Tiểu Luận Mô hình RGA trong chuỗi cung ứng

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 9/12/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MÔ HÌNH RCA
    (ROOT CAUSE ANALYSIS)

    A.Sơ lược về mô hình RCA:
    I.Mô hình RCA
    1.Khái niệm:
    Root Cause Analysis – RCA (phân tích nguyên nhân cốt lõi) là một cách hữu hiệu để nhận diện ra các căn nguyên gốc rễ của vấn đề đang tồn tại và đưa ra phương pháp thích hợp cho nó. Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến trong quả trị nói chung , lãnh đạo và quản trị sản xuất nói riêng.
    Phân tích nguyên nhân cốt lõi là một cách tiếp cận để xác định nguyên nhân tiềm ẩn của các lý do tại sao một sự cố xẩy ra, do đó các giải pháp hiệu quả nhất có thể được xác định và triển khai thực hiện. Nó thường được sử dụng khi có điều gì xấu, nhưng cũng có thể được sử dụng khi có điều gì tốt. Trong một tổ chức, giải quyết vấn đề, điều tra vụ việc và phân tích nguyên nhân gốc rễ là tất cả về cơ bản được kết nối bởi ba câu hỏi cơ bản:
    ♥ Vấn đề gì?
    ♥ Tại sao nó xảy ra?
    ♥ Điều gì sẽ được thực hiện để ngăn chặn nó?
    2.Chức năng:
    Trong tất cả các vấn đề của cuộc sống, từ những hoạt đông bình thường đến quá trình kinh danh, khi một vấn đề phát sinh tất nhiên sẽ có nguyên nhân của nó.Mô hình RCA sẽ giúp chúng ta tháo gỡ vấn đề một cách hiệu quả với các chức năng sau:
    -Trợ giúp xác định được nguyên nhân gốc rễ của một vấn đề.
    -Xác định mối quan hệ giữa các nguyên nhân gốc rễ của một vấn nào đó.
    -Một trong những công cụ đơn giản, dễ dàng hoàn tất mà không cần phân tích thống kê.
    -Giúp chúng ta khám phá tất cả các tiềm năng dẫn đến một kết quả khiếm khuyết, thất bại.
    II. Sự cần thiết của việc phân tích nguyên nhân cốt lõi:
    RCA sẽ giúp tìm hiểu vấn đề của một sự việc một cách toàn diện. Nó nhắc nhở chúng ta lưu ý tất cả các nguyên nhân tiềm năng của một vấn đề, thay vì dễ bị che mắt bởi một số nguyên nhân chính.
    Đây là một phương pháp tư duy hệ thống , giúp bạn phát hiện tát cả các nguyên nhân có thể có của một vấn đề , và sắp xếp chúng theo mọt cách dễ nhớ.Nhờ đó sự phân tích sẽ toàn diện, đầy đủ hơn và dễ tim ra nguyên nhân của sự viêc.
    III. Quy tắc của quá trình phân tích nguyên nhân cốt lõi:
    Thông thường để thực hiện mô hình RCA, chúng ta sử dụng một trông các quy tắc sau:
    Cách 1: Sử dụng mô hình xương cá (Fishbone Diagram)
    - Xác định vấn đề: ghi lại chính xác vấn đề một cách chi tiết ( áp dụng 5w: what, who, when, where, how). Viết vấn đề vào ô bên trái ở giữa tờ giấy. Sau đó kẻ một đường ngang, chia giấy của bạn ra làm 2. Lúc này bạn đã có “đầu và xương sống” của con cá trong sơ đồ xương cá
    - Xác định các nhân tố ảnh hưởng: ứng với mỗi nhân tố, vẽ một nhánh “xương sườn”. Cố gắng liệt kê càng nhiều nhân tố càng tốt,ví dụ hệ thống, cơ sở vật chất, máy móc, nguyên liệu, yếu tố bên ngoài v v lúc này có thể áp dụng các kỹ thuật brainstorming ( động não).
    - Tìm ra nguyên nhân có thể có, thuộc về từng nhân tố (đã tìm ra trong bước 2) , ứng với mỗi nguyên nhân, lại vẽ một “nhánh xương con”. Nếu nguyên nhân của bạn quá phức tạp, có thể chia nhỏ nó thành nhiều cấp.
    - Phân tích sơ đồ: sơ đồ đã xây dựng là một danh sách đầy đủ các nguyên nhân có thể xảy ra, bạn có thể, khảo sát, đo lường .v v để xác định đâu là các nguyên nhân chính rồi từ có có những kế hoạch cụ thể để sửa chữa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...