Luận Văn Mô hình kinh tế lượng dùng để tiếp cận và phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến giá cả ở việ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 15/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


    DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ


    LỜI MỞ ĐẦU . 5

    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI GIÁ CẢ . 8
    1.1 Lý luận chung về chính sách tiền tệ 8

    1.1.1 Tiền tệ và hệ thống tiền tệ 8

    1.1.1.1 Nguồn gốc và khái niệm tiền tệ 8

    1.1.1.2 Hệ thống tiền tệ . 9

    1.1.1.2.1 Tiền mặt 10

    1.1.1.2.2 Tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại 10

    1.1.1.2.3 Tiền gửi có kỳ hạn 10

    1.1.1.2.4 Đơn vị nhỏ của tiền gửi có kỳ hạn 11

    1.1.1.2.5 Trái phiếu ngắn hạn được mua lại của ngân hàng thương mại11

    1.1.1.2.6 Đôla Euro 12

    1.1.1.2.7 Tiền gửi trong các quỹ tín dụng của thị trường tiền tệ . 12

    1.1.1.2.8 Tài khoản gửi ở thị trường tiền tệ . 12

    1.1.1.2.9 Tiền tệ theo nghĩa rộng . 12

    1.1.1.2.10 Các loại tài sản thanh khoản 13

    1.1.2 Lý luận chung về chính sách tiền tệ 15

    1.1.2.1 Khái niệm 15

    1.1.2.2 Các tác nhân tham gia thực thi chính sách tiền tệ . 16

    1.1.2.2.1 Ngân hàng trung ương 16

    1.1.2.2.2 Ngân hàng thương mại và các trung gian tài chính phi ngân hàng . . 16

    1.1.2.2.3 Người gửi tiền và người vay tiền 18

    1.1.2.3 Vai trò của các tác nhân thực thi chính sách tiền tệ tới quá trình cung tiền . 18

    1.1.2.4 Các công cụ của chính sách tiền tệ 20

    1.1.2.4.1 Nghiệp vụ thị trường mở . 21

    1.1.2.4.2 Chính sách tái chiết khấu 22

    1.1.2.4.3 Dự trữ bắt buộc . 23

    1.1.2.5 Mục tiêu và phương thức điều tiết vĩ mô bằng chính sách tiền tệ 24

    1.1.2.5.1 Mục tiêu của chính sách tiền tệ . 24

    1.1.2.5.2 Phương thức điều tiết vĩ mô bằng chính sách tiền tệ 26

    1.2 Tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả 27

    1.2.1 Các phương pháp tính giá 27

    1.2.1.1 Phương pháp xác định dựa trên chỉ số giá tiêu dùng . 28

    1.2.1.2 Phương pháp xác định dựa trên chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội 29

    1.2.2 Cơ chế truyền tải của chính sách tiền tệ tới giá cả 29

    1.2.2.1 Tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả qua kênh lãi suất . 29

    1.2.2.2 Tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả qua các kênh giá tài sản
    khác 31

    1.2.2.2.1 Tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả qua kênh tỷ giá hối đoái . 31

    1.2.2.2.2 Tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả qua kênh giá cổ phiếu .24

    1.2.2.2.3 Tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả qua kênh hiệu ứng của cải . 32

    1.2.2.3 Tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả qua kênh tín dụng 25

    1.2.2.3.1 Tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả qua kênh tín dụng ngân
    hàng 33

    1.2.2.3.2 Tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả qua kênh bảng tổng kết tài sản 33

    KẾT LUẬN CHƯƠNG I . 36

    CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI GIÁ CẢ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI . 37
    2.1 Chỉ định mô hình nghiên cứu 37

