Mô hình nhân cách học sinh phổ thông Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THÔNG TIN CHUNG

    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đào Vân Vy
    Đơn vị công tác: Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục phổ thông, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
    Thành viên: TS. Tạ Thị Ngọc Thanh; Lưu Thu Thuỷ; Nguyễn Thị Thanh Mai; Lê Thanh Sử; Hoàng Gia Trang; Nguyễn Kim Chi.
    Thời gian thực hiện: Từ 07/2007 đến 05/2011

    Mục tiêu nghiên cứu

    Phác thảo một số nét nhân cách học sinh với tư cách là mục tiêu đào tạo của giáo dục phổ thông trong quá trình hội nhập quốc tế, làm cơ sở cho việc thiết kế chương trình giáo dục phổ thông sau 2015.

    Nội dung nghiên cứu

    - Khái niệm: Nhân cách, mô hình nhân cách, hội nhập quốc tế

    - Các mô hình nhân cách đã đề xuất; Lợi ích, thách thức và các nguyên tắc phát triển con người trong thời kỳ hội nhập quốc tế; Ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đến kinh tế - xã hội Việt Nam; Quan điểm phát triển đất nước thời kỳ hội nhập quốc tế; Đặc điểm tâm sinh lý học sinh phổ thông và thực trạng nhân cách học sinh phổ thông

    - Phác thảo một số nét nhân cách chủ yếu của học sinh phổ thông thời kỳ hội nhập quốc tế.

    Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận; Hồi cứu tư liệu; Điều tra; Thống kê toán học.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    1/ Về lí luận

    Khái niệm nhân cách, các con đường hình thành nhân cách, nhân cách học sinh phổ thông: Nhân cách được hiểu là mức độ phù hợp của thang giá trị và định hướng giá trị của cá nhân với thang giá trị và định hướng giá trị của cộng đồng và xã hội.

    Nhân cách không có sẵn mà được hình thành và phát triển qua con đường giáo dục và tự giáo dục. Mô hình nhân cách con người Việt Nam được chấp nhận trong thực tế giáo dục Việt Nam gồm có đức và tài, trong đó tài gồm các yếu tố về năng lực và đức là các yếu tố về phẩm chất đạo đức. Hai yếu tố này chịu ảnh hưởng của ý thức bản ngã, còn gọi là “Cái tôi”. Cái tôi của mỗi người quy định sự khác biệt giữa cá nhân này và cá nhân khác.

    Mô hình nhân cách học sinh là những nét nhân cách mong muốn, có thể coi là mô hình giáo dục con người mong muốn, mô hình con người tương lai mà các nhà giáo dục hướng tới. Độ tuổi xác định nét nhân cách chủ yếu của HS THPT là (16-18 tuổi)

    Hội nhập quốc tế là quá trình một nước trở thành thành viên chính thức của một nhóm hoặc cộng đồng quốc tế, tham gia đầy đủ vào các hoạt động của nó, phát triển và chịu ảnh hưởng từ quá trình hội nhập đó. Hội nhập quốc tế (HNQT) ở những nước đang phát triển là quá trình mà các nước đang phát triển tham gia vào các hoạt đông của thị trường chung của thế giới về nhiều lĩnh vực (kinh tế, văn hóa, giáo dục. . ), tận dụng những lợi thế so sánh và phát huy các năng lực vốn có, nỗ lực đuổi và theo kịp các nước đã phát triển. HNQT ở Việt Nam được biết đến thực chất là hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là việc gắn kết mang tính thể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau, là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: Gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân và gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu. HNQT là xu thế tất yếu của xã hội thông tin và kinh tế tri thức, là lựa chọn đúng của nhiều nước đang phát triển trong dòng chảy toàn cầu hóa nhằm đổi mới chất lượng phát triển đất nước, bắt kịp xu thế phát triển của thế giới. Với những thay đổi này, xã hội Việt Nam có nhiều biến động lớn. Nó tác động đến nhà trường nói chung và mỗi học sinh nói riêng, đòi hỏi thế hệ trẻ phải trở thành những công dân toàn cầu với những yêu cầu tiên quyết về năng lực tư duy bình luận, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng (tương tác) với công nghệ thông tin.

