Thạc Sĩ Mô hình tiểu thuyết lê văn trương và sức hấp dẫn của mô hình này

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2012
    Đề tài: MÔ HÌNH TIỂU THUYẾT LÊ VĂN TRƯƠNG VÀ SỨC HẤP DẪN CỦA MÔ HÌNH NÀY
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    Lời cam đoan .i

    Mục lục
    ii

    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của luận án 1
    2. Lịch sử vấn đề 2
    2.1. Xu hướng phê phán . 2
    2.2. Xu hướng khẳng định 8
    2.3. Tiểu kết . 19
    3. Mục đích, đối tượng và văn bản nghiên cứu . 20
    3.1. Mục đích, đối tượng nghiên cứu 20
    3.2. Văn bản nghiên cứu . 21
    4. Phương pháp nghiên cứu 21
    5. Đóng góp mới của luận án . 22
    6. Bố cục của luận án 22
    PHẦN NỘI DUNG . 23
    CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM MÔ HÌNH VÀ CÔNG CHÚNG CỦA TIỂU THUYẾT
    LÊ VĂN TRƯƠNG . 23
    1.1. Khái niệm mô hình 23
    1.1.1. Khái niệm mô hình trong khoa học và đời sống . 23
    1.1.2. Mô hình trong nghệ thuật, văn chương 23
    1.2. Công chúng của tiểu thuyết Lê Văn Trương 25
    1.2.1. Vấn đề công chúng của văn học và sự hình thành lớp công chúng mới nửa
    đầu thế kỷ XX 25
    1.2.2. Công chúng của tiểu thuyết Lê Văn Trương . 29
    1.3. Tiểu kết chương 1 34
    CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT NGƯỜI HÙNG - ĐẶC ĐIỂM THỨ NHẤT
    CỦA MÔ HÌNH TIỂU THUYẾT TIỂU VĂN TRƯƠNG . 36
    2.1. Tính cách nhân vật người hùng trong tiểu thuyết Lê Văn Trương 36
    2.1.1. Sự đa dạng về nhân vật 36
    2.1.2. Sự thống nhất về tính cách . 42
    2.2. Nhân vật người hùng của Lê Văn Trương với khát vọng vượt thoát thân phận
    của mình 47
    2.2.1. Thành phần xuất thân của nhân vật người hùng trong tiểu thuyết Lê Văn Trương . 47
    2.2.2. Sự đổi ngôi - khi nhân vật người hùng của Lê Văn Trương chiến thắng . 49
    2.3. Một số kiểu nhân vật người hùng trong tiểu thuyết Lê Văn Trương 55
    2.3.1. Người hùng trong trường đời 55
    2.3.2. Người hùng trong tình yêu . 62
    2.4. Tiểu kết chương 2 72
    CHƯƠNG 3: CỐT TRUYỆN LY KỲ, NHỮNG CẢNH XỨ LẠ -
    ĐẶC ĐIỂM THỨ HAI CỦA MÔ HÌNH TIỂU THUYẾT LÊ VĂN TRƯƠNG 74
    3.1. Sức hấp dẫn của cốt truyện ly kỳ trong tiểu thuyết, truyện kí truyền thống đối
    với đại chúng 74
    3.1.1. Quá trình hiện đại hóa của tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XX . 74
    3.1.2. Thị hiếu của đại chúng: ưa thích cốt truyện ly kì 76
    3.2. Một số loại cốt truyện chủ yếu của tiểu thuyết Lê Văn Trương 79
    3.2.1. Cốt truyện phiêu lưu . 79
    3.2.2. Những truyện tình éo le . 84
    3.2.3. Những cảnh xứ lạ . 89
    3.2.3.1. Truyện đường rừng và nét riêng của tiểu thuyết Lê Văn Trương .89
    3.2.3.2. Sức hấp dẫn của những miền đất lạ 93
    3.2.3.3. Sự khám phá phong tục, văn hoá vùng cao 98
    3.3. Tiểu kết chương 3 103
    CHƯƠNG 4: CHỦ ĐỀ ĐẠO LÝ VÀ KẾT THÚC CÓ HẬU-
    ĐẶC ĐIỂM THỨ BA CỦA MÔ HÌNH TIỂU THUYẾT LÊ VĂN TRƯƠNG 105
    4.1. Chủ đề đạo lý và kết thúc có hậu trong tiểu thuyết luôn phù hợp với thị hiếu
    của đại chúng bình dân 105
    4.1.1. Quan niệm mới của các nhà tiểu thuyết Việt Nam hiện đại về vấn đề giáo
