Tiểu Luận Mô hình sở giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho sở giao dịch hàng h

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Kinh tế xã hội ngày càng phát triển cao đòi hỏi hệ thống tài chính và các công cụ đầu tư có những bước tiến tương ứng. Sự ra đời của hàng loạt những phát kiến tài chính trong các thập kỷ vừa qua đã góp phần giảm thiểu được đáng kể các loại chi phí tài chính. Đồng thời, thị trường cũng xuất hiện nhiều kênh đầu tư hơn giúp nhà đầu tư có thể quản lý tốt rủi ro bằng cách đa dạng hoá danh mục và thực hiện luân chuyển các kênh đầu tư.
    Ở Việt Nam, ngoài 5 kênh đầu tư truyền thống như tiền gửi ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, ngoại tệ và vàng thì hàng hoá là một kênh đầu tư tương đối mới mẻ. Do đó cần thiết phải có một tổ chức đầu mối giao dịch hàng hoá nhằm giảm thiểu chi phí, đưa hàng hoá Việt Nam đến gần với các chuẩn giao dịch trên thế giới. Với những lý do trên, bắt đầu từ năm 2002, một số sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam đã được thành lập. Tuy nhiên vì nhiều lý do như thiếu kinh nghiệm quản lý, cơ sở pháp lý còn nhiều hạn chế, các sở giao dịch này hoạt động kém hiệu quả và sớm phải dừng lại. Nhưng những thất bại của các sở giao dịch này đã để lại nhiều bài học quý giá trong việc xây dựng và quản lý loại hình đầu tư hàng hóa ở Việt Nam. Và tháng 9 năm 2010, sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) đã chính thức được thành lập.
    Mặc dù đã khắc phục được một số điểm yếu của các sở giao dịch hàng hóa trước đây, xong để phát triển mạnh mẽ hơn, VNX cần học tập rất nhiều từ các sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, cùng với kiến thức thu thập được trong quá trình học tập, chúng em đã quyết định chọn đề tài “Mô hình sở giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho sở giao dịch hàng hóa Việt Nam”. Trong đó sở giao dịch hàng hóa Đại Liên (Trung Quốc) là một sở giao dịch lớn, hoạt động tương đối hiệu quả, và có nhiều điểm tương đồng với VNX về hàng hóa giao dịch, cơ chế quản lý hay sự can thiệp của chính phủ.

    I. Tổng quan về sở giao dịch hàng hóa
    1. Khái niệm
    Sở giao dịch hàng hóa là một thị trường đặc biệt tại đó thông qua những người môi giới do Sở giao dịch chỉ định, người ta mua bán các loại hàng hóa có khối lượng lớn, có tính chất đồng loại, có phẩm chất có thể thay thế được cho nhau.
    2. Đặc điểm
    Giao dịch diễn ra tại địa điểm, thời gian cụ thể.
    Hàng hóa: Tính chất đồng loại, tiêu chuẩn hóa cao, khối lượng mua bán lớn, dễ dàng thay thế cho nhau.
    Việc mua bán thông qua môi giới mua bán do Sở giao dịch chỉ định.
    Việc mua bán tuân theo những quy định, tiêu chuẩn của Sở giao dịch.
    Sở giao dịch hàng hóa tập trung cung và cầu về một mặt hàng giao dịch trong một khu vực, ở một thời điểm nhất định, thể hiện được sự biến động của giá cả.
    Chủ yếu là giao dịch khống.
    3. Các loại giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa
    3.1. Các hoạt động mua bán
    Giao dịch kỳ hạn (Forward transaction)
    Là giao dịch trong đó giá cả được ấn định vào lúc ký kết hợp đồng nhưng việc giao hàng và thanh toán đều được tiến hành sau một kỳ hạn nhất định, nhằm mục đích thu lợi nhuận do chênh lệch giá giữa lúc ký kết hợp đồng với lúc giao hàng.
    Giao dịch này còn gọi là giao dịch khống (Fectiv transacyion).
    Trường hợp giá cả biến động không đúng như dự đoán của mình, bên dự đoán không đúng có thể đề nghị đối phương hoãn ngày thanh toán đến kỳ hạn sau và xin trả đối phương một khoản tiền bù. Khoản tiền
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...