Tiểu Luận Mô hình quản lý mới của R . LiNKert & áp dụng vào doanh nghiệp Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài:Mô hình quản lý mới của R . LiNKert & áp dụng vào doanh nghiệp VN



    LỜI MỞ ĐẦU



    Trong những nền kinh tế hiện nay với xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, thì những sự thay đổi trong doanh nghiệp là một yêu cầu quan trọng. Cụ thể trong đó là vấn đề quản lý trong doanh nghiệp. ở thời điểm hiện nay thì chưa bao giờ quản lý lại đóng một vai trò quan trọng như vậy, có thể nói quản lý quyết định đến sự thành hay bại trong những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng cũng như trong bất kì một tổ chức nào nói chung. Tuy nhiên cần vận dụng những phương thức quản lý nào vào trong một tổ chức để đem lại hiệu quả cao thì lại không phải là vấn đề đơn giản. Bởi lẽ chúng ta đều biết rằng mỗi tổ chức đều có những phong cách quản lý khác nhau. Do đó để chọn được một phong cách quản lý tốt nhất, hiệu quả nhất luôn là mục tiêu hàng đầu của bất kì một tổ chức nào. Để làm rõ hơn tầm quan trọng của nó em xin đưa ra một phương thức quản lý mới hiện nay để phân tích đó là: "Mô thức quản lý mới của R. Linkert và áp dụng vào doanh nghiệp Việt Nam".

    Bài của em chia làm hai phần chính. Phần thứ nhất phân tích về thuyết ô vuông, phần thứ hai áp dụng vào doanh nghiệp Việt Nam.

    NỘI DUNG


    I. PHÂN TÍCH MÔ THỨC QUẢN LÝ MỚI CỦA LINKERT:


    1. Khái niệm về quản lý:

    Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó biết được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất (Taylor)

    Theo tôi thì quản lý là việc người quản lý dùng quyền lực của mình tác động lên đối tượng bị quản lý nhằm thực hiện mục đích của nhà quản lý.

    Khoa học quản lý: là tổng thể các khái niệm, lý thuyết các nguyên tắc, các phương pháp về khoa học quản lý và các phương tiện quản lý ngày càng hiện đại được tổ chức thành hệ thống.

    Chức năng quản lý: là tổng hợp các công việc mà chủ thể quản lý phải thực hiện thường xuyên, liên tục để triển khai các hoạt động như: hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm tra.


    2. Giới thiệu chung về Linker:

    Rensis Linker (Mỹ)

    Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Ông làm việc trong chính phủ liên bang Mỹ, lần lượt là Trưởng khảo sát công trình – Bộ Nông nghiệp và Trưởng phòng tác phong kỷ luật thuộc Cục điều tra oanh tạc chiến lược của Mỹ.

    Cống hiến chủ yếu của Rensis Linkert thể hiện ở các mặt: lý luận về lãnh đạo, lý luận kích thích và lý luận tổ chức. Các tác phẩm chính của ông gồm: “Mô thức quản lý mới” (1961), Quản lý tổ chức nhân quần và giá trị của nó” (1967). “Con đường mới về việc giải quyết xung đột trong quản lý” (do ông cùng viết với một người khác năm 1967).

    Ông cho rằng, toàn bộ công tác quản lý, vấn đề quan trọng nhất là sự lãnh đạo đối với con người.


    3. Nội dung về Mô thức quản lý và phương pháp kiểm tra:

    a. Nội dung về phương thức quản lý:

    Đặc trưng của phương thức lãnh đạo này là quyền lực chủ yếu tập trung vào cấp cao nhất, cấp dưới không có bất kỳ quyền phát triển nào. Cấp trên thiếu tín nhiệm cấp dưới; khi giải quyết vấn đề, căn bản không lắng nghe ý kiến của nhân viên cấp dưới.

    b. Phương thức mệnh lệnh ôn hoà:

    Đặc điểm của phương thức lãnh đạo này là quyền lực điều khiển thuộc cấp cao nhất, song cấp trên cũng trao đổi một bộ phận quyền lực cho cấp dưới. Cán bộ lãnh đạo lựa chọn thái độ ôn hoà, nhũn nhặn trong quan hệ với cấp dưới. Cấp trên cũng thỉnh thoảng, có thể lắng nghe ý kiến của nhân viên cấp dưới dường như cũng không có tinh thần trách nhiệm với mục tiêu của tổ chức. Nội bộ tổ chức ít có sự hiểu biết lẫn nhau. Cấp trên chỉ tiếp nhận thông tin mà mình muốn nghe, có sự hiểu biết nhất định đối với cấp dưới. Các thành viên trong nội bộ tổ chức cũng rất ít khi giao lưu, đi lại. Công nhân viên nói chung tham gia quyết sách. Mục tiêu của tổ chức được truyền đạt xuống cấp dưới bằng mệnh lệnh. Nhân viên cấp dưới có khi được bày tỏ ý kiến. Nhìn bề ngoài, họ tiếp nhận, song trong lòng vẫn chống lại.

    c. Phương thức hiệp thương:

    Đặc trưng của người lãnh đạo cấp trên tương đối tin cậy nhân viên cấp dưới, song quyền quyết định các vấn đề qua trọng vẫn nằm trong tay cấp trên. Trong công việc, cấp trên và cấp dưới có thể tự do nói chuyện, đồng thời có thể thu nạp ý kiến của cấp dưới. Giữa cấp trên và cấp dưới thường có sự hiệp thương trong công việc, song những công nhân viên bình thường không tham gia quyết sách. Vì vậy, có thể được nhân viên cấp dưới tiếp nhận, song có khi cũng có biểu hiện chống đối sau lưng. Chức năng điều khiển được thả lỏng ở mức độ thích hợp để làm cho trên dưới đều có thể gánh vác trách nhiệm của mình.

    d. Phương thức quản lý có sự tham gia của cấp dưới:

    Cấp trên cố gắng lắng nghe và thu nạp ý kiến của nhân viên cấp dưới thông qua các biện pháp như cấp dưới tham gia quyết sách, đãi ngộ kinh tế, tự xây dựng mục tiêu, tự đánh giá thành tích để huy động nhân viên cấp dưới.

    Trong bốn phương thức nói trên chỉ có phương thức thứ tư là phương thức tốt nhất để thực hiện lãnh đạo một cách có hiệu quả, mới có thể xác định mục tiêu của tổ chức một cách chính xác và thực hiện mục tiêu một cách có hiệu quả.
     
Đang tải...