    huấn trong văn chương 105
    4.1.2. Lê Văn Trương với lối đi riêng, trở về truyền thống 109
    4.2. Chủ đề đạo lý trong tiểu thuyết Lê Văn Trương 112
    4.2.1. Điểm khác biệt giữa nhân vật người hùng trong tiểu thuyết Lê Văn Trương
    với nhân vật siêu nhân của Nietzsch 112
    4.2.2. Đạo lý mang tính truyền thống 115
    4.2.3. Đạo lý mang tính thiết thực .125
    4.2.4. Đạo lý mang tính dân tộc, lòng yêu nước 130
    4.3. Kết thúc có hậu . 136
    4.4. Tiểu kết chương 4 140
    PHẦN KẾT LUẬN . 142
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 145

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của luận án
    Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, Lê Văn Trương nổi lên như
    một hiện tượng đặc biệt. Sức viết của Lê Văn Trương không dễ mấy ai có được, nếu
    không nói là chưa ai có được. Riêng tiểu thuyết đã 247 cuốn. Ngoài tiểu thuyết, ông còn
    viết truyện ngắn, phóng sự, bút ký, thơ và kịch. Ông tạo ra được một kiểu nhân vật
    Người hùng "được cả một thời chấp nhận và say mê".
    Nhưng tiểu thuyết Lê Văn Trương có nhiều luồng ý kiến đánh giá khác nhau,
    thậm chí trái ngược nhau.
    Có nhiều ý kiến đánh giá: Văn Lê Văn Trương dễ dãi, dây cà ra dây muống,
    rườm rà, luộm thuộm; Lê Văn Trương hay triết lý, nhưng ồn ào và áp đặt; Nhân vật
    Người hùng trong tiểu thuyết Lê Văn Trương là thứ anh hùng rơm, huyênh hoang,
    có những hành vi bất thường, nhiều khi không thực.
    Bên cạnh đó là những ý kiến ghi nhận sự ảnh hưởng đặc biệt của tiểu thuyết
    Lê Văn Trương với công chúng đương thời: Tiểu thuyết gia họ Lê là người dám
    đứng ra mạnh dạn chủ trương một lý thuyết luân lý; Với những trang văn nồng nàn,
    mạnh mẽ, thể hiện những khát vọng cháy bỏng của con người, nhà văn đã xây dựng
    hình tượng người hùng quyết liệt và ngang tàng; Triết lý sức mạnh và nhân vật
    người hùng của ông đã ảnh hưởng tới thế hệ thanh niên thời đó rất sâu đậm; Thực tế
    đã cho thấy, Lê Văn Trương tự tạo riêng cho mình một vị trí trong văn học Việt
    Nam hiện đại những năm đầu thế kỷ XX.
    Qua những ý kiến trái ngược nhau nói trên, thấy nổi lên một vấn đề: Tiểu
    thuyết Lê Văn Trương không hẳn đã đặc sắc hơn một số tác giả khác, nhiều tác
    phẩm bộc lộ rõ nhược điểm về mặt nghệ thuật, trong đó có hiện tượng lặp lại của
    nhiều yếu tố (đến mức có thể mô hình hoá được), nhưng các tác phẩm của ông vẫn
    có sức hấp dẫn đặc biệt đối với công chúng văn học đương thời, ảnh hưởng không
    nhỏ tới tư tưởng của tầng lớp thanh niên, khiến ông trở thành nhà văn có sách best
    seller nhất thế kỷ. Tác phẩm của ông trong suốt một thời gian dài luôn được " .nhà
    xuất bản chờ bản thảo viết xong để in, độc giả chờ sách ra để đọc" [25;212].
    Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao nghệ thuật của tiểu thuyết Lê Văn Trương
    thuộc hạng xoàng, nhưng lại có sức hấp dẫn đông đảo độc giả như vậy? Lê Văn
    Trương đã có lối viết phù hợp với tầm đón đợi của công chúng? Hiện tượng Lê Văn
    Trương có phải là một kiểu tồn tại văn học?
