Thạc Sĩ Mô hình lượng hóa rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định giá

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Mô hình lượng hóa rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định giá
    - 1 -
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    NGUYỄN KHÁNH TUYỀN
    MÔ HÌNH LƯỢNG HOÁ RỦI RO TRONG
    NGHIỆP VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ

    LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
    THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH –NĂM 2008 - 2 -
    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Trang
    Tóm tắt luận văn
    Mục lục
    Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
    Danh mục các bảng, biểu
    Danh mục các hình vẽ, đồ thị
    Phần mở đầu 1
    Chương 1: Thẩm định giá, vai trò, nghiệp vụ thẩm định giá, rủi ro trong
    nghiệp vụ thẩm định giá và mô hình lượng hoá 6
    1.1 Nghiên cứu về thẩm định giá . 6
    1.1.1 Khái niệm thẩm định giá 6
    1.1.2 Đối tượng của thẩm định giá - Quyền tài sản 7
    1.1.3 Mục đích của thẩm định giá 8
    1.1.4 Giá trị làm cơ sở cho thẩm định giá . 8
    1.1.5 Các nghiệp vụ và phương pháp thẩm định giá 9
    1.1.6 Kết quả của hoạt động thẩm định giá . 9
    1.1.7 Vai trò của thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
    hội chủ nghĩa tại Việt Nam . 10
    1.1.7.1 Sự cần thiết khách quan của thẩm định giá trong nền kinh tế thị
    trường 10 - 3 -
    1.1.7.1.1 Vai trò của thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường định
    hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam .11
    1.1.7.1.1.1 Chức năng và tầm quan trọng của thẩm định giá trong nền
    kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam 11
    1.1.7.1.1.2 Áp dụng và sử dụng kết quả thẩm định giá để ra quyết định
    trong nhiều tình huống 11
    1.2 Rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định giá 12
    1.2.1 Rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định giá .12
    1.2.2 Tồn tại rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định giá ở Việt Nam 12
    1.2.3 Sự cần thiết nghiên cứu về rủi ro trong thẩm định giá 13
    1.2.4 Các dấu hiệu để nhận biết rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định giá 14
    1.2.4.1 Bản thân đối tượng thẩm định giá .14
    1.2.4.2 Môi trường hoạt động của tổ chức 14
    1.2.4.3 Điều kiện kinh tế 15
    1.2.4.4 Nhận thức của thẩm định viên về giá .15
    1.2.4.5 Môi trường thông tin 16
    1.2.5 Các rủi ro thường gặp trong nghiệp vụ thẩm định giá 16
    1.2.6 Quản trị rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định giá 16
    1.2.6.1 Nhận dạng rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định giá 17
    1.2.6.1.1 Các phương pháp nhận dạng rủi ro .17
    1.2.6.1.2 Phân loại rủi ro 18
    1.2.6.2 Phân tích và đo lường rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định giá 19
    1.2.6.3 Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định giá 20
    1.2.6.4 Khắc phục rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định giá .20
    1.3 Mô hình lượng hoá rủi ro .21
    1.3.1 Phân tích nhân tố .21
    1.3.1.1 Khái niệm và ứng dụng 21 - 4 -
    1.3.1.2. Mô hình phân tích nhân tố 21
    1.3.2 Thang đo Likert 22
    1.3.3 Hồi quy phi tuyến 23
    Kết luận chương 24
    Chương 2: Nghiên cứu thực trạng rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định giá ở
    Việt Nam và mô hình lượng hóa rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định giá,
    ứng dụng mô hình 26
    2.1 Thiết kế nghiên cứu . 26
    2.1.1 Nghiên cứu định tính .26
    2.1.2 Nghiên cứu định lượng .27
    2.2 Kết quả điều tra 28
