Luận Văn Mô hình tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Mô hình tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

    LỜI NÓI ĐẦU 1


    1. Lý do chọn đề tài . 1


    2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu . 2


    3. Phương pháp nghiên cứu 2


    4. Bố cục Luận văn . 2


    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM . 4


    1.1 Giới thiệu sơ lược các mô hình ngân hàng trung ương hiện nay .4


    1.2. Khái niệm, đặc điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 6


    1.3 Chức năng của ngân hàng Nhà nước Việt Nam 8


    1.3.1 Các nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng . 8


    1.3.2 Các nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực


    hiện chức năng là ngân hàng Trung ương . 11


    1.4.Giới thiệu khái quát về cơ cấu tổ chức, bộ máy lãnh đạo điều hành


    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam . 14


    1.4.1 Giới thiệu khái quát cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam . 14


    1.4.2 Giới thiệu khái quát bộ máy lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 18


    CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC; LÃNH ĐẠO ĐIỀU HÀNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 20


    2.1 Cơ cấu tổ chức ngân hàng Nhà nước Việt Nam 20


    2.1.1 Quy định của pháp luật về một số Vụ trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam . 20


    2.1.1.1 Vụ chính sách tiền tệ . 20


    2.1.1.2 Vụ Quản lý ngoại hối 24


    2.1.1.3 Vụ tài chính kế toán 30


    2.1.2 Quy định của pháp luật về một số cơ quan ngang Vụ trực thuộc ngân hàng Nhà nước Việt Nam 34

    2.1.2.1 Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng . 34


    2.1.2.2 Cục Công nghệ tin học 39


    2.1.3 Quy định của pháp luật về tổ chức sự nghiệp và Văn phòng đại diện


    trực thuộc ngân hàng Nhà nước Việt Nam 41


    2.1.3.1 Viện chiến lược Ngân hàng . 41


    2.1.3.2 Văn phòng đại diện tại TP HCM 44


    2.2 Bộ máy lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .46


    2.2.1 Thống đốc, phó Thống đốc . 46


    2.2.1.1 Thẩm quyền của Thống đốc trong việc đảm bảo chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của ngân hàng Nhà nước Việt Nam 47


    2.2.1.2 Thẩm quyền của Thống đốc trong việc đảm bảo chức năng là ngân hàng trung ương của ngân hàng Nhà nước Việt Nam .50


    2.2.2 Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 53


    CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC; LÃNH ĐẠO, ĐIỀU HÀNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN . 56


    3.1 Nhận xét về cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và một


    số định hướng hoàn thiện . 56


    3.1.1 Thành tựu trong quá trình hoàn thiện pháp luật về cơ cấu tổ chức của ngân hàng Nhà nước Việt Nam 56


    3.1.2 Những hạn chế của quy định pháp luật về cơ cấu tổ chức của ngân hàng Nhà nước Việt Nam và định hướng hoàn thiện . 57


    3.2 Nhận xét về lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và


    định hướng hoàn thiện 68


    3.2.1 Thành tựu trong quá trình hoàn thiện pháp luật về lãnh đạo điều hành của ngân hàng Nhà nước Việt Nam . 68


    3.2.2 Hạn chế của quy định pháp luật về lãnh đạo điều hành của ngân hàng


    Nhà nước Việt Nam và định hướng hoàn thiện 68


    KẾT LUẬN 73


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài.


    Ngân hàng quốc gia - thể chế tài chính đặc biệt không thể thiếu của một Quốc gia. Vì vậy ngày nay tất cả các nước trên thế giới dù lớn hay nhỏ đều tổ chức cho mình một Ngân hàng quốc gia. Ngân hàng quốc gia có các chức năng đặc biệt như: phát hành tiền, làm chủ ngân hàng cho Chính phủ và là ngân hàng của các tổ chức tín dụng. Các hoạt động của Ngân hàng quốc gia đều ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nền kinh tế.