    Đã có nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu tìm cách giải thích sức chinh phục độc
    giả của Lê Văn Trương ở các góc độ khác nhau. Nhưng vấn đề đó cho đến nay vẫn
    chưa được lý giải một cách đến độ và thoả đáng.
    Luận án Mô hình tiểu thuyết Lê Văn Trương và sức hấp dẫn của mô
    hình này hi vọng đóng góp vào việc lý giải vấn đề nói trên.
    Bên cạnh đó, Lê Văn Trương cũng là một người chịu thiệt thòi về thái độ
    đánh giá chưa thật sự công bằng của giới phê bình văn học trong suốt một thời gian
    dài với những gì ông đóng góp cho văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.
    Người đời gần như lãng quên "người hùng" một thuở. "Với các nhà văn, dù đã qua
    đời hay còn sống, chúng ta nên công bằng và trung thực" [13].
    Tác giả luận án hy vọng sẽ góp phần đánh giá một cách công bằng, khách
    quan, những đóng góp của Lê Văn Trương đối với văn học nước nhà từ góc độ tâm
    lý tiếp nhận văn học của độc giả.
    2. Lịch sử vấn đề
    Trong các nhà văn đương thời, Lê Văn Trương là một trong những người
    được đọc nhiều nhất đồng thời cũng là người bị công kích một cách ồn ào nhất. Đã
    bao người chê bai ông giễu cợt ông, nhưng cũng đã có không biết bao độc giả say
    mê ông, thậm chí sống theo những hình tượng nhân vật của ông. Cho đến nay, theo
    thống kê sơ bộ của chúng tôi, có khoảng trên dưới 50 công trình lớn nhỏ viết về Lê
    Văn Trương và tiểu thuyết của ông.
    2.1. Xu hướng phê phán
    Tác phẩm của Lê Văn Trương đã từng bị công kích khá nhiều. Đồng nghiệp
    chê ông viết dễ dãi, dây cà ra dây muống. Người khó tính chê ông triết lý rẻ tiền.
    Người sống an phận không thích sự phá cách, ngang tàng, bất cần trong lối sống của
    những “người hùng” của ông. Có người không ưa ông từ tác phẩm đến phong cách,
    lôi cả chuyện đời tư của ông lên mặt báo. Cứ như thế, hình thành định kiến về Lê
    Văn Trương. Nhiều nhà nghiên cứu gạt ông ra khỏi lịch sử văn học, hoặc có nhắc
    đến thì cũng với một thái độ không mấy trân trọng.
    Nhóm Tự lực văn đoàn gọi Lê Văn Trương là “hạng triết học nửa mùa". Họ
    nhận xét: “không bao giờ ông Lê Văn Trương chịu bỏ mất dịp dạy luân lý, dù ông
    ấy viết tiểu thuyết hay phóng sự”. Họ tỏ thái độ: “Chúng tôi rất ghét cái lối văn tâm
    lý vô nghĩa lý của Lê Văn Trương" [43;16]. Nhóm Phong hóa gọi ông là “huyênh
    hoang tôn ông”. Những lời chỉ trích như thế có phần gay gắt nhưng không phải
    không có căn cứ.
    Giữa nhóm Tự lực văn đoàn và Lê Văn Trương có sự cạnh tranh trong thị
    trường văn học đương thời nên những nhận xét như vậy âu cũng là điều dễ hiểu.
    Nhưng có những nhà phê bình không thuộc nhóm nào cũng viết về Lê Văn Trương
    với những lời lẽ không mấy thiện cảm.
    Trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã dành tới 41 trang giới
    thiệu về Lê Văn Trương, nhưng thái độ phê phán khá gay gắt. Về cách viết, theo Vũ
    Ngọc Phan, ở Lê Văn Trương “còn thấy cả những cái rớt lại của lối văn tiểu thuyết
    cổ vào lớp Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn”, “kém về cả hành văn lẫn về truyện”,
    “cốt truyện “đặc phường tuồng” rõ ra truyện một phim chớp bóng” [55;292]. Còn
    về nội dung, tác giả Nhà văn hiện đại đánh giá văn chương Lê Văn Trương là thứ
    văn nặng về thuyết luân lý, nhiều nhân vật, “người thì là người hùng mà cử chỉ và
    ngôn ngữ lại là cử chỉ và ngôn ngữ của con nít” [55;300]. Nhà phê bình Vũ Ngọc
    Phan còn đưa ra một số nhận xét không mấy thiện cảm về một vài tác phẩm cụ thể
    của Lê Văn Trương. Bàn về cuốn Trước cảnh hoang tàn Đế Thiên Đế Thích –
    một tác phẩm đầu tay của Lê Văn Trương, Vũ Ngọc Phan viết: “ văn viết còn cổ
    lỗ và hầu hết các truyện đều xây dựng sơ sài” [55;290]. Nhận xét về cuốn Chồng
    chúng ta, tác giả Nhà văn hiện đại đã đánh giá: “Trong Chồng chúng ta, văn viết
    lại cẩu thả. Ngoài những lời nghị luận, chỉ rặt những lời đối thoại dài dòng, những
    chuyện đầu Ngô mình Sở, làm cho người đọc có cái cảm tưởng như khi viết, tác giả
    không buồn xóa một chữ nào” [55;322]. Kết thúc bài viết khá dài của mình về Lê
    Văn Trương, Vũ Ngọc Phan đã kết luận: “Tiểu thuyết của Lê Văn Trương mỗi ngày
    một nhiều, nhưng xét chung tất cả, người ta thấy các truyện của ông không khác
    nhau mấy tý. Người ta lại thấy về đường tư tưởng và ý kiến, những truyện của Lê
    Văn Trương chỉ có chiều rộng, không có chiều sâu .Văn ông chỉ là một thứ văn
    hoạt, thứ văn dễ hiểu cho người trung lưu trí thức, không có gì đặc sắc” [55;328].
    Hội Thống, nhân đọc tác phẩm Sợ sống của Lê Văn Trương, đã có đôi lời
    bình, in trong Tạp chí Tri Tân, số 62 ( tháng 9/1942): “Nói tóm lại, tác phẩm của
    ông Lê Văn Trương chỉ có một giá trị tương đối về văn chương cũng như về tư
    tưởng . Riêng phần tôi, xin thú thực rằng khi đọc xong tập Sợ sống không thấy xao
    xuyến trong lòng, và khi gập sách lại, cũng không thấy phấn khởi tâm hồn chút nào.
    Có lẽ tại những nhân vật tầm thường ở trong truyện đã không cảm hóa được tôi
    chăng?” [74;514].
    Trong cuốn hồi kí văn học Văn sĩ thi sĩ tiền chiến, trong bài viết Khi Lê
    Văn Trương viết tiểu thuyết, Nguyễn Vĩ đã dành những trang viết chân thực về
    người bạn văn của mình. Một cây bút có cá tính và hào phóng, một Lê Văn Trương
    nói tục, chửi thề, một nhà văn viết khỏe, in nhiều rồi cả đời văn tìm trong hàng trăm
    cuốn sách của mình, xót xa khi chẳng biết quyển nào là quyển mình ưng ý nhất.
    Nguyễn Vĩ nhận xét: “Anh viết nhiều cũng như anh nói nhiều, cho nên văn của anh
    bị ảnh hưởng vì cái tật đa ngôn đó: rườm rà, luộm thuộm, xô bồ. Nhiều lúc, anh bốc
    đồng, viết lung tung, không kiểm soát lại tư tưởng của mình” [145;80].
    Trương Chính, trong cuốn Dưới mắt tôi (Phê bình văn học Việt Nam hiện
    đại), xuất bản năm 1939, khi giới thiệu về tác phẩm Một người của Lê Văn Trương,
    đã chỉ ra: "Ông có lối trịnh trọng bàn cãi về những vấn đề rất thông thường. Ông
    thuyết lý và triết lý huyên thuyên .Văn ông Lê Văn Trương lại là một thứ văn đặc
    biệt: nặng nề, cẩu thả, sống sượng, vô duyên" [9;127].
    Một trong những cuốn sách hiếm hoi viết riêng về Lê Văn Trương là cuốn
    Lê Văn Trương- mớ tài liệu cho văn- sử Việt Nam của Lan Khai, tập sách được
    nhà xuất bản Minh Phương in tại Hà Nội, năm 1940. Với cách giải thích hiện tượng
    Lê Văn Trương theo hướng phân tâm, vừa khách quan, vừa thông cảm, bên cạnh sự
    khẳng định thành công của Lê Văn Trương trong việc tạo ra một ảnh hưởng riêng
    trong công chúng, Lan Khai cùng một lúc cũng đã chỉ ra những cái vụng về, đôi khi
    ngớ ngẩn, bất cập trong hành văn cũng như trong tư tưởng của ông.

