Chuyên Đề Mô hình tổng thể tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Khái quát về thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp
    Tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp ở nước ta hiện nay được quy định cụ thể trong Hiến pháp 1992, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, các Pháp lệnh về Thi hành án và về Luật sư, các văn bản pháp quy khác.
    Theo tinh thần của các văn bản nói trên, vị thế cũng như cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp có một sự thay đổi rất lớn phản ánh tinh thần của chủ trương đẩy mạnh cải cách tư pháp được Đảng ta đề xướng trong thời gian gần đây. Có thể thấy những biểu hiện tích cực như sau:

    - Mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống tòa án có sự chuyển biến tương đối hợp lý. Theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, hệ thống tòa án ở nước ta bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao; các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các Tòa án quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các Tòa án quân sự; các Tòa án khác do luật định. Trong Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức các Tòa chuyên trách gồm: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính. Trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao còn có ba Tòa phúc thẩm: Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội, Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh. So với trước đây, cơ cấu tổ chức và hoạt động của từng bộ phận trong hệ thống tòa án cũng có sự đổi mới, chẳng hạn: thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử; bỏ thẩm quyền xét xử theo thủ tục sơ thẩm đồng thời chung thẩm của Tòa án nhân dân tối cao; bỏ ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và có sự thay đổi cơ cấu thành phần Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo hướng giảm số lượng thành viên; bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn mới của Tòa án nhân dân tối cao; thay đổi thành phần của ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; mở rộng thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; bổ sung các quy định về các tiêu chuẩn của Thẩm phán và của Hội thẩm nhân dân và quy định mới về trách nhiệm của họ về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; bổ sung quy định mới về sự giám sát của nhân dân đối với Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân . Trên thực tế, vai trò của tòa án ngày càng nâng cao, nội dung hoạt động của tòa án không chỉ bó hẹp trong chức năng xét xử mà được mở rộng ở 4 nội dung chính: hòa giải, xét xử, tuyên bố phá sản và tòa án cấp trên chỉ đạo đường lối xét xử cho tòa án cấp dưới.

    - Chức năng và phưong thức hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân có sự thay đổi quan trọng phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Theo Hiến pháp 1992 sửa đổi và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, mô hình tổ chức cũng như các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân không có thay đổi nhưng chức năng của Viện Kiểm sát đã được điều chỉnh để Viện Kiểm sát nhân dân chỉ tập trung thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, không thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội như trước kia. Phương thức và biện pháp thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp cũng thay đổi nhất định. Đồng thời có sự sửa đổi, bổ sung một số quy định về tổ chức và cán bộ của Viện Kiểm sát nhân dân, cụ thể là: giảm đầu mối cơ quan điều tra bằng cách bỏ cơ quan điều tra ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bổ sung điều luật mới về chức danh kiểm sát viên, điều tra viên .

    - Thủ tục hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp cũng có những thay đổi theo chiều hướng dân chủ và phù hợp hơn, chẳng hạn: tăng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện được xét xử những vụ án thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng ( đến 15 năm tù) trừ một số loại tội phạm nhất định; giới hạn xét xử được mở rộng hơn trên tinh thần vừa bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, vừa bảo đảm nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án; sửa đổi các quy định về thủ tục tranh tụng và nhiều quy định khác theo hướng mở rộng tranh tụng tại phiên tòa để kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ của mình tại phiên tòa; sửa đổi một số nguyên tắc của tố tụng hình sự nhằm bảo đảm việc bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của những người tham gia tố tụng; sửa đổi quy định về thời điểm tham gia tố tụng của người bào chữa theo hướng mở rộng hơn quyền của luật sư trong việc thu thập và đưa ra tài liệu, chứng cứ, tình tiết liên quan đến việc bào chữa của người bào chữa; phân định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của cấp trưởng và cấp phó của các cơ quan tiến hành tố tụng theo hướng khi được cấp trưởng phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án cụ thể thì cấp phó có quyền hạn như cấp trưởng; sửa đổi các quy định về biện pháp ngăn chặn theo hướng quy định chặt chẽ hơn việc áp dụng biện pháp bắt khẩn cấp, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, nhất là trách nhiệm phê chuẩn của Viện kiểm sát; quy định thủ tục tố tụng rút gọn, cả về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn, cả về thời hạn tố tụng của thủ tục rút gọn .

    Tuy nhiên, thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp hiện vẫn đang bộc lộ khá nhiều bất hợp lý.
    Trước hết đó là những bất hợp lý trong tổ chức và hoạt động của hệ thống tòa án.

    Với cách tổ chức tòa án như hiện nay, mỗi cơ quan tòa án các cấp đều được tổ chức với những cơ cấu và sức mạnh về nhân lực và tài chính tương đối đồng đều. Điều này dẫn đến tình trạng là có nơi thì tòa án bị quá tải còn có nơi thì tòa án thiếu việc làm. Qua các số liệu thống kê về thực tiễn xét xử của các tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và của các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hiện nay thì thấy ở một số quận thuộc các thành phố lớn hàng năm số lượng các vụ án cần xét xử bao gồm: hình sự, kinh tế, dân sự, lao động, hành chính nhiều hơn số lượng các vụ án tương ứng ở một số tỉnh. ở các quận này, trung bình một thẩm phán một năm phải xét xử tới cả trăm vụ án, trong khi ở một số Tòa án huyện thuộc các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, mỗi năm mỗi thẩm phán chỉ xét xử dăm bảy vụ án. Điều này cũng nói lên một vấn đề là các thẩm phán không có sự công bằng trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Với quyền lợi và ngạch lương như nhau thì có những thẩm phán phải làm việc gấp 10 lần các thẩm phán khác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...