    Ở Việt Nam ngân hàng trung ương được thành lập vào năm 1951 với tên gọi là Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, đến năm 1960 thì được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng có địa vị pháp lý là cơ quan của Chính phủ và là ngân hàng trung ương của cả nước. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hai chức năng chính là quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và chức năng là ngân hàng trung ương.


    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có vai trò và tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế đất nước. Tầm quan trọng đó thể hiện qua việc Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền trên phạm vi cả nước, Ngân hàng còn là cố vấn và đại lý cung ứng các dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ, là ngân hàng của tất cả các ngân hàng trung gian. Với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, Ngân hàng tham gia điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua hoạt động xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.


    Có thể nói, các hoạt động của Ngân hàng Nhà nước đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Do vậy để có được một nền kinh tế phát triển tốt và bền vững, trước hét Ngân hàng Nhà nước phải hoạt động tốt. Đe Ngân hàng Nhà nước hoạt động tốt, bản thân Ngân hàng Nhà nước phải có cơ cấu tổ chức hợp lý, cơ chế lãnh đạo điều hành hiện đại và hiệu quả. Có như vậy Ngân hàng Nhà nước mới không bị tụt hậu so với sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời giữ được vai trò là ngân hàng trung ương của cả nước trong thời kỳ hội nhập.


    Trên thực tế, sau 59 năm thành lập và đi vào hoạt động cơ cấu tổ chức cũng như lãnh đạo điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn chưa thật sự đáp ứng được các mục tiêu nói trên. Mô hình tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt nam đã và đang bọc lộ nhiều điểm hạn chế, bất cập. Chính điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    Vì vậy người viết nhận thấy cần tìm hiểu, nghiên cứu những quy định của pháp luật về vấn đề này, đây cũng là lý do người viết chọn đề tài nghiên cứu:


    “Mô hình tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.


    2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:


    Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là làm sáng tỏ các vấn đề về cơ cấu tổ chức và cơ chế lãnh đạo điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Phát hiện thực trạng, những mặt còn hạn chế trong cơ cấu tổ chức, lãnh đạo điều hành Ngân hàng. Từ đó mà đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


    Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được cấu thành bởi nhiều Vụ, cơ quan ngang Vụ, hệ thống chi nhánh, văn phòng đại diện và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc. Tuy nhiên do giới hạn của Luận văn nên đề tài chỉ di sâu phân tích nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan có tính chất điển hình trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gồm: Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Quản lý ngoại hối, vụ Tài chính - kế toán, cục Công nghệ tin học, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Viện chiến lược ngân hàng và văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đối với phần lãnh đạo điều hành Ngân hàng Nhà nước, đề tài sẽ tập trung phân tích nhiệm vụ, quyền hạn của Thống đốc, phó Thống đốc, thủ trưởng các đơn vị. Từ việc phân tích này đề tài sẽ nêu những hạn chế của cơ cấu tổ chức và lãnh đạo điều hành Ngân hàng hiện nay, sau đó đề xuất các biện pháp hoàn thiện.


    3. Phương pháp nghiên cứu:


    Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:


    Phương pháp tổng hợp nhằm nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện.


    Phương pháp phân tích luật viết để làm sáng tỏ các quy định của pháp luật hiện hành về cơ cấu tổ chức và lãnh đạo diều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


    Phương pháp so sánh giữa lý luận và thực tiễn về cơ cấu tổ chức và lãnh đạo điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


    4. Bố cục Luận văn:


    Đe tài có kết cấu gồm ba chương.


    Chương 1: Khái quát chung về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


    Chương 2: Quy định của Pháp luật về cơ cấu tổ chức, lãnh đạo điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


    Chương 3: Nhận xét về cơ cấu tổ chức, lãnh đạo điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và định hướng hoàn thiện.


    Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, tiếp cận các tài liệu về mô hình tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nhưng do vẫn còn hạn chế về khả năng cũng như thời gian nên chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi những sơ suất.

    Người viết mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.


    Nhân đây em xin chân thành cảm ơn cô Lê Huỳnh Phương Chinh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để Luận văn được hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...