    3. Mục đích, đối tượng và văn bản nghiên cứu
    3.1. Mục đích, đối tượng nghiên cứu
    - Mục đích của luận án nhằm giải quyết vấn đề: vì sao tiểu thuyết của Lê Văn
    Trương có nhiều nhược điểm về nghệ thuật mà lại có sức hấp dẫn đặc biệt với công
    chúng, trở thành trở thành nhà văn có sách best seller nhất thế kỷ
    - Tìm hiểu những đặc trưng chung mang tính hệ thống được lặp đi lặp lại
    trong các tác phẩm tiêu biểu của tiểu thuyết Lê Văn Trương, từ đó dựng mô hình
    tiểu thuyết của ông.
    - Phân tích, lý giải sức hấp dẫn của tiểu thuyết Lê Văn Trương đối với công
    chúng của ông từ những đặc điểm của mô hình.
    - Tình hình công chúng văn học giai đoạn 1930-1945 nói chung và công
    chúng riêng của tiểu thuyết Lê Văn Trương.
    3.2. Văn bản nghiên cứu
    Luận án tập trung nghiên cứu chủ yếu các tác phẩm trong Tuyển tập Lê Văn
    Trương do NXB Văn học ấn hành năm 2006. Ngoài ra, chúng tôi tìm hiểu thêm
    một số tiểu thuyết của Lê Văn Trương được gia đình nhà văn cung cấp và những tác
    phẩm được đăng trong Tiểu thuyết thứ bảy hiện còn lưu giữ được trong thư viện
    Quốc gia.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận dụng phối hợp các phương pháp
    sau: Phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương
    pháp phân loại, thống kê, phương pháp phân tích tác phẩm, phương pháp loại hình
    và phương pháp tiếp cận thi pháp học. Trên cơ sở vận dụng phối hợp các phương
    pháp trên, quá trình nghiên cứu của luận án được xác định bằng một số cách thức cụ
    thể sau đây:
    - Nhìn tiểu thuyết Lê Văn Trương như một hệ thống, phát hiện ra cấu trúc
    mô hình của nó.
    - Đề cập tới không khí tâm lý xã hội cụ thể, coi đó là môi trường tác động
    trực tiếp đến sự hình thành, vận động, phát triển và tồn tại của văn học nói chung
    cũng như các hiện tượng văn học nói riêng.
    - Chú trọng đặc biệt tới tâm lý tiếp nhận tác phẩm văn học của công chúng giai
    đoạn văn học 1930-1945, đặc biệt là công chúng của tiểu thuyết Lê văn Trương.
    Vấn đề mô hình, dù bao quát đến đâu, vẫn có những ngoại lệ. Trong quá
    trình xác lập mô hình, chúng tôi tập trung khai thác những yếu tố mang đặc trưng cơ
    bản và có tính phổ biến trên những tác phẩm tiêu biểu đã được chọn lọc, gạt bỏ
    những yếu tố cá biệt, phi hệ thống.
    5. Đóng góp mới của luận án
    5.1. Khảo sát hệ thống tiểu thuyết Lê Văn Trương, phát hiện cấu trúc chung làm
    thành mô hình của chúng và những đặc điểm nổi bật của mô hình đó, góp phần
    nhận diện tiểu thuyết của nhà văn họ Lê này.
    5.2. Từ sự lý giải hấp dẫn của mô hình tiểu thuyết Lê Văn Trương, tìm hiểu một
    số vấn đề của đời sống văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, đặc biệt là vấn đề
    công chúng và sự phân hóa của thị hiếu công chúng, vấn đề tâm lý tiếp nhận tác
    phẩm văn học
    5.3. Tác giả luận án hy vọng sẽ góp phần đánh giá một cách công bằng, khách quan
    những đóng góp của Lê Văn Trương ở thể loại tiểu thuyết trong quá trình vận động và
    phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.
    5.4. Kết quả của luận án có thể dùng để giảng dạy hoặc tham khảo cho khoa văn
    trong các trường Đại học, Cao đẳng và những ai quan tâm tới văn học Việt Nam
    giai đoạn 1930-1945.