    2.1.1 Bằng chứng rút gọn về mối quan hệ giữa cung tiền và giá cả . 37

    2.1.2 Cơ sở lý luận mối quan hệ giữa cung tiền và giá cả . 38

    2.1.3 Chỉ định mô hình 40

    2.1.3.1 Mô hình tổng quát 40

    2.1.3.2 Mô hình kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa cung tiền và giá cả42

    2.1.4 Bằng chứng thực nghiệm về mô hình được sử dụng cho phân tích định lượng 44

    2.2 Phân tích tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả ở Việt Nam trong thời kỳ Đổi Mới . 51

    2.2.1Mô tả số liệu và kiểm định tính dừng của các chuỗi số liệu 51

    2.2.1.1 Mô tả các biến cơ sở . 51

    2.2.1.2 Kiểm định tính dừng của các chuỗi số liệu . 52

    2.2.2 Phân tích định lượng tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả trong giai đoạn 1986 – 1995 53

    2.2.2.1 Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986 – 1995 . 53

    2.2.2.2 Kết quả phân tích định lượng 56

    2.2.3 Phân tích định lượng tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả trong giai đoạn 1996 – 2004 57

    2.2.3.1 Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996 – 2004 . 57

    2.2.3.2 Kết quả phân tích định lượng 59

    2.2.4 Phân tích định lượng tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả trong giai đoạn 2005 – 2010 60

    2.2.4.1 Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 . 60

    2.2.4.2 Kết quả phân tích định lượng 68

    2.2.5 Phân tích định lượng tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả trong giai đoạn 1986 – 2010 69

    2.3 Phân tích định lượng mối quan hệ nhân quả giữa cung tiền và giá cả 70

    KẾT LUẬN CHƯƠNG II . 71

    CHƯƠNG III: TỔNG KẾT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ . 72
    3.1Tổng kết 72

    3.2 Nâng cao tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .63

    3.2.1 Cơ sở lý thuyết cho việc nâng cao tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .63

    3.2.2 Tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay 80

    3.2.2.1 Tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về nhân sự 80

    3.2.2.2 Tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tài chính . 81

    3.2.2.3 Tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thực thi chính sách tiền tệ . 82

    3.2.3 Các giải pháp nâng cao tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt
    Nam . 84

    3.2.3.1 Nâng cao tính độc lập về nhân sự của Ngân hàng Nhà nước Việt
    Nam 85

    3.2.3.2 Nâng cao tính độc lập về tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt
    Nam 85

    3.2.3.3 Nâng cao tính độc lập trong thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam . 86

    3.3 Điều hành chính sách tỷ giá hối đoái nhằm bình ổn giá cả ở Việt Nam87

    3.3.1 Cơ sở lý thuyết điều hành chính sách tỷ giá hối đoái nhằm bình ổn giá cả . 87

    3.3.2 Thực tiễn điều hành chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam 89

    3.3.3 Các giải pháp nâng cao hoạt động điều hành chính sách tỷ giá hối đoái nhằm bình ổn giá cả ở Việt Nam 90

    3.3.3.1 Nâng cao tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam . 90

    3.3.3.2 Tăng cường các biện pháp kết hối ngoại tệ và vàng . 91

    KẾT LUẬN CHƯƠNG III . 92

    KẾT LUẬN 93

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC A
    PHỤ LỤC B

    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Giá cả mất ổn định là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng bất ổn trên mọi phương diện của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, chính nó buộc các quốc gia phải tiến hành những cải cải sâu rộng trên mọi lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế. Sự kiện chính thức khởi xướng chính sách Đổi Mới từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI (12/1986) là một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của Việt Nam, mà kết quả của nó còn ảnh hưởng đến ngày hôm nay. Sau hơn 20 năm kể từ khi công cuộc Đổi Mới bắt đầu, nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến đột phá. Cụ thể, Việt Nam không những đã nhanh chóng kiềm chế được lạm phát phi mã vào thời kỳ đầu những năm Đổi Mới, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á năm 1997 – 1998, mà còn luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thứ hai trong khu vực Châu Á trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) là thành công to lớn của tiến trình hội nhập nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu trong thời kỳ Đổi Mới. Đóng góp vào những thành công đó, không thể không kể đến những cải cách trong việc điều tiết nền kinh tế bằng chính sách tiền tệ (CSTT). Tuy nhiên, chưa đầy hai mươi năm sau Đổi Mới, những thành quả đạt được trong việc quản


