyền lập pháp “duy nhất” của Quốc hội; vấn đề uỷ quyền lập pháp; phân định ranh giới lập pháp và lập quy; thẩm quyền và hình thức giải thích Hiến pháp, luật; quy trình lập hiến và lập pháp; tiêu chí về chất lượng các đạo luật Trong mỗi vấn đề lớn trên đây còn có hàng loạt những vấn đề nhỏ khác đang được đặt ra, ví dụ như trong quy trình ban hành luật đặt ra vấn đề bảo đảm tính khoa học của chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, minh bạch hoá chính sách, dân chủ hoá quy trình v. v.

    Về bộ máy giúp việc và các hình thức tổ chức khác của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội: Gần đây, một số đơn vị được tổ chức nhằm giúp Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong công tác lập pháp. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các cơ quan đó gây ra sự chồng chéo về nhiệm vụ và một số điểm bất hợp lý khác. Cũng tương tự như vậy với việc thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội ở cấp tỉnh. Số lượng đại biểu chuyên trách như quy định hiện nay là hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh thực tế; song về lâu dài, cần có hướng giải quyết tương thích với đòi hỏi đối với chất lượng công tác lập pháp của Quốc hội.

    Đối với công tác lập pháp của Quốc hội, điều đáng quan tâm là chất lượng của luật và tiến độ xây dựng luật. Việc cải tổ quy trình lập pháp theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (tức là thông qua luật tại hai hay nhiều kỳ họp) sẽ dẫn đến hệ quả là bất kỳ một dự án luật nào cũng phải được thông qua và như vậy, không có khái niệm “dự luật bị bác bỏ”. Điều này đi ngược với xu hướng hiện nay là tăng cường chế độ trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội.
    Chỉ tiêu hoàn thành chương trình xây dựng pháp luật đã thúc ép việc ban hành các luật đã được đưa vào kế hoạch. Tình trạng còn có nhiều luật, pháp lệnh “khung” để rồi “chờ” Nghị định của Chính phủ là hiện tượng tương đối phổ biến hiện nay ở nước ta.

    Việc thảo luận dự án luật còn chưa thể hiện tính chuyên nghiệp; vai trò của đại biểu chuyên trách còn hạn chế. Các đại biểu khác còn phụ thuộc vào ý kiến của Đoàn đại biểu Quốc hội mà chưa thể hiện rõ chính kiến cá nhân.
    Về cơ cấu tổ chức: sự hiện diện của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong giai đoạn hiện nay với tư cách là cơ quan hiến định có thể được lý giải bằng nhu cầu thực tế của tổ chức Nhà nước. Về lâu dài, cần có định hướng để cải tổ thiết chế này để phù hợp hơn với vị trí pháp lý của Quốc hội – cơ quan đại diện cao nhất và cơ quan lập hiến, lập pháp của Nhà nước theo quy định của Hiến pháp. Một vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu cải tiến mối quan hệ giữa Quốc hội với cơ quan Thường trực của mình trong bối cảnh xây dựng Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền. Việc phân định thẩm quyền lập pháp và thẩm quyền ban hành pháp lệnh còn chưa rõ ràng. Vai trò của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong quy trình lập pháp và trong hoạt động giám sát của Quốc hội còn có vướng mắc về lý luận, có dấu hiệu vi phạm thẩm quyền tuyệt đối của cơ quan cao nhất của quyền lực Nhà nước.

    Về các Uỷ ban của Quốc hội: vừa qua, các Uỷ ban thường trực của Quốc hội đã được tăng cường vai trò và một bước chuyên trách hoá. Trên thực tế, do nhiều nguyên nhân, nguyên tắc làm việc tập thể của Uỷ ban vẫn chưa được bảo đảm. Vì vậy, việc thẩm tra còn chưa đạt kết quả mong muốn.
    Các đại biểu Quốc hội còn được bầu do “cơ cấu” nên chất lượng hoạt động của một số đại biểu là chưa cao. Một số thẩm quyền được Hiến pháp hay luật giao cho đại biểu Quốc hội nhưng không được đại biểu sử dụng hay không có điều kiện hiện thực hoá (như trình dự án luật, pháp lệnh); một số khác lại được tích cực sử dụng nhưng chưa có hiệu quả cao như quyền chất vấn các thành viên Chính phủ.

    Từ việc phân tích những hạn chế về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, cần phát hiện những nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện thiết chế này nhằm đáp ứng tiêu chí và đặc điểm của mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
    2. Các nguyên tắc và yêu cầu của việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
    Nguyên tắc bảo đảm chủ quyền nhân dân: Chủ quyền nhân dân là một tiêu chí hàng đầu đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bản chất “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” của mô hình Nhà nước này đòi hỏi phát huy và bảo đảm để: quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, sự tập trung, thống nhất quyền lực Nhà nước vào nhân dân; bảo đảm sự toàn quyền của nhân dân trong việc hình thành các cơ quan Nhà nước và tổ chức quyền lực Nhà nước; bảo đảm quyền của nhân dân quyết định và tham gia quyết định các vấn đề của xã hội; bảo đảm sự kiểm soát của nhân dân đối với quyền lực Nhà nước.
    Nguyên tắc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội: Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền là cơ quan mang một phần rất chủ yếu của chủ quyền nhân dân, được nhân dân uỷ quyền một cách hợp pháp để thực hiện những thẩm quyền quan trọng mang tính quyền lực Nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...