    6. Bố cục của luận án
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được triển khai qua 4 chương:
    Chương 1: Khái niệm mô hình và công chúng của tiểu thuyết Lê Văn Trương
    Chương 2: Nhân vật “người hùng”- đặc điểm thứ nhất của mô hình tiểu
    thuyết Lê Văn Trương.
    Chương 3: Cốt truyện ly kì, những cảnh xứ lạ - đặc điểm thứ hai của mô hình
    tiểu thuyết Lê Văn Trương.
    Chương 4: Chủ đề đạo lý và kết thúc có hậu - đặc điểm thứ ba của mô hình
    tiểu thuyết Lê Văn Trương.

    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1
    KHÁI NIỆM MÔ HÌNH VÀ CÔNG CHÚNG
    CỦA TIỂU THUYẾT LÊ VĂN TRƯƠNG
    1.1. Khái niệm mô hình
    1.1.1. Khái niệm mô hình trong khoa học và đời sống
    Trong thực tế, mô hình được quan niệm như là một kiểu mẫu, là cái được
    tạo ra để tái tạo lại như thế. Mô hình là một thiết kế lý tưởng được xây dựng theo
    một ý đồ chủ quan gắn với mục đích sản xuất hàng loạt những sản phẩm giống
    nhau. Ngoài những mô hình trong sản xuất các sản phẩm công nghiệp, còn có
    những mô hình ý tưởng trong kinh tế và xã hội. Thí dụ như mô hình VAC trong phát
    triển kinh tế nông thôn; mô hình công ty mẹ, công ty con trong sản xuất, kinh doanh;
    mô hình thác nước trong quản lý dự án; mô hình lớp ghép trong giáo dục phổ cập
    miền núi
    Nói cách khác, cái gọi là mô hình ở đây bao gồm hai nghĩa:
    Một là có một số đặc trưng nhất định, các đặc trưng đó có gắn kết với nhau,
    tạo thành một chỉnh thể nhằm thể hiện ý đồ chủ quan của người thiết kế mô hình.
    Hai là gắn với mục đích tạo ra nhiều sản phẩm giống nhau.
    1.1.2. Mô hình trong nghệ thuật, văn chương
    1.1.2.1 Nói về văn chương, khái niệm mô hình có vẻ như không thích hợp. Bởi văn
    chương nghệ thuật là một hoạt động sáng tạo. Nó không chấp nhận sự lặp lại, dù là
    lặp lại chính mình ở một nhà văn.
    Nhưng trong lý luận văn học đã tồn tại Thi học chuyên biệt- một phương
    pháp thực hiện việc miêu tả tác phẩm văn học ở mọi cấp độ cấu trúc của nó nhằm
    xây dựng "mô hình nghệ thuật một hệ thống cá biệt những đặc tính có tác động
    thẩm mỹ của tác phẩm” [6;298]. Là một ngành của lý luận văn học, thi học nghiên
    cứu đặc trưng các loại hình loại thể văn học, các quy luật liên hệ và quan hệ nội tại
    giữa các cấp độ khác nhau của chỉnh thể nghệ thuật. Trong thi học, người ta thường
    chia ra: thi học đại cương, thi học lịch sử và thi học chuyên biệt. Điều chủ yếu của
    thi học chuyên biệt là miêu tả từng tác phẩm, nhưng cũng có thể miêu tả khái quát

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    * Tài liệu in tiếng Việt
    1. Phương An (1996), Nhà tiểu thuyết có sách “best – seller” nhất thế kỷ, Báo Lao
    động, Số Tết 1996.
    2. Nguyễn Kim Anh (2004), (chủ biên) Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ 19 đầu thế
    kỷ 20, Nxb Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
    3. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại - Nhận thức và thẩm định, Nxb
    Khoa học xã hội, Hà Nội.
    4. Vũ Tuấn Anh - Bích Thu (2006) (chủ biên), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam,
    Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    5. Hoài Anh (2001), Chân dung văn học, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
    6. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
    7. Thanh Châu (1989), Ngược dòng tháng Tám, Báo Văn nghệ, Số 42, 43.
    8. Thanh Châu (1991), "Mười năm với tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy", Tạp chí Văn
    học số 2.