    lý giá cả đã xuất hiện dấu hiệu không ổn định. Kể từ năm 2004, giá cả bắt đầu tăng vọt theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Những sự kiện ảnh hưởng đến diễn biến giá cả ngày càng phức tạp, nhất là sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Sự mở cửa của thị trường vốn và sự tăng vọt về khối lượng thương mại trên thị trường hàng hóa làm cho các biến số gây ra biến động giá cả vô cùng phức tạp. Điều này đã dẫn đến các kiến nghị chính sách ổn định giá cả không theo một hướng nhất quán mà thậm chí còn làm cho những tranh luận đối lập về diễn biến giá cả ở Việt Nam trở lên gay gắt hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh trên, việc xem xét một cách tổng quan về nguyên nhân gây ra biến động giá cả ở khía cạnh lý thuyết và tìm kiếm một bằng chứng thực nghiệm cho Việt Nam, là cần thiết để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực của CSTT trong thời gian sắp tới. Vì vậy, tác giả đã quyết định thực hiện đề tài: “MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG DÙNG ĐỂ TIẾP CẬN VÀ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN GIÁ CẢ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI”.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu


    Phân tích định lượng tác động của CSTT đến giá cả là đề tài được nhiều học giả quan tâm và nghiên cứu trong thập kỷ vừa qua với các công trình nghiên cứu của Khatiwada (1994), Michael T. Kiley (1998), Jeffrey Frankel (2006), Mark Bils, Peter J. Klenow và Benjamin A. Malin (2009). Tìm hiểu những nguyên nhân cơ bản cho thành tựu của chính sách Đổi Mới, các học giả trong nước có nhiều công trình nghiên cứu phân tích tích tác động của CSTT đến các biến số kinh tế vĩ mô của Việt Nam như các công trình nghiên cứu của Tô Kim Ngọc (2003), Lê Anh Minh (2004), Phan Thị Hồng Hải (2005). Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách cụ thể tác động của CSTT tới giá cả trong từng giai đoạn cụ thể của thời kỳ Đổi Mới nói riêng và trong suốt thời kỳ nói chung.

    3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của công trình là tác động của CSTT tới giá cả ở Việt Nam trong thời kỳ Đổi Mới. Mục tiêu của công trình là chỉ ra mức độ tác động của CSTT tới giá cả trong suốt thời kỳ Đổi Mới, cũng như một số nhân tố cụ thể ngoài CSTT tác động đến giá cả trong từng giai đoạn cụ thể của thời kỳ này; đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực của CSTT trong thời gian sắp tới.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Công trình được lập luận dựa trên quan điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin với nguyên tắc tôn trọng thực tiễn khách quan. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng phương pháp phân tích định lượng bằng mô hình kinh tế lượng, phương pháp thống kê, kết hợp với các phương pháp phân tích, so sánh, và tổng hợp trong suốt quá trình nghiên cứu.

    5. Phạm vi nghiên cứu
    Công trình nghiên cứu tác động của CSTT tới giá cả của Việt Nam trong giai đoạn 1986 – 2010.

    6. Kết quả nghiên cứu dự kiến

    Sau khi quá trình nghiên cứu kết thúc, công trình sẽ chỉ rõ mức độ tác động của CSTT cũng như một số nhân tố khác tới giá cả trong từng giai đoạn của thời kỳ 1986 – 2010, tổng kết thực tiễn các tác động đó trong từng bối cảnh Kinh tế - xã hội của đất nước ở mỗi giai đoạn cụ thể và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực của CSTT nhằm ổn định giá cả trong thời gian sắp tới.

    7. Kết cấu của đề tài



    Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, kết cấu của công trình gồm ba chương với nội dung từng chương như sau:

    Chương I: Lý luận chung về chính sách tiền tệ và tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả

    Chương II: Phân tích định lượng tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả ở Việt Nam trong thời kỳ Đổi Mới

    Chương III: Tổng kết và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực của

    chính sách tiền tệ
     

    Các file đính kèm:

    • 17.doc
      Kích thước:
      4.6 MB
      Xem:
      0
    • 17.pdf
      Kích thước:
      3 MB
      Xem:
      0
Đang tải...