Chuyên Đề Mô hình tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc và bài học về chính sách phát triển tập đoàn kinh tế Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mô hình tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc và bài học về chính sách phát triển tập đoàn kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập


    LỜI MỞ ĐẦU1)Tính tất yếu phải nghiên cứu đề tài

    Hiện nay khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế đang là xu hướng chi phối chủ yếu trong thế giới hiện đại. Mỗi quốc gia đều đặt mục tiêu phải chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Quá trình đó đòi hỏi các quốc gia phải có một đầu tàu kinh tế thực sự thúc đẩy nền kinh tế đi lên mạnh mẽ, đủ sức cạnh tranh với nước ngoài và tìm được chỗ đứng trên thị trường thế giới vốn rộng mở nhưng vô cùng khắc nghiệt. Những đầu tàu kinh tế đó chính là các tập đoàn kinh tế. Tại các nước trên thế giới tập đoàn kinh tế đã có bề dày lịch sử từ hàng trăm năm nay và thực sự đã trở thành một nhân tố vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Còn ở Việt Nam khái niệm tập đoàn kinh tế chỉ mới xuất hiện từ những năm cuối của thế kỷ trước. Chính vì thế những nghiên cứu về tập đoàn kinh tế ở Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn đều có nhiều hạn chế. Vì vậy việc nghiên cứu mô hình tập đoàn kinh tế trở thành một tất yếu khách quan.

    Việt Nam thuộc Châu Á - khu vực trong những năm gần đây được đánh giá là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới. Cả thế giới đã phải hướng sự chú ý của mình vào Châu Á khi chứng kiến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của châu lục này . “Sân khấu thế giới đang di chuyển về phía Đông”[1] - đó là đánh giá mới đây nhất của các nhà kinh tế thế giới. Đóng vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế Châu Á phải kể đến khu vực Đông Bắc Á với 3 nền kinh tế lớn là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Một đặc điểm chung đáng lưu ý nhất ở các quốc gia này là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế của họ đó chính là các tập đoàn kinh tế. Ở Nhật Bản nó có tên gọi Zaibatsu, ở Trung Quốc là Jituan Gongsi và ở Hàn Quốc được gọi là Chaebol. Đây là 3 mô hình tập đoàn kinh tế tiêu biểu nhất ở Châu Á. Mỗi loại hình tập đoàn kinh tế đều có đặc trưng nhất định về sở hữu và quản lý. Trong đó mô hình Chaebol là mô hình có nhiều điểm tương đồng nhất với tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.

    Theo cách xem xét đó, đề án: “Mô hình tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc và bài học về chính sách phát triển tập đoàn kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập” đã được chọn để nghiên cứu.

    Mô hình tập đoàn kinh tế Chaebol của Hàn Quốc từ lâu đã được đánh giá là một mô hình tập đoàn kinh tế điển hình. Nhờ có các Chaebol mà nền kinh tế Hàn Quốc đã trỗi dậy trong một thời gian ngắn. Hai thập kỷ 60 và 70 chứng kiến sự phát triển đỉnh cao nhất của mô hình này và đó cũng là thời kỳ mà Hàn Quốc cùng với Đài Loan lập được hai trong số những kỷ lục kinh tế xuất sắc nhất Châu Á. Có lẽ trong số đó có những thành tích xuất sắc vào bậc nhất thế giới.

    Bên cạnh đó, Hàn Quốc hiện nay được coi là đối tác thương mại và đầu tư lớn thứ tư ở Việt Nam. Nền kinh tế của Hàn Quốc hiện nay vẫn bị chi phối chủ yếu bởi hệ thống các Chaebol.

    2)Mục đích nghiên cứu

    Hiện nay ở Việt Nam các tập đoàn kinh tế mới được hình thành và phát triển cho nên vấp phải rất nhiều hạn chế. Nghiên cứu về Chaebol - một trong những mô hình tập đoàn kinh tế tiêu biểu nhất Châu Á để nhằm xác định, rút kinh nghiệm và đưa ra chính sách cũng như biện pháp hiệu quả để phát triển mô hình tập đoàn phù hợp với xu thế nhưng vẫn đặc sắc Việt Nam.

    Việt Nam và Hàn Quốc đã thiết lập quan hệ toàn diện đến nay được 16 năm. Trong thời gian đó, Hàn Quốc đã trở thành một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam. Nghiên cứu các tập đoàn mà ảnh hưởng của nó chi phối toàn bộ nền kinh tế Hàn Quốc sẽ giúp Việt Nam có những đối sách phù hợp trong quá trình hợp tác kinh tế với nước này và góp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ kinh tế nói riêng và mối quan hệ toàn diện nói chung Việt Nam - Hàn Quốc.



    3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Hiện nay ở Hàn Quốc có khoảng trên 30 Chaebol lớn nhỏ, nhưng chỉ có khoảng 5 Chaebol chi phối chủ yếu nền kinh tế Hàn Quốc. Đề án này nghiên cứu về 3 trong số 5 Chaebol này. Đó là các Chaebol: Samsung, Hyundae và Daewoo.

    Các Chaebol ở Hàn Quốc ra đời từ những năm 50 ở Hàn Quốc nên phạm vi nghiên cứu sẽ được bắt đầu từ khi các Chaebol được ra đời cho đến nay.

    Bên cạnh đó đề án cũng nghiên cứu về các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam từ giai đoạn hình thành cho đến nay.

    4) Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề án là phương pháp thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh.

    5) Kết cấu đề án

    Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề án gồm 4 chương sau đây:

    Chương 1:Tổng quan về mô hình tập đoàn kinh tế nói chung và Chaebol

    Chương 2: Thực trạng về tập đoàn kinh tế Chaebol ở Hàn Quốc

    Chương 3: Giải pháp khắc phục những nhược điểm trong mô hình

    tập đoàn kinh tế Chaebol ở Hàn Quốc

    Chương 4: Tập đoàn kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế.


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...