Luận Văn Mô hình quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị cấp huyện trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1- Lý do chọn đề tài:
    Giáo dục lý luận chính trị luôn là nhiệm vụ cốt yếu hàng đầu
    của Đảng và Nhà nước ta. Vấn đề giáo dục lý luận chính trị cho đội
    ngũ cán bộ và Đảng viên và các thành viên trong hệ thống chính trị ở
    cơ sở có ý nghĩa vì đây là lực lượng nòng cốt trong việc hiện thực hoá
    các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Để thực hiện được
    điều đó, hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị cấp huyện có vai
    trò to lớn. Tuy nhiên, trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều cố
    gắng nhưng các cơ sở này chưa phát huy được những tiềm năng, thực
    hiện được sứ mệnh của mình mà nguyên nhân cơ bản là chưa xây
    dựng được mô hình quản lý có hiệu quả. Do vậy, việc triển khai
    nghiên cứu, tìm kiếm một mô hình quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
    chính trị cấp huyện phù hợp với điều kiện hiện nay là cấp thiết. Đó là
    lý do tác giả thực hiện đề tài “ Mô hình quản lý cơ sở đào tạo, bồi
    dưỡng chính trị cấp huyện trong giai đoạn hiện nay”.
    2- Mục đích nghiên cứu :
    Xây dựng cơ cấu tổ chức và cơ chế điều hành trung tâm bồi
    dưỡng chính trị cấp huyện có chất lượng và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu
    đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở cơ sở hiện nay. Cụ thể:
    Đề xuất mô hình quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị cấp
    huyện có tính khách quan và khả thi, với các yếu tố và mối quan hệ
    biện chứng giữa các yếu tố cấu thành mô hình quản lý, cơ chế vận
    hành quản lý có hiệu quả .
    Đề xuất hệ thống giải pháp có tính cấp thiết hợp lý và khả thi, có
    tính kế thừa, nhằm thực hiện mô hình quản lý có hiệu quả trong thực
    tế.
    2
    Khuyến nghị với các cấp, các ngành có trách nhiệm đảm bảo các
    điều kiện cần thiết cho việc thực hiện hoá mô hình quản lý.
    3- Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu:
    a) Câu hỏi nghiên cứu
    - CÊp x·, phưêng trong hÖ thèng hành chÝnh cña ViÖt Nam hiÖn
    nay cã tÇm quan träng như thÕ nào?
    - C¸n bé cÊp x·, phưêng cã vai trß sø mÖnh g×?
    - ThiÕt chÕ nào hiÖn nay cã tr¸ch nhiÖm ®ào t¹o, båi dưìng chÝnh
    trÞ, kü n¨ng nghiÖp vô và phÈm chÊt cho c¸n bé x·, phưêng?
    - Trung t©m båi dưìng chÝnh trÞ cÊp huyÖn hiÖn nay cã nhưng ưu
    ®iÓm, h¹n chÕ g×?
    - CÇn hoàn thiÖn Trung t©m båi dưìng chÝnh trÞ cÊp huyÖn hiÖn
    nay theo m« h×nh qu¶n lý và víi c¸c gi¶i ph¸p nào?
    b) Gi¶ thuyÕt nghiªn cøu
    - Cơ sở đào tạo bồi dưỡng chính trị cấp huyện là thiết chế giáo
    dục đặc thù có sứ mệnh góp phần đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
    ( cán bộ lãnh đạo quản lý) cho cơ sở.
    - Mô hình quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị cấp huyện
    được đề xuất dựa trên cơ sở lý luận giáo dục và quản lý giáo dục
    chung, đồng thời vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của cơ sở đào
    tạo, bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
    - Một mô hình quản lý và các giải pháp hợp lý, khả thi sẽ tăng
    tính chuyên nghiệp cho cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy và là điều
    kiện để nâng cao chất lượng toàn diện của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
    chính trị cấp huyện.
    3
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Hệ thống hóa, những vấn đề về lý luận giáo dục và quản lý
    giáo dục, làm căn cứ khoa học cho việc xây dựng mô hình quản lý cơ
    sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
    Khảo sát, đánh giá thực trạng của mô hình quản lý cơ sở đào
    tạo, bồi dưỡng chính trị cấp huyện hiện nay.
    Đề xuất sự hoàn thiện mô hình quản lý với các yếu tố cấu thành
    đồng bộ và mối quan hệ logic giữa các yếu tố qua hệ thống giải pháp
    bao quát các vấn đề tổ chức sư phạm gắn với chức năng quản lý thực
    hiện mô hình. Tiến hành lấy ý kiến chuyên gia và thử nghiệm một số
    giải pháp.
    5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    Khách thể nghiên cứu: Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị cấp
    huyện.
    Đối tượng nghiên cứu: Mô hình quản lý cơ sở đào tạo, bồi
    dưỡng chính trị cấp huyện, với các yếu tố cấu thành và mối quan hệ
    giữa các yếu tố.
    6. Phạm vi đề tài
    - Nghiên cứu thực trạng quản lý và hoạt động của một số cơ sở
    đào tạo, bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở một số tỉnh, thành phố đại
    diện các vùng, miền trong cả nước, từ năm 1995 đến năm 2009.
    - Tổ chức thực nghiệm một số giải pháp ở các cơ sở đào tạo, bồi
    dưỡng chính trị cấp huyện của tỉnh Hải Dương.
    7. Những luận điểm bảo vệ
    - Cán bộ cấp cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc hiện
    thực đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
    4
    nước trong cuộc sống. Họ cần được đào tạo, bồi dưỡng một cách hệ
    thống về kiến thức và kỹ năng thực hành.
    - Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị cấp huyện có vai trò quan
    trọng trong việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở thiết chế này có
    đầy đủ các đặc trưng theo thiết chế sư phạm – nhà trường. Tuy nhiên,
    thiết chế này hiện nay còn đang bộc lộ những bất cập về mặt quản lý
    các yếu tố tổ chức sư phạm.
    - Hoàn thiện mô hình quản lý cơ sở đào tạo, bồi dướng chính trị
    cấp huyện, với các giải pháp đồng bộ khả thi là yêu cầu cấp thiết đặt
    ra hiện nay.
    8. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp luận: Vận dụng phương pháp luận duy vật lịch
    sử và duy vật biện chứng, tiếp cận hệ thống khi triển khai nghiên cứu
    đề tài
    Phương pháp nghiên cứu lý luận : Phân tích tổng hợp và so
    sánh khái quát hoá các tư liệu, tài liệu, các văn bản, các số liệu thống
    kê có liên quan đến đề tài nghiên cứu tài liệu quản lý giáo dục đào tạo
    bồi dưỡng cán bộ nói chung trong đó cán bộ cấp cơ sở cả trong nước
    và một số nước lân cận nhằm kế thừa, vận dụng lý luận, kinh nghiệm
    trong quản lý mô hình đặc thù và tìm ra các giải pháp phù hợp.
    Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát điều tra thông
    qua bộ phiếu hỏi và phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia hội thảo tổng kết
    kinh nghiệm thực nghiệm về các giải pháp quản lý mô hình quản lý cơ
    sở đào tạo bồi dưỡng chính trị cấp huyện trong giai đoạn hiện nay và
    phân tích, xử lý, thống kê số liệu thực nghiệm nhằm không chỉ mô tả
    bức tranh trong hiện thực, mà còn tìm ra bản chất, những yếu tố cơ
    5
    bản, cốt lõi chi phối quá trình vận động của Trung tâm Bồi dưỡng
    chính trị cấp huyện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...