Tiến Sĩ Mô hình tổ chức và cơ chế quản lý khâu truyền tải điện ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2011


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN I
    MỤC LỤC II
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT III
    DANH MỤC CÁC BẢNG . VI
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .VII

    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TRUYỀN TẢI ĐIỆN .11

    1.1. TRUYỀN TẢI ĐIỆN TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN .11
    1.2. MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TRUYỀN TẢI ĐIỆN .19
    1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TRUYỀN TẢI ĐIỆN .37
    KẾT LUẬN CHƯƠNG I 51

    CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TRUYỀN
    TẢI ĐIỆN Ở VIỆT NAM .53

    2.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM 53
    2.2. MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TRUYỀN TẢI ĐIỆN TRƯỚC NĂM 1995
    58
    2.3. MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TRUYỀN TẢI ĐIỆN TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY .64
    2.4. QUAN HỆ GIỮA NPT VỚI CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA THỊ TRƯỜNG PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH 98
    2.5. ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TRUYỀN TẢI ĐIỆN 100
    2.6. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TRUYỀN TẢI ĐIỆN Ở VIỆT NAM 109
    KẾT LUẬN CHƯƠNG II .114

    CHƯƠNG III. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TRUYỀN TẢI ĐIỆN Ở VIỆT NAM 115

    3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM 115
    3.2. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TRUYỀN TẢI ĐIỆN .123
    3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TRUYỀN TẢI
    ĐIỆN 132
    KẾT LUẬN CHƯƠNG III .145

    KẾT LUẬN 147

    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 150

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    CỦA ĐỀ TÀI


    Ngành điện được coi là ngành công nghiệp hạ tầng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Dù cho ngành điện trong nền kinh tế phát triển hay đang phát triển thì nhà nước đều quan tâm đầu tư phát triển và thực hiện quản lý nhà nước, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua ban hành các hành lang pháp lý và chính sách phát triển ngành điện. Sản phẩm của ngành điện, điện năng, là một loại hàng hóa đặc thù, là đầu vào quan trọng của tất cả các ngành công nghiệp và là nhu cầu tiêu dùng thiết yếu trong đời sống xã hội hàng ngày. Tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội, ngành điện được Chính phủ các nước tiến hành cải cách, đổi mới về quản lý nhà nước và thay đổi mô hình tổ chức cho phù hợp. Xét theo khía cạnh công nghệ, sản xuất kinh doanh điện năng được chia làm bốn khâu: sản xuất điện, truyền tải điện, phân phối điện và bán lẻ điện. Các quá trình này được thực hiện đồng thời do điện không thể tích trữ, điều này cũng đồng nghĩa cung và cầu luôn gặp nhau tại mọi thời điểm nếu nghiên cứu trong một hệ thống điện khép kín.

    Trong nghiên cứu phân tích kinh tế, sản xuất và phân phối bán lẻ điện năng có thể do nhiều doanh nghiệp khác nhau cùng tham gia trong một thị trường cạnh tranh. Cạnh tranh trong phát điện nhằm đảm bảo cho cung cấp điện năng với giá cả hợp lý, phản ánh được chi phí sản xuất và tuân thủ các qui luật kinh tế thị trường đối với một loại hình hàng hoá nhất định. Cạnh tranh trong khâu phân phối bán lẻ điện năng cũng đảm bảo cho khách hàng có thể được sử dụng điện với giá cả hợp lý, chất lượng điện đảm bảo theo yêu cầu của các mục đích sử dụng khác nhau từ dùng điện để sản xuất, dùng điện cho nhu cầu thương mại, đến dùng điện cho mục đích sinh hoạt và sử dụng điện cuối cùng. Tuy nhiên, truyền tải điện trong một quá trình sản xuất khép kín lại mang yếu tố độc quyền tự nhiên và mô hình tổ chức cũng được thực hiện theo các mô hình khác nhau.