    9. Trương Chính (1939), Dưới mắt tôi (Phê bình văn học Việt Nam hiện đại),
    10. Nguyễn Mạnh Côn (1968), Sống bằng sự nghiệp, Nxb Sài gòn.
    11. David Hafford Clark (1998), Freud đã thực sự nói gì, (Lê Văn Luyện và Huyền
    Giang dịch), Nxb Thế giới.
    12. Đinh Xuân Dũng (2004), Văn học, văn hóa tiếp nhận và suy nghĩ, Nxb Từ điển
    bách khoa, Hà Nội.
    13. Hoàng Hữu Đản, Nên đánh giá lại Lê Văn Trương công bằng và trung thực,
    (Bài viết có bút tích của tác giả do Lê Thị Giáng Vân cung cấp).
    14. Phan Cự Đệ - Trần Đình Hượu - Nguyễn Trác- Nguyễn Hoàng Khung - Lê Chí Dũng
    - Hà Văn Đức (2009), Văn học Việt Nam (1900 - 1945), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    15. Hà Minh Đức (2006) (chủ biên - tái bản lần thứ mười), Lí luận văn học, Nxb
    Giáo dục, Hà Nội.
    16. Hà Minh Đức (chủ biên) - Trương Đăng Dung - Phan Trọng Thưởng (2001),
    Những vấn đề lý luận và Lịch sử Văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    17. Ngô Văn Giá (1995), Những vấn đề lý luận văn học giai đoạn 1930 - 1945,
    Luận án TS KH Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm I Hà Nội, Hà Nội.
    18. Ngọc Giao (1991), "Hồi ức về Lê Văn Trương", Tạp chí Văn học, số 3/1991
    19. Ngọc Giao (1991), "Chủ nhà in, Nxb Tân Dân - ông Vũ Đình Long", Tạp chí
    Văn học số 1.
    20. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2009), Từ điển thuật ngữ văn học,
    Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    21. Hoàng Ngọc Hiến (2006), Triết lý văn hóa và triết luận văn chương, Nxb Giáo
    dục, Hà Nội.
    22. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng và thể loại (Ký - Bi kịch - Trường ca
    - Anh hùng ca - Tiểu thuyết), Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
    23. Đỗ Đức Hiểu (1993), Đổi mới phê bình văn học, Nxb Mũi Cà Mau.
    24. Đoàn Hương (2004) (Tái bản lần thứ 2, có bổ sung và sửa chữa), Văn học Việt Nam
    và tư tưởng văn hóa phương Đông, Nxb Văn học, Hà Nội.
    25. Nguiễn Ngu Í (1965), Sống và viết, Tạp chí Bách khoa.
    26. Lan Khai (1940), Mớ tài liệu cho văn - sử Việt Nam, Nxb Minh Phương.
    27. Lan Khai, Trần Mạnh Tiến, Nguyễn Thanh Trường (2004) (sưu tầm, nghiên cứu
    và tuyển chọn), Truyện đường rừng - Tác phẩm và chuyên khảo, Nxb Văn hóa
    thông tin, Hà Nội.
    28. Trần Trọng Kim (2008), Nho giáo, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
    29. Trần Xuân Kiêm (1999) (dịch), F. Nietzsche - Zarathustra đã nói như thế, Nxb
    Văn học, Hà Nội.
    30. Thanh Lãng (1967), Bảng lược đồ văn học Việt Nam, Quyển hạ - Ba thế hệ của
    văn học mới (1862 đến 1945), Trình bày xuất bản, Sài Gòn.
    31. Mã Giang Lân (2000) (chủ biên), Hà Văn Đức, Phạm Văn Khoái, Quá trình
    hiện đại hoá văn học Việt Nam 1900 - 1945, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
    32. Phong Lê (2009), Du kí Việt Nam trên chặng đầu hiện đại hoá (dẫn theo cuốn
    Hiện đại hoá và đổi mới văn học Việt Nam thế kỉ XX), Nxb Đại học quốc gia Hà
    Nội, Hà Nội.
    33. Phong Lê (2009), Đến với tiến trình văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Hội Nhà
    văn, Hà Nội.
    34. Nhất Linh (1972), Viết và đọc tiểu thuyết, Nxb Đời nay, Sài Gòn.
    35. Phương Lựu (2008) (chủ biên), Lí luận văn học (tập 1), Nxb Đại học Sư phạm,
    Hà Nội.
     
Đang tải...