Tiến Sĩ Mô hình phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh các trường dạy nghề trong quân đội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/5/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Môc lôc Trang
    TRANG PHỤ BÌA
    LỜI CAM ĐOAN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    Më ®Çu 5
    TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12

    Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ TRONG QUÂN ĐỘI 27
    1.1. Các khái niệm công cụ được sử dụng trong đề tài 27
    1.2. Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh trong dạy học thực hành nghề 43
    Ch­¬ng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP TRONG DẠY THỰC HÀNH NGHỀ Ở CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ QUÂN ĐỘI 56
    2.1. Thông tin chung về hệ thống các trường dạy nghề trong Quân đội 56
    2.2. Tình hình việc làm và sử dụng học sinh học nghề tại các trường dạy nghề trong Quân đội (hiệu quả đào tạo ngoài) 61
    2.3. Thực trạng phát triển kỹ năng nghề nghiệp trong dạy thực hành nghề cho hoc sinh học nghề tại các trường dạy nghề Quân đội. 63
    2.4. Những tồn tại và nguyên nhân 88
    Chương 3 MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP TRONG DẠY THỰC HÀNH NGHỀ CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ TRONG QUÂN ĐỘI 91
    3.1. Mục tiêu phát triển năng lực nghề nghiệp cho học sinh học nghề đến năm 2020 91
    3.2. Những nguyên tắc phát triển kỹ năng nghề nghiệp 95
    3.3. Mô hình phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh các trường dạy nghề trong quân đội 98
    3.4. Một số nhóm biện pháp triển khai mô hình phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh các trường dạy nghề Quân đội 100
    3.5. Kết quả thăm dò về tính cần thiết và khả thi của mô hình và các nhóm biện pháp triển khai mô hình 140
    3.6. Thực nghiệm một số biện pháp triển khai mô hình đã đề xuất tại các trường dạy nghề trong quân đội 142
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 166
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 168
    Danh môc tµi liÖu tham kh¶o 169
    Phô lôc 176

    DANH MỤC CÁC chư viÕt t¾t
    STT Chư viÕt ®Çy ®ñ Chư viÕt t¾t
    01 Bộ đội xuất ngũ BĐXN
    02 C«ng nghiÖp hãa - hiÖn ®¹i hãa CNH-H§H
    03 Dạy học thực hành DHTH
    04 Gi¸o viªn GV
    05 Kỹ năng nghề nghiệp KNNN
    06 Kỹ năng KN
    07 Học sinh, sinh viên HS
    08 Trường dạy nghề trong quân đội TDNTQĐ
    09 Nhµ tr­êng qu©n ®éi NTQ§
    10 Phương pháp dạy nghề PPDN
    11 Phương pháp PP
    12 Gi¸o dôc - ®µo t¹o GD§T

    MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu khái quát về luận án
    Đề tài “Mô hình phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh các trường dạy nghề trong quân đội” đã được tác giả quan tâm và có quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, tích lũy về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong nhiều năm qua. Trên cơ sở nghiên cứu, sưu tầm hệ thống tài liệu khá phong phú và được sự giúp đỡ của cá nhân, tập thể các nhà khoa học đã cho phép tác giả triển khai nghiên cứu đề tài khoa học này.
    Trong quá trình triển khai, tác giả đã tham khảo kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan, vận dụng cơ sở lý luận về kỹ năng và phát triển KNNN cho học sinh học nghề. Đồng thời, đã khảo sát, nghiên cứu nắm chắc thực tiễn phát triển KNNN cho học sinh các trường dạy nghề trong quân đội, thông qua các số liệu thực tế ở các trường, cơ quan quản lý, số liệu điều tra xã hội học của tác giả và những tư liệu, báo cáo sơ, tổng kết của các cơ sở dạy nghề quân đội .
    Kết cấu của luận án gồm: Mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, ba chương, kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
    2. Lý do chọn đề tài luận án
    Ngày nay, trong nền kinh tế trí thức, tài nguyên con người trở nên vô cùng quan trọng. Khác với tài nguyên thiên nhiên có hạn và đang cạn dần, tài nguyên con người càng sử dụng càng trở nên dồi dào vì tích lũy thêm kinh nghiệm thông qua quá trình lao động. Đặc biệt, nếu được trang bị nền tảng kiến thức khoa học&kỹ thuật cũng như khoa học nhân văn đầy đủ thì nguồn tài nguyên này càng có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Các nhà kinh tế học hiện đại đưa ra khái niệm “vốn xã hội” để chỉ tài nguyên con người và các mối quan hệ của họ trong xã hội. Trong doanh nghiệp “vốn xã hội” (chứ không phải vốn sản xuất kinh doanh) quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Bởi vậy, các doanh nghiệp ra sức tìm người giỏi, “săn đầu người” để làm tăng “vốn xã hội” của mình. Nói rộng ra, trong một đất nước mà nguồn “vốn xã hội” càng dồi dào, phong phú thì đất nước càng nhanh phát triển, giàu mạnh.
