Báo Cáo Mô hình tổ chức định mức tín nhiệm điển hình của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm rút ra cho V

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Mô hình tổ chức định mức tín nhiệm điển hình của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
    Chương 1
    Những vấn đề cơ bản về định mức tín nhiệm và tổ chức định mức tín nhiệm.

    1.1 Định mức tín nhiệm (ĐMTN)


    1.1.1 Khái niệm định mức tín nhiệm(ĐMTN)


    Định mức là việc đánh giá đối tượng theo một tiêu chuẩn nào đó như định mức theo tiêu chuẩn về khả năng, giá trị, Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp việc định mức trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.


    Định mức tín nhiệm hay "Credit Rating" là một khái niệm lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1909 trong một cuốn sách mang tên "Cẩm nang chứng khoán đường sắt" của tác giả John Moody. Qua những tìm tòi nghiên cứu, phân tích và sáng tạo, ông là người đầu tiên công bố bảng ĐMTN cho trái phiếu trên thế giới. Với cách thức đơn giản, thông qua sự kết hợp một cách có hệ thống giữa 3 chữ cái chính A ,B ,C và cách sắp xếp theo thứ tự từ Aaa đến C, ông đã đưa ra một cách thức để định mức tín nhiệm cho trái phiếu của 250 công ty của Mỹ lúc bấy giờ.


    Tuy nhiên vào lúc đó thì việc định mức tín nhiệm được rất ít người quan tâm chú ý vì chưa thể ý thức được tầm quan trọng của công việc định mức tín nhiệm. Lúc bấy giờ ĐMTN là một việc làm tự phát, còn mang tính chất cá nhân, là một việc làm theo cảm hứng. Nhưng sau cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 1929-1933 đã khiến nhiều tổ chức phát hành lâm vào tình trạng phá sản, sự kiện này đã thúc đẩy hoạt động định mức tín nhiệm phát triển bởi sau đó, do ý thức về mức độ nguy hiểm cho nền kinh tế từ việc phát hành bừa bãi chứng khoán của các nhà phát hành chính phủ Mỹ đã đưa ra rất nhiều những quy định chặt chẽ cho việc phát hành và đầu tư chứng khoán, trong đó có liên quan chặt chẽ đến việc định mức tín nhiệm.


    Vậy định mức tín nhiệm là gì? Tại sao lại có vai trò quan trọng như vậy?
    Trải qua một quá trình nghiên cứu lâu dài, đã có rất nhiều nhà kinh tế đưa ra những khái niệm khác nhau về ĐMTN. Tuy có sự khác nhau do việc đưa ra khái niệm xuất phát từ nhiều góc độ cũng như quy mô ĐMTN nhưng đa phần những khái niệm này đều thể hiện được bản chất và nội dung cơ bản của ĐMTN.


    Theo cách định nghĩa của Merrill Lynch thì ĐMTN là việc định giá hiện thời của tổ chức ĐMTN về chất lượng tín dụng của một nhà phát hành chứng khoán đối với một khoản nợ nhất định, có thể xem nó như là việc đánh giá hiện thời của tổ chức ĐMTN về khả năng trả nợ trong tương lai của tổ chức phát hành chứng khoán. Bên cạnh đó Moody's (một tổ chức ĐMTN lớn và lâu đời của Mỹ) lại cho rằng ĐMTN là việc đánh giá về khả năng và sự sẵn sàng của nhà phát hành trong việc thanh toán đúng hạn một khoản nợ nhất định trong khoảng thời gian tồn tại của nó.


    Từ các nhận định trên ta có thể đưa ra một định nghĩa về ĐMTN:
    "ĐMTN là sự đánh giá hiện thời của tổ chức ĐMTN về khả năng một tổ chức phát hành thực hiện thanh toán đúng hạn một nghĩa vụ tài chính nào đó".


    Tổ chức ĐMTN (CRA) là tổ chức cung cấp quan điểm của họ về độ tín thác của một doanh nghiệp trong nghĩa vụ thanh toán tài chính. Các nghĩa vụ tài chính bao gồm trái phiếu, thương phiếu, cổ phiếu ưu đãi hay chứng chỉ tiền gửi ngân hàng Các loại chứng khoán và công cụ cho vay đóng vai trò là những hình thức huy động vố trên thị trường vốn. Việc ĐMTN là việc đưa ra những ý kiến đánh giá về khả năng rủi ro tín dụng gắn liền với các loại đầu tư khác nhau. Rủi ro ở đây là rủi ro vỡ nợ của người phát hành chứng khoán hoặc công cụ huy động vốn đó do việc đầu tư thất bại gây ra. Không trả được nợ của khoản đầu tư chủ yếu là do tình trạng phá sản hoặc thiếu khả năng thanh toán đầy đủ nghĩa vụ vốn gốc và lãi theo nghĩa vụ của nhà phát hành.


    ĐMTN có thể làm lên hạng hay xuống hạng vị thế trên thị trường của nhà phát hành, một công cụ tài chính theo khả năng của nó có đáp ứng được các nghĩa vụ đối với nhà đầu tư hay không. Điều này phụ thuộc vào hai yếu tố, thứ nhất là vào khối lượng tiền có sẵn để thanh toán cho các nhà đầu tư và thứ hai là vào khả năng dễ bị vỡ nợ đến đâu khi các điều kiện kinh doanh thay đổi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...