    2.3 Thang đo các yếu tố gây ra rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định giá .29
    2.3.1 Bảng câu hỏi các yếu tố gây ra rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định
    giá bất động sản .29
    2.3.2 Bảng câu hỏi các yếu tố gây ra rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định
    giá máy móc thiết bị . 30
    2.3.3 Bảng câu hỏi các yếu tố gây ra rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định
    giá doanh nghiệp .30
    2.3.4 Bảng câu hỏi chung về các yếu tố gây ra rủi ro trong nghiệp vụ
    thẩm định giá . 31
    2.4 Thang đo đánh giá mức độ rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định giá 31
    2.5 Thống kê mô tả 32
    2.5.1 Thang đo các yếu tố gây ra rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định giá
    2.5.2 Thang đo đánh giá mức độ rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định giá - 5 -
    2.6 Phân tích nhân tố các yếu tố gây ra rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định giá33
    2.7 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu .35
    2.8 Phân tích hồi quy tuyến tính với các quan hệ phi tuyến .36
    2.9 Trọng số ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả phương trình .38
    Kết luận chương .39
    Chương 3: Kiểm định và ứng dụng mô hình lượng hoá rủi ro trong
    nghiệp vụ thẩm định giá 40
    3.1 Kiểm định mô hình 40
    3.1.1 Kiểm định các nhân tố bằng Cronbach Alpha 40
    3.1.2 Kiểm định mô hình .42
    3.1.2.1 Kiểm định độ phù hợp của mô hình .43
    3.1.2.2 Kiểm định ý nghĩa các hệ số 44
    3.1.2.3 Kiểm định độ phù hợp tổng quát .46
    3.1.2.4 Mức độ chính xác của dự báo 46
    3.2 Ứng dụng và phát triển mô hình . 47
    3.2.1 Ứng dụng mô hình .47
    3.2.2 Phát triển mô hình 53
    Kết luận chương .54
    Chương 4: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thẩm định giá .55
    4.1 Các giải pháp cục bộ để quản trị rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định giá 55
    4.2 Các giải pháp tổng thể để hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định giá 57
    4.2.1 Về môi trường hoạt động của tổ chức .57 - 6 -
    4.2.1.1 Về phía Nhà nước .57
    4.2.1.1.1 Thực hiện các điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của các
    công ty thẩm định giá .58
    4.2.1.1.2 Hoàn thiện hệ thống chuẩn mực thẩm định giá .58
    4.2.1.1.3 Nâng cao vai trò của các hiệp hội và các tổ chức nghề nghiệp
    4.2.1.1 Về phía bản thân các công ty thẩm định giá .60
    4.2.1.1.1 Ban hành các văn bản, các tài liệu cần thiết phục vụ công tác
    thẩm định giá .60
    4.2.1.1.2 Hoàn thiện quy trình thẩm định giá .60
    4.2.1.1.3 Về tiêu chuẩn, năng lực .61
    4.2.1.1.4 Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với thẩm định viên về giá,
    doanh nghiệp thẩm định giá khi có hành vi vi phạm pháp luật .61
    4.2.2 Về điều kiện kinh tế 61
    4.2.3 Về nhận thức của thẩm định viên về giá 63
    4.2.4 Về môi trường thông tin .64
    4.2.5 Về các điều kiện khác .65
    Kết luận chương 66
    Phẩn kết luận . 67
    Kết luận . 68
    Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .69
    Danh mục công trình của tác giả
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục - 7 -
    MỞ ĐẦU
    Việt Nam đang trong quá trình đồi mới, nền kinh tế chuyển từ nền kinh
    tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã
    hội chủ nghĩa.
    Nền kinh tế thị trường đòi hỏi nhiều công cụ phục vụ cho quá trình phát
    triển kinh tế. Thẩm định giá là một trong những đòi hỏi của nền kinh tế thị
    trường. Nó góp phần thu hút vốn đầu tư, chuyển dịch vốn giữa các nhà đầu tư
    và các ngành trong nền kinh tế.