    Kinh nghiệm của các nước về phát triển ngành điện cho thấy mô hình tổ chức thường phát triển từ tích hợp dọc sang liên kết ngang và có sự đan xen của cả hai mô hình. Ở giai đoạn đầu, khi cơ sở vật chất ngành điện chỉ phát triển tại các vùng hoặc khu vực riêng biệt, thông thường các doanh nghiệp hoạt động điện lực sử dụng mô hình tổ chức tích hợp dọc, nghĩa là các doanh nghiệp đồng thời quản lý cả các nhà máy điện giữ vai trò phát điện, quản lý lưới truyền tải điện và lưới điện phân phối để trực tiếp phân phối và bán lẻ
    điện đến khách hàng tiêu thụ điện cuối cùng. Mô hình quản lý kiểu này đảm bảo tính thống


    nhất, liên tục, tin cậy và ổn định trong sản xuất và kinh doanh điện năng như là loại hàng hoá đặc thù không thể cất giữ được. Mô hình tổ chức này được tất cả các nước áp dụng trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, khi mà nền kinh tế cần có nhiều điện năng và ưu tiên phục vụ cho sản xuất công nghiệp hơn là nhu cầu sử dụng điện dân sinh. Vì vậy, nghiên cứu truyền tải điện một cách độc lập trong giai đoạn này không mang lại những kết quả mong đợi về tính hiệu quả kinh tế do chưa tính toán được thu nhập, chi phí và lợi nhuận của truyền tải điện trong mô hình tích hợp dọc.

    Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và Nghị quyết Hội nghị lần thứ IX Khoá IX Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số chủ trương, chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo các ngành các cấp thúc đẩy sắp xếp đổi mới DNNN theo mục tiêu phát triển bền vững. Ngành điện cũng không nằm ngoài quá trình sắp xếp đổi mới đó xét trên cả khía cạnh vĩ mô với việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và khía cạnh vi mô với việc tái cơ cấu bản thân Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam, độc quyền trong khâu truyền tải điện và chi phối gần như toàn bộ khâu phân phối bán lẻ điện. Luật Điện lực đã được thông qua tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động điện lực và sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp trong EVN theo hướng xoá bỏ độc quyền nhà nước trong phát điện và phân phối điện năng, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [15].

    Điện năng, như bất cứ loại hàng hóa nào, dần hoạt động theo qui luật cung cầu của nền kinh tế thị trường nhưng cần sự điều tiết của nhà nước thông qua Cục Điều tiết điện lực (ERAV) trực thuộc Bộ Công Thương [38]. Với mỗi cấp độ phát triển thị trường, vai trò và vị trí của truyền tải điện cũng khác nhau do vậy mô hình tổ chức cũng tương ứng khác nhau [34]. Theo Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 26/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam, truyền tải điện được tổ chức thực hiện theo từng cấp độ như sau:

    Cấp độ 1, bước 1: thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm (từ năm 2005 đến năm 2008). Các công ty truyền tải điện (CT TTĐ) thuộc EVN sẽ được tổ chức lại dưới dạng các công ty độc lập về hạch toán kinh doanh. Bước 2: thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh (từ năm 2009 đến năm 2014). Các CT TTĐ tiếp tục hạch toán độc lập như đã thực hiện ở Bước 1.
    Cấp độ 2, bước 1: thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm (từ năm 2015 đến 2016). Các CT TTĐ hiện tại được sáp nhập thành một CT TTĐ quốc gia duy nhất trực thuộc EVN, không cùng chung lợi ích với các công ty phát điện. Bước 2: thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh (từ năm 2017 đến năm 2022).
    Cấp độ 3, bước 1: thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm (từ năm 2022 đến 2024). Bước 2: thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh (từ năm 2024).

    Trong bối cảnh đó, truyền tải điện cũng chuyển dần từ mô hình phân tán sang tập trung, từ hạch toán phụ thuộc sang hạch toán độc lập với sự hình thành Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia. Mô hình tổ chức và cơ chế quản lý cũng cần được nghiên cứu và hoàn thiện phù hợp với quá trình xây dựng Tập đoàn Điện lực Việt Nam và phù hợp với thị trường điện lực cạnh tranh trong khâu phát điện hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...