Chuyên Đề Mô hình phân quyền trên thế giới (Anh, Mỹ, Pháp)

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cho đến nay, học thuyết phân quyền của Mông-tes-quieu và của Janaes Madison vẫn được coi là những học thuyết chính thống. Vì vậy, có thể nói mô hình tổng quát về phân quyền chính là mô hình được xây dựng theo các học thuyết nổi tiếng đó. Có thể nhắc lại nội dung cơ bản của học thuyết phân quyền kinh điển qua tác phẩm “Tinh thần của Luật” được Mongtesquieu viết năm 1748:
    “Hiến pháp là sự thể hiện ý chí ban đầu của người dân chịu sự quản lý của Nhà nước. Do đó, Hiến pháp là cần thiết đối với Chính phủ . Khi quyền lập pháp và hành pháp được tập trung trong tay một người sẽ không có tự do; do sự sợ hãi có thể phát sinh khi cùng một Vương triều hay một Nghị viện ban hành ra những đạo luật độc đoán và sau đó thực thi những đạo luật đó một cách độc đoán.

    Sẽ một lần nữa không có tự do, nếu quyền tư pháp không được tách khỏi quyền lập pháp và hành pháp. Nếu gắn liền với quyền lập pháp, cuộc sống và tự do của con người sẽ phải chịu sự kiểm soát độc đoán. Khi đó, thẩm phán sẽ đồng thời là nhà lập pháp. Nếu gắn liền với quyền hành pháp, thẩm phán có thể hành xử như những kẻ áp bức”[1].
    Năm 1780, bang Massachusets của Hoa Kỳ đã thông qua bản Hiến pháp của mình, trong đó có một quy định thể hiện một cách chính xác nhất khái niệm phân quyền và yêu cầu đó trong Nhà nước pháp quyền hiện đại:
    “Trong Chính phủ của Khối thịnh vượng chung này, các cơ quan lập pháp sẽ không bao giờ thực hiện các quyền hành pháp và tư pháp; cơ quan tư pháp sẽ không thực hiện các quyền lập pháp và hành pháp nhằm bảo đảm rằng, Chính phủ đó sẽ hoạt động dựa trên pháp luật chứ không phải dựa trên yếu tố con người”[2].

    Chỉ trong vòng một thế hệ kể từ khi Montesquieu cho ra đời tác phẩm bất hủ của mình, tư tưởng lập hiến phương Tây đã phát triển mạnh mẽ và các cuộc cách mạng tư sản dân chủ đã nối tiếp nhau nổ ra. Từ đó đến nay, mô hình phân quyền tổng quát đó đã được chấp nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới với những nét đặc trưng phù hợp với đặc điểm chính trị của mỗi nước. Với những gam màu pha trộn khác nhau trong mối liên hệ giữa ba bộ phận quyền lực nhà nước theo nguyên tắc “kiểm tra và cân bằng” (“check and balance”), có thể thấy nhiều mô hình đặc sắc trong cơ chế đó ở nhiều nước khác nhau. Tuy nhiên, nổi bật nhất là mô hình phân quyền theo kiểu Anh, mô hình phân quyền kiểu Mỹ, mô hình phân quyền kiểu Pháp.

    a) Mô hình phân quyền kiểu Anh.

    Nét đặc sắc nhất trong cơ chế phân quyền theo mô hình của Anh thể hiện ở mối quan hệ Nhà Vua thông qua Chính phủ và Nghị viện. Vị trí của nhà Vua được mô tả như sau: “Nhà Vua trị vì, nhưng không quản lý”. Còn Nghị viện, ngược lại, có một vị trí đặc biệt và được Bá tước người Thuỵ Sĩ ví một cách hình ảnh như sau:
    “Nghị viện có thể làm tất cả, ngoại trừ việc biến đàn ông thành đàn bà và ngược lại” – Như vậy, chủ quyền thuộc về Nghị viện là nét đặc trưng cơ bản của cơ chế phân quyền của Anh. Sự khẳng định của nguyên tắc về chủ quyền thuộc về Nghị viện ở Anh là kết quả của một quá trình phát triển tiến hoá lịch sử lâu dài không hề trơn tru mà đầy kịch tính từ thế kỷ XI cho đến thế kỷ thứ XVIII. Và cho đến nay, cơ chế chính trị của nước Anh vẫn được xem là một cơ chế hỗn hợp, là cơ chế thoả hiệp và đồng thuận. Ở đó, chủ quyền của Nghị viện thông qua việc làm luật ở hai Viện cùng với Nhà Vua và Chính phủ . Những chủ trương quan trọng của Nhà Vua sẽ không thực hiện được nếu thiếu sự đồng ý của hai Viện của Nghị viện và ngược lại, Nhà Vua có quyền không phê chuẩn dự luật do Nghị viện trình mà không cần có điều kiện nào khác (quyền phủ quyết tuyệt đối). Chính phủ Anh về hình thức là thuộc về Nhà Vua, hành xử theo ý chỉ của Nhà Vua và nhân danh nhà Vua, nhưng Nghị viện lại có một số đòn bẩy kiểm soát quan trọng đối với Chính phủ như đối với vấn đề gọi nhập ngũ, thực hiện chính sách tài chính, bổ nhiệm và miễn nhiệm các thẩm phán , quyền đặc xá. Có thể nói, cách phân quyền của Anh là không rành mạch theo “sơ đồ chung” của Mongtesquieu. Một lần nữa, có thể khẳng định rằng, sự thoả hiệp, sự đồng thuận và sự tương tác xây dựng của những nhánh quyền lực là nét đặc sắc cơ bản của mô hình phân quyền nước Anh. Sự đồng thuận và tương tác xây dựng đó dựa trên cơ sở của hệ thống chính trị với hai đảng thay nhau cầm quyền .
    [HR][/HR][1] Xem: Mongtesquieu- Tinh thần của luật – Trần Thanh Đạm dịch , NXB. TP. Hồ Chí Minh, 1998, tr. 39.

    [2] Hiến pháp bang Massachusets, Điều 30, Phần I. Trích theo Barry M. Hager – Sách đã dẫn, tr.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...