    2/ Về thực tiễn

    Kết quả khảo sát mặt nhân cách học sinh THPT Việt Nam (đề tài cấp nhà nước KX05 - 07) và trên mẫu khảo sát do đề tài thực hiện. Đa số học sinh có lý tưởng phấn đấu lành mạnh, đa số học sinh quan tâm đến các vấn đề thời sự, chính trị trong nước và quốc tế, đa số học sinh có thái độ sống lạc quan tự tin, ủng hộ xu hướng mở cửa hội nhập. Hầu hết học sinh đều có thái độ, động cơ học tập đúng đắn, coi trọng tự học. Đa số học sinh tin rằng mình có khả năng thích ứng với một xã hội lấy cạnh tranh làm động lực phát triển, đa số học sinh quan tâm đến công nghệ thông tin, có nhu cầu sử dụng intemet, có nhu cầu làm chủ công nghệ thông tin. Điểm yếu lớn nhất của số học sinh được điều tra là thiếu tự tin, thiếu năng lực thích ứng, thiếu năng lực tự học, không ham học, thiếu tính sáng tạo.

    Việc đề xuất một số nét nhân cách chủ yếu của HSPT được dựa trên các cơ sở sau: 1/ Mô hình cấu trúc nhân cách 'Đức - Tài' đang được chấp nhận rộng rãi trong hệ thống GD Việt Nam; 2/ Yêu cầu về năng lực của công dân toàn cầu trong bối cảnh HNQT với 4 nhóm năng lực chủ yếu: Năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch, Năng lực sáng tạo, Năng lực giao tiếp và Năng lực xây dựng và quản lý các mối quan hệ xã hội; 3/Định hướng chương trình sau 2015: Xây dựng chương trình theo tiếp cận dựa vào năng lực; 4/Kết quả khảo sát nhân cách HSPT năm 2003 và mẫu khảo sát đề tài thực hiện năm 2009.

    3/ Một số khuyến nghị

    Để tài khuyến nghị cần có nghiên cứu toàn diện hơn về đặc điểm tâm sinh lý học sinh, sử dụng các bộ trắc nghiệm quy chuẩn quốc tế như NEO-PI-R, trắc nghiệm đa trí thông minh, trắc nghiệm xúc cảm Những bộ trắc nghiệm này nên được thích nghi hóa phù hợp với đặc điểm con người Việt Nam. Các nghiên cứu về chương trình nên tham khảo những kết quả nghiên cứu về Tâm sinh lý học sinh.

    Cần có các nghiên cứu so sánh toàn diện về chương trình để trả lời các câu hỏi sau: Các giai đoạn lịch sử của xây dựng chương trình và triết lý cơ bản của mỗi giai đoạn. Yếu tố tâm sinh lý người học được quan tâm ở góc độ nào với mỗi thay đổi của chương trình? Bối cảnh kinh tế xã hội nào khiến chương trình phải thay đổi;

    Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chương trình dựa vào năng lực cho thấy: Các năng lực hình thành ở HSPT như là kết quả đầu ra của nhà trường cần “phủ” các phẩm chất nhân cách như tính trung thực, lòng nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác, tình yêu nước, tinh thần dân tộc, Dạy học gắn với cuộc sống thực thông qua các hoạt động ngoài nhà trường, hoạt động với cộng đồng và học tập dựa vào dự án, đặc biệt các môn khoa học xã hội, nhân văn là cơ sở hiện thực hoá mục tiêu này.

    TỪ KHÓA: 1/ Mô hình nhân cách; 2/Nhân cách; 3/Học sinh phổ thông; 4/Hội nhập quốc tế; 5/Tâm sinh lý học sinh.

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...