    Nhà nước đã rất quan tâm đến sự phát triển của dịch vụ này và đã tạo
    nhiều điều kiện để ngành thẩm định giá phát triển. Pháp lệnh giá, Nghị định
    170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ, Thông tư 15/2004/TTBTC ngày 09/03/2004 của Bộ Tài chính và các văn bản pháp quy khác đã quy
    định cụ thể về ngành thẩm định giá.
    Các văn bản trên đã là chỗ dựa quan trọng, là cơ sở pháp lý cho các tổ
    chức và cá nhân tham gia vào hoạt động dịch vụ thẩm định giá; tạo điều kiện
    cho họ hiểu rõ hơn nội dung dịch vụ, nguyên tắc, trình tự thẩm định giá; cũng
    như trách nhiệm, quyền hạn của thẩm định giá viên.
    Thẩm định giá đã chính thức được pháp luật Việt Nam công nhận là
    một nghề, được bảo hộ và tạo điều kiện để phát triển ngang tầm với khu vực
    và thế giới. Chất lượng dịch vụ thẩm định giá đã dần được khách hàng tin
    tưởng và ngày càng có uy tín.
    Tuy vậy, thực tế sự phát triển của hoạt động dịch vụ thẩm định giá hiện
    nay vẫn còn nhiều bất cập, gây trở ngại không ít cho quá trình phát triển kinh
    tế đất nước và hội nhập quốc tế. Trình độ, năng lực, kinh nghiệm hành nghề- 8 -
    và năng lực quản lý của nhiều công ty thẩm định giá còn hạn chế, các loại
    dịch vụ còn đơn điệu, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty
    để tranh thủ khách hàng thông qua việc giảm thấp giá chi phí, chất lượng dịch
    vụ chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của thực tế đòi hỏi. Bên cạnh đó nhận
    thức của xã hội về dịch vụ thẩm định giá còn nhiều hạn chế. Khuôn khổ pháp
    lý điều chỉnh hoạt động dịch vụ thẩm định giá tuy đã có nhiều đổi mới nhưng
    chưa đồng bộ và chưa đầy đủ, các tổ chức nghề nghiệp chưa đủ khả năng đảm
    nhận việc tổ chức và hướng dẫn quản lý chuyên môn. Vì thế còn nhiều rủi ro
    trong quá trình thẩm định giá.
    Các doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá rất cần biết
    độ rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định giá đối với những hồ sơ đã, đang và
    chuẩn bị thực hiện thẩm định giá để họ có những đối sách thích hợp cho từng
    bộ hồ sơ thẩm định giá.
    Với những lý do nêu trên, để hoàn thành luận văn tốt nghiệp cao học và
    với giác độ là thẩm định viên về giá nghiên cứu vấn đề cần thiết cho toàn
    ngành, tác giả chọn đề tài: “Mô hình lượng hoá rủi ro trong nghiệp vụ thẩm
    định giá”.
    Mục tiêu nghiên cứu:
    - Hệ thống lại những vấn đề liên quan đến thẩm định giá, rủi ro trong nghiệp
    vụ thẩm định giá và mô hình phân tích nhân tố .
    - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, xây dựng mô hình lượng hoá rủi ro trong
    nghiệp vụ thẩm định giá qua việc nghiên cứu các phiếu phỏng vấn.
    - Kiểm định mô hình và ứng dụng mô hình vào thực tiễn để xác định độ rủi ro
    trong nghiệp vụ thẩm định giá đối với những hồ sơ đã tiến hành thẩm định giá
    và những hồ sơ chuẩn bị thẩm định giá để doanh nghiệp thẩm định giá và
    những thẩm định viên về giá có được cơ sở vững chắc hơn để tiến hành
    nghiệp vụ thẩm định giá hoặc từ chối bộ hồ sơ. - 9 -
    - Kiến nghị các giải pháp tổng thể của toàn ngành thẩm định giá và cụ thể
    trong doanh nghiệp nhằm hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định giá.
    Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
    Nghiên cứu nghiệp vụ thẩm định giá tại các doanh nghiệp hoạt động
    dịch vụ thẩm định giá. Đối tượng nghiên cứu cụ thể là 30 người hoạt động
    trong lĩnh vực thẩm định giá. Mỗi phiếu phỏng vấn áp dụng cho một bộ hồ sơ
    đã thực hiện thẩm định giá. Đã thu về được 477 phiếu phỏng vấn trong đó có
    127 phiếu cho rằng có rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định giá.
    Phương pháp nghiên cứu
    - Xây dựng thang đo đơn hướng để đánh giá sự nhận biết các yếu tố
    gây rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định giá, kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số
    Cronbach Alpha, kiểm tra tính đơn hướng của thang đo bằng phân tích nhân
    tố (Principal Component Factor Analysis).
    - Phân tích hồi qui tuyến tính với các quan hệ phi tuyến rủi ro trong
    nghiệp vụ thẩm định giá theo các thành phần để xác định các nhân tố có ảnh
    hưởng quan trọng đến rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định giá từ đó tính được
    xác xuất rủi ro của từng bộ hồ sơ thẩm định giá.
    - Từ kết quả phân tích hồi qui tuyến tính với các quan hệ phi tuyến,
    kiểm định mô hình và ứng dụng mô hình vào thực tiễn từ đó đề xuất các giải
    pháp hạn chế rủi ro và khắc phục các tổn thất từ rủi ro.
    Cơ sở dữ liệu
    Dữ liệu thứ cấp: Các báo cáo trong ngành thẩm định giá.
    Dữ liệu sơ cấp: - 10 -
    Thiết kế thu thập dữ liệu: Thảo luận với nhóm chuyên gia để đặt câu
    hỏi phỏng vấn, phỏng vấn thử, điều chỉnh bảng câu hỏi và tiến hành phỏng
    vấn. Trong phiếu phỏng vấn chính thức có 21 mục hỏi cho thang đo yếu tố rủi
    ro cho mỗi loại hình nghiệp vụ thẩm định giá. Mỗi mục hỏi được cho điểm
    theo thang điểm Likert từ 1 đến 5 (Phụ lục 1).
    Lấy mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, số mẫu lấy từ các thẩm
    định viên về giá, các công ty hoạt động thẩm định giá. Thông thường thì số
    quan sát ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hòang
    Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc-2005). Thang đo yếu tố rủi ro có 21 mục
    hỏi được đưa vào phân tích nhân tố nên yêu cầu cỡ mẫu nhỏ nhất là 105. Số
    mẫu thu được 127 là đạt yêu cầu nghiên cứu.
    Phân tích dữ liệu: Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS.
    Sau khi được mã hóa và làm sạch, số liệu sẽ qua các phân tích sau: thống kê
    mô tả, đánh giá độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố và phân tích
    hồi qui.
    Cấu trúc của luận văn:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của Luận văn được sắp
    xếp thành 4 chương:
    Phần mở đầu: Giới thiệu cách đặt vấn đề, sự cần thiết của luận văn và
    phương pháp nghiên cứu.
    Chương 1: Trình bày cơ sở lý thuyết về thẩm định giá, vai trò, nghiệp
    vụ của thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
    nghĩa tại Việt Nam, rủi ro trong nghiệp vụ thẩm định giá và mô hình lượng
    hóa.- 11 -
    Chương 2: Xây dựng mô hình lượng hoá rủi ro trong nghiệp vụ thẩm
    định giá.
    Chương 3: Kiểm định và ứng dụng của mô hình: tính được xác xuất rủi
    ro của từng bộ hồ sơ trong nghiệp vụ thẩm định giá.
    Chương 4: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ thẩm
    định giá
    Phần kết luận: Trình bày kết luận về kết quả nghiên cứu và kiến nghị
    cho hướng nghiên cứu tiếp theo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...