Tiến Sĩ Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN . v
    DANH MỤC BẢNG . viii
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix
    DANH MỤC SƠ ĐỒ x
    LỜI MỞ ĐẦU . 1

    Chương 1: CƠ SỞ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 13
    1.1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại . 13
    1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 13
    1.1.2. Đặc điểm cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng 16
    1.1.3. Nội dung cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng . 18
    1.1.4. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại . 21
    1.1.5. Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại . 23
    1.1.6. Nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 32
    1.1.7. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 38
    1.2. Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 41
    1.2.1. Mô hình SWOT . 41
    1.2.2. Mô hình Ma trận các yếu tố bên trong - bên ngoài (IE) . 46
    1.2.3. Mô hình phân tích nhân tố (Factor Analysis) . 53
    1.3. Kinh nghiệm quốc tế về sử dụng mô hình phân tích năng lực cạnh tranh và bài học đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam . 57
    1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về sử dụng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh . 57
    1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam 60
    Chương 2: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM . 62
    2.1. Tổng quan về môi trường kinh doanh và tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. . 62
    2.1.1. Tổng quan về môi trường kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam 62
    2.1.2. Tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam . 67
    2.2. Thực trạng mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam 76
    2.2.1. Khảo sát việc sử dụng mô hình trong phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam 76
    2.2.2. Kết quả phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng mô hình SWOT 78
    2.3. Đánh giá những kết quả đạt được của việc áp dụng mô hình SWOT trong phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam 97
    2.3.1. Kết quả đạt được . 97
    2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại 99

    Chương 3: LỰA CHỌN MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ÁP DỤNG MÔ HÌNH . 101
    3.1. Cơ sở lựa chọn mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam 101
    3.1.1. Căn cứ vào kết quả của các nghiên cứu trước . 101
    3.1.2. Căn cứ vào mô hình nghiên cứu của luận án 105
    3.1.3. Căn cứ vào hạn chế của mô hình đang áp dụng tại Việt Nam 106
    3.2. Xây dựng mô hình phân tích nhân tố . 107
    3.2.1. Cơ sở chọn biến đưa vào phân tích nhân tố 107
    3.2.2. Mô tả thống kê số liệu mẫu nghiên cứu 110
    3.2.3. Kết quả ước lượng thực nghiệm mô hình . 111
    3.3. Ứng dụng kết quả nghiên cứu trong phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam . 124
    3.3.1. Kết quả xếp hạng chung và xếp hạng thành phần dựa trên năng lực cạnh tranh của các NHTMVN bằng mô hình điểm số . 124
    3.3.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng mô hình phân tích nhân tố . 129
    3.3.3. Đánh giá những ưu điểm của mô hình phân tích nhân tố so với mô hình SWOT . 134
    3.3.4. Điều kiện áp dụng mô hình phân tích nhân tố trong phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam . 135
    3.4. Một số khuyến nghị áp dụng mô hình phân tích nhân tố trong đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. . 135
    3.4.1. Đối với Chính phủ Việt Nam và các Cơ quan hữu quan 136
    3.4.2. Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam và các Bộ có liên quan . 137
    KẾT LUẬN . 137
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 141
    PHỤ LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việc hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mang lại nhiều cơ hội cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nhưng bên cạnh đó cũng gặp không ít thách thức. Nhất là việc phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng của thị trường ngân hàng trong và ngoài nước. Bởi không chỉ là sự gia tăng cả về chất lượng và số lượng của các loại hình ngân hàng mà còn phải thực hiện những cam kết của thành viên WTO về mở cửa thị trường ngân hàng.Thực tế cho thấy các tổ chức tài chính nước ngoài, đặc biệt là các ngân hàng lớn trên thế giới đã lần lượt tăng thêm ảnh hưởng của mình tại Việt Nam với những công nghệ và sản phẩm dịch vụ mới, hiện đại. Trong cuộc chạy đua giành giật thị trường, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã không ngừng đổi mới hoạt động, cấu trúc lại hệ thống, đầu tư phát triển công nghệ .Vì vậy, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã được nâng lên đáng kể.Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay chưa được sử dụng các mô hình phân tích, đánh giá một cách khoa học và toàn diện, đặc biệt là việc phân tích đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng chưa được các nhà quản lý quan tâm như là một vấn đề trọng yếu. Trong khi kết quả báo cáo xếp hạng lại có vai trò rất quan trọng đó là giúp cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư và khách hàng có cái nhìn tốt hơn về các ngân hàng Việt Nam. Giúp hoạt động đầu tư, cấp tín dụng, bảo lãnh, cung cấp dịch vụ trong ngân hàng nâng cao được uy tín, chất lượng tránh được những rủi ro và tổn thất đáng tiếc. Đồng thời dựa vào bảng xếp hạng này các nhà quản lý ngân hàng sẽ đánh giá được mức độ phát triển của ngân hàng qua các năm nhằm xây dựng cơ chế chính sách điều hành ngân hàng để củng cố cho sự phát triển bền vững ngân hàng ở Việt Nam.
    Vì vậy, xây dựng một mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại một cách toàn diện về phạm vi hoạt động,
    chất lượng dịch vụ, hiệu quả hoạt động, chất lượng nguồn lực, trình độ công nghệ và tốc độ tăng trưởng trong điều kiện hiện nay nhằm giúp cho các ngân hàng tìm kiếm được các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng nhằm tồn tại và phát triển trong cạnh tranh trở thành nhu cầu cấp thiết đối với mỗi ngân hàng.
    Xuất phát từ những đòi hỏi mang tính thực tiễn và nhu cầu bức thiết ở Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, có sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài và mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng tăng, với mong muốn bổ sung thêm những hiểu biết về ứng dụng mô hình phân tích định lượng trong phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTMVN, NCS đã chọn đề tài: “Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của luận án.
     
Đang tải...