    Phát triển KNNN cho học sinh học nghề có vai trò quan trọng và là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các nhà trường dạy nghề nói chung và các trường dạy nghề quân đội nói riêng. Đây cũng là mục tiêu cơ bản để nâng cao chất lượng dạy nghề trong quá trình hình thành năng lực nghề nghiệp qua dạy thực hành nghề ở các trường dạy nghề trong quân đội rất phong phú và đa dạng theo các loại hình nghề nghiệp khác nhau. Mặt khác, xu hướng đào tạo theo năng lực thực hiện (CBT- Competence based Training) nhằm hình thành và phát triển năng lực hành nghề (năng lực nghề nghiệp) cho người học đã và đang là xu hướng chủ đạo trong công tác đào tạo nghề ở nước ta và các nước trên thế giới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển KNNN cho học sinh ở các trường dạy nghề trong quân đội là việc làm quan trọng và cần thiết.
    Nhận thức rõ vị trí và vai trò to lớn của dạy nghề, Đảng, Nhà nước ta đã thường xuyên quan tâm tới việc phát triển dạy nghề. Quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo Nghị Quyết Trung ương VIII khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 của Chính phủ đã nêu rõ cần phải “Điều chỉnh cơ cấu đào tạo, tăng nhanh dạy nghề”. Tập trung hiện đại hoá một số trường dạy nghề nhằm chuẩn bị đội ngũ công nhân có kỹ năng nghề cao có trình độ tiếp thu, sử dụng công nghệ cao. Hình thành hệ thống đào tạo kỹ năng nghề với nhiều cấp trình độ. Phát triển năng lực nghề nghiệp trong dạy thực hành nghề giữ một vị trí quan trọng trong quá trình dạy nghề, vì có tới 70 – 75% thời lượng trong dạy nghề là thực hành và qua đó hình thành KNNN cho học sinh. Qua dạy thực hành, học sinh học nghề vận dụng các kiến thức về chuyên môn, hình thành KNNN, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý , đó là những nhân tố tạo nên năng lực nghề nghiệp cho người học trong và sau quá trình đào tạo.
    Tr¬ường dạy nghề trong quân đội là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân n¬ước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là nơi trực tiếp tổ chức đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho bộ độ xuất ngũ và các đối tượng chính sách xã hội; đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề; nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề t¬ương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức nghề nghiệp; tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
    Tuy nhiên, với c¬ương vị là một cán bộ trực tiếp chỉ đạo công tác chuyên môn của khối tr¬ường dạy nghề trong quân đội, từ thực tiễn trong công tác của mình với góc nhìn khoa học, tác giả luận án nhận thấy: Bên cạnh việc tiếp cận những vấn đề ở tầm vĩ mô, chúng ta cũng cần thiết phải tiến hành nghiên cứu nội dung ở cấp vi mô (cấp nhà trường/ cơ sở đào tạo) tác động đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Đặc biệt là phát triển KNNN qua hoạt động dạy thực hành nghề, rèn luyện kỹ năng hành nghề ở các trường nghề quân đội còn nhiều bất cập và hạn chế. Những năm qua, các yếu tố bảo đảm chất lượng dạy nghề về chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất để nâng cao KNNN cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức; việc xây dựng và ứng dụng các bộ tiêu chí đánh giá KNNN theo chuẩn quốc gia cho từng nghề đào tạo chưa được triển khai đồng bộ; quy trình luyện tập thực hành nghề và tính hiệu quả trong tổ chức các hoạt động phát triển KNNN cho học sinh chưa được hoàn thiện và đảm bảo ;
    Đây chính là những nguyên nhân làm cho chất lượng nguồn lao động của nước ta còn thấp, kỹ năng nghề nghiệp của học sinh trong các trường dạy nghề còn bất cập, nhiều doanh nghiệp không tuyển được lao động chất lượng cao và lao động nước ngoài vào nước ta còn nhiều (con số hàng chục vạn). Nếu học nghề là điều kiện tiên quyết để có việc làm thì chất lượng lao động cao mới thu hút được đầu tư và muốn có thu nhập cao thì phải phát triển KNNN cho học sinh học nghề . Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu, luận án về phát triển kỹ năng hành nghề trong ngành dạy nghề song cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu, luận án nào được công bố cũng như những giải pháp và khuyến nghị nào về xây dựng và triển khai ứng dụng mô hình phát triển KNNN ở các trường dạy nghề trong quân đội.
