Luận Văn Mô hình phát triển xanh hướng tới phát triển bền vững của Singapore và bài học kinh nghiệm cho Việt

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong một thế kỷ vừa qua, nền kinh tế thế giới đã có sự phát triển mạnh mẽ. Chính trong thế kỷ này, xã hội loài người đã trải qua 2 cuộc cách mạng công nghiệp và cách mạng công nghệ với nhiều thành tựu đi vào lịch sử. Và cũng nhờ vậy, trong nhiều lĩnh vực, ở nhiều quốc gia đã có những sự thay đổi kỳ diệu. Kinh tế thế giới trong thời gian này đã có những chuyển biến từ kinh tế phong kiến sang kinh tế tư bản ngày nay và đang tiến sâu vào một nền kinh tế tư bản phiên bản mới, chủ nghĩa tư bản sáng tạo.
    Chúng ta không thể phủ nhận những thay đổi của đời sống con người do sự phát triển kinh tế mang lại. Nhờ có khoa học công nghệ, cuộc sống của chúng ta ngày nay càng trở nên thoải mái, tiện nghi và hoàn thiện hơn. Nhưng chúng ta cũng đang phải đứng trước những khó khăn mà muốn phát triển hơn nữa loài người cần phải dũng cảm vượt qua. Đó là sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, đó là sự suy thoái về lối sống, sự suy đồi về đạo đức của một bộ phận nhỏ những người mới, và đó chính là sự ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề hơn. Nhưng những khó khăn này ta chỉ đang xét tởi ở tầm quốc gia, chúng ta còn phải đối mặt với những khó khăn to lớn hơn mà đòi hỏi loài người phải chung tay tìm ra giải pháp thay đổi. Đó chính là những vấn đề toàn cầu hiện nay: là sự khủng hoảng, là vấn đề nóng lên của trái đất, ô nhiễm nặng nề gây ra những vấn đề như thủng tần ozon, hiệu ứng nhà kính
    Những khó khăn trên đòi hỏi nhân loại phải tìm ra một con đường đi mới, con đường phát triển đảm bảo cho cuộc sống của chúng ta cũng như những thế hệ sau trong tương lại. Và đó cũng chính là lý do tại sao chúng ta hướng tới một sự phát triển xanh – một sự phát triển bền vững.
    Vì tính thực tiễn của vấn đề phát triển bền vững như đã đề cập ở trên, em đã chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình là:

    Mô hình phát triển xanh hướng tới phát triển bền vững của Singapore và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

    Thông qua đề tài này, em cũng muốn có được một cái nhìn sâu hơn, kiến thức rộng hơn về “phát triển xanh” cũng như “phát triển bền vững” vì đó là mục đích phấn đấu của xã hội, của loài người chứ không đơn thuần là một khái niệm được đưa ra để nghiên cứu. Và cũng thông qua việc tìm hiểu về nước bạn – Singapore xanh, em cũng sẽ có được những bài học về quá trình phát triển mà nước bạn đã và đang tiếp tục áp dụng trên con đường đi đến một sự phát triển bền vững. Và từ đó, em hy vọng mình sẽ góp một phần nhỏ bé vào quá trình giúp nước ta trong quá trình phát triển.

    Với những mục đích trên, đề tài nghiên cứu của em sẽ có kết cấu gồm 3 chương:

    Chương I: Tổng quan về phát triển bền vững và phát triển xanh
    Chương II: Mô hình phát triển xanh của Singapore
    Chương III: Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam


    Để hoàn thành luận văn trên, em đã sử dụng kết hợp các phương pháp kinh tế như phương pháp logic, phân tích thống kê, phương pháp tổng phân hợp.
    Trong quá trình hoàn thành bài báo cáo này, em đã nhận được sự giúp đỡ của Thạc sĩ Nguyễn Thị Hải Yến – giảng viên bộ môn Kinh tế học, đại học Ngoại Thương Hà Nội. Do kinh nghiệm thực tế còn thiếu và kiến thức còn hạn chế nên đề tài của em còn thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô để khóa luận này được hoàn thiện hơn, đạt được kết quả tốt và hơn hết để giúp em nâng tầm hiểu biết của mình, tạo tiền đề phấn đấu trong tương lại.
    Em xin chân thành cảm ơn.


    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ PHÁT TRIỂN XANH 4

    1.1. Tổng quan về phát triển bền vững 4
    1.1.1. Khái niệm 4
    1.1.2.Các mặt của phát triển bền vững 8
    1.1.2.1 Kinh tế 8
    1.1.2.2. Xã hội 11
    1.1.2.3 Môi trường 12
    1.2. Tổng quan về phát triển xanh 13
    1.2.2. Định nghĩa 13
    1.2.3. Quy mô của phát triển xanh 14
    CHƯƠNG II: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN XANH CỦA SINGAPORE 19
    2.1 Tổng quan về Singapore 19
    2.1.1 Vị trí địa lý 19
    2.1.2 Lịch sử 21
    2.1.3 Xã hội 23
    2.1.4 Kinh tế 24
    2.1.4 Môi trường 28
    2.2 Mô hình phát triển xanh của Singapore 29
    2.2.1 Thay đổi từ người dân 30
    2.2.2 Xây dựng môi trường pháp lý cho sự phát triển xanh 33
    2.2.3 Xã hội hoá mô hình phát triển xanh 42
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 47
    3.1 Thực trạng của Việt Nam 47
    3.1.1 Tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam 47
    3.1.2 Chương trình phát triển bền vững của Việt Nam 56
    3.2 Những kinh nghiệm thực tiễn rút ra cho Việt Nam từ mô hình phát triển xanh của Singapore 58
    3.2.1Thay đổi nhận thức của người dân 58
    3.2.2 Sản xuất chú trọng tới yếu tố môi trường 59
    3.2.3 Xã hội hóa mô hình phát triển xanh 68
    3.2.4 Định hướng tiêu dùng 69
    KẾT LUẬN 72
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...