Luận Văn Mô hình lao động đặc trưng của Nhật Bản và kinh nghiệm học tập cho Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài:

    Mô hình thị trường lao động đóng hay gọi là thị trường lao động hướng vào bên trong là một trong những mô hình phát triển rất thành công trên thực tế. Đất nước góp phần cho hình thành và phát triển mô hình này là Nhật Bản. Dù đối phó với kinh tế khó khăn sau chiến tranh và tài nguyên nghèo nàn nhưng đến nay Nhật vẫn là một trong ba nền kinh tế lớn của thế giới. Tạo nên sự thành công đó là sự kết hợp nhiều yếu tố trong đó yếu tố nguồn lao động và mô hình thị trường lao động đóng có vai trò quan trọng. Vì vậy, để nghiên cứu về mô hình này thì Nhật Bản là đại diện điển hình nhất.
    Nhóm chúng tôi mong rằng qua những kiến thức cơ bản và trong phạm vi giới hạn nghiên cứu sẽ mang đến những thông tin sâu sắc hơn về mô hình thị trường lao động đóng – Nhật Bản, đã và đang có những tác động như thế nào, cũng như là bài học thực tiễn dành cho Việt Nam.
    2. Đối tượng
    Thị trường lao động Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay và thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh hiện tại, với số liệu thống kê trong giai đoạn 2005-2011.
    3. Phạm vi nghiên cứu:
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn “Mô hình lao động đặc trưng của Nhật Bản và kinh nghiệm học tập cho Việt Nam”.
    Thời gian khảo sát đối với Nhật Bản: từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến hiện tại và đối với Việt Nam là bối cảnh lao động giai đoạn năm 2005 – 2011.
    4. Mục đích nghiên cứu:
    Làm rõ vai trò đóng góp của mô hình lao động đóng đối với nền kinh tế Nhật Bản.
    Tìm hiểu những chính sách hỗ trợ tác động đến thị trường lao động của Chính phủ Nhật Bản để thị trường lao động hướng đóng được phát huy.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Phương pháp thu thập số liệu
    Phương pháp phân tích tổng hợp
    Phương pháp so sánh
    Phương pháp nghiên cứu tài liệu
    Kết hợp với việc tham khảo các ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực chuyên ngành.


    KẾT LUẬN

    Nguồn lao động là tài sản và là nguồn lực của mỗi doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì việc xây dựng nguồn lao động cho doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng đầy thách thức. Mô hình thị trường lao động đóng có tác động lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản. Hiện nay, trước xu hướng toàn cầu hóa, cạnh tranh về kinh tế đòi hỏi mô hình thị trường lao động đóng cần có sự cập nhật, đổi mới nhằm hoạt động hiệu quả hơn, hòa hợp hơn với tình hình kinh tế thế giới hiện tại.
    Mô hình thị trường lao động của Nhật Bản có những đặc điểm mà Việt Nam cần học hỏi và vận dụng một cách chọn lọc nhằm phát triển thị trường lao động trong nước hiệu quả hơn.



    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. TSKH. Phạm Đức Chính, Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực quốc tế, 2011.
    2. TSKH. Phạm Đức Chính, Thị trường lao động: Cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005
    3. Phạm Thành Nghị, Quản lý nguồn nhân lực ở VN, NXB KHXH, 2004
    4. http://en.wikipedia.org/wiki/Labor_market_of_Japan
    5. http://tuyengiao.vn/Home/Tulieu/tulieuchuyende/2008/8/1110.aspx
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...