    Để giải quyết những bất cập, hạn chế trên và thực hiện chiến lược phát triển giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Đề tài “Mô hình phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh các trường dạy nghề trong quân đội” được tiến hành nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng dạy nghề trong quân đội. Mặt khác kết quả nghiên cứu có khả năng được áp dụng rộng rãi ở các trường dạy nghề sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của sự nghiệp dạy nghề ở nước ta hiện nay.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn phát triển kỹ năng nghề nghiệp, đề xuất mô hình và các nhóm biện pháp triển khai mô hình phát triển KNNN cho học sinh các trường dạy nghề trong quân đội.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu về cơ sở lý luận dạy thực hành nghề và phát triển KNNN cho học sinh các trường dạy nghề.
    - Khảo sát đánh giá thực tiễn phát triển KNNN trong quá trình dạy thực hành nghề cho học sinh các trường dạy nghề trong quân đội.
    - Đề xuất mô hình và các nhóm biện pháp triển khai mô hình phát triển KNNN cho học sinh các trường dạy nghề trong quân đội.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Mô hình phát triển KNNN cho học sinh các trường dạy nghề trong quân đội.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu phát triển KNNN trong dạy thực hành nghề cho học sinh các trường dạy nghề trong quân đội.
    5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
    Dựa trên quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng và lịch sử, vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc và các phương pháp nghiên cứu của khoa học giáo dục vào nghiên cứu chuyên đề. Tác giả đã phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá, rút ra nhận định riêng trong việc đánh giá các vấn đề, sự kiện và luận giải các quan điểm, cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.
    Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu lý thuyết như: phân tích, tổng hợp các tài liệu, sách chuyên khảo thuộc phạm vi nghiên cứu của; phân tích, tổng hợp, khái quát kết quả các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước về KN, KNNN, phát triển KNNN.
    Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát một số hoạt động rèn luyện KNNN; khảo sát, tọa đàm, điều tra bằng phiếu, lấy ý kiến chuyên gia; tổng kết các kinh nghiệm phát triển KNNN cho học sinh các trường dạy nghề quân đội .
    Các phương pháp thống kê, xử lý thông tin thống kê.
    6. Đóng góp mới của luận án
    Qua nghiên cứu, luận án hệ thống hóa và góp phần làm rõ thêm nội hàm của một số khái niệm như: kỹ năng, kỹ năng nghề, dạy học thực hành nghề, năng lực và năng lực thực hiện, năng lực nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp ; trên cơ sở đó, luận án có thể khẳng định sự tiếp cận mới về triết lý đào tạo và xây dựng khung lý luận phát triển KNNN. Đề xuất mô hình phát triển KNNN trong dạy thực hành nghề nhằm nâng cao năng lực hành nghề cho học sinh đáp ứng tốt các yêu cầu thực tiễn về nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay và các năm tiếp theo của sự nghiệp dạy nghề.
    7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
    7.1. Ý nghĩa lý luận của luận án
    Luận án góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận phát triển KNNN. Qua đó, cung cấp thêm luận cứ khoa học phát triển KNNN nhằm nâng cao năng lực hành nghề cho học sinh đáp ứng tốt các nhu cầu nhân lực lao động kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay và các năm tiếp theo của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
    7.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
    Thực hiện nguyên lý giáo dục, học đi đôi với hành, đào tạo gắn với thực tiễn sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, luận án đề xuất mô hình và các nhóm biện pháp triển khai mô hình phát triển năng KNNN cho học sinh các trường dạy nghề trong quân đội trong quá trình đào tạo nghề nói chung và dạy thực hành nghề nói riêng, góp phần đổi mới quá trình dạy thực hành nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề ở các trường dạy nghề trong quân đội.
    Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu khoa học, dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề.
    8. Kết cấu của luận án
    Luận án được kết cấu gồm: Phần mở đầu, phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu, ba chương, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
    Trong luận án, nghiên cứu sinh đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc phát triển KNNN cho học sinh các trường dạy nghề trong quân đội hiện nay, tập trung làm rõ khái niệm KN, xây dựng khái niệm KNNN ; xác định các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quá trình phát triển KNNN. Trên cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thực trạng KNNN của học sinh các trường dạy nghề trong quân đội hiện nay, nghiên cứu sinh đề xuất mô hình và các biện pháp triển khai mô hình phát triển KNNN. Các nhóm biện pháp là một chỉnh thể thống nhất có mối quan hệ chặt chẽ, cùng hướng vào hoàn thiện, nâng cao KNNN của học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề của các trường dạy nghề trong quân đội.
     
Đang tải...