Luận Văn Mô hình kinh tế lượng dùng để tiếp cận và phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến giá cả ở việ

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Tính cấp thiết của đề tài

    1.

    Giá cả mất ổn định là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng bất ổn trên

    mọi phương diện của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, chính nó buộc các

    quốc gia phải tiến hành những cải cải sâu rộng trên mọi lĩnh vực từ chính trị đến

    kinh tế. Sự kiện chính thức khởi xướng chính sách Đổi Mới từ Đại hội đại biểu

    Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI (12/1986) là một bước ngoặt quan trọng trong

    tiến trình phát triển của Việt Nam, mà kết quả của nó còn ảnh hưởng đến ngày

    hôm nay. Sau hơn 20 năm kể từ khi công cuộc Đổi Mới bắt đầu, nền kinh tế

    nước ta đã có những bước tiến đột phá. Cụ thể, Việt Nam không những đã nhanh

    chóng kiềm chế được lạm phát phi mã vào thời kỳ đầu những năm Đổi Mới,

    khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ

    Châu Á năm 1997 – 1998, mà còn luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thứ

    hai trong khu vực Châu Á trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, sự kiện Việt

    Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) là thành công to lớn của tiến

    trình hội nhập nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu trong thời kỳ Đổi

    Mới. Đóng góp vào những thành công đó, không thể không kể đến những cải

    cách trong việc điều tiết nền kinh tế bằng chính sách tiền tệ (CSTT). Tuy nhiên,

    chưa đầy hai mươi năm sau Đổi Mới, những thành quả đạt được trong việc quản

    lý giá cả đã xuất hiện dấu hiệu không ổn định. Kể từ năm 2004, giá cả bắt đầu

    tăng vọt theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Những sự kiện ảnh hưởng

    đến diễn biến giá cả ngày càng phức tạp, nhất là sau khi Việt Nam trở thành

    thành viên của WTO. Sự mở cửa của thị trường vốn và sự tăng vọt về khối lượng

    thương mại trên thị trường hàng hóa làm cho các biến số gây ra biến động giá cả

    vô cùng phức tạp. Điều này đã dẫn đến các kiến nghị chính sách ổn định giá cả

    không theo một hướng nhất quán mà thậm chí còn làm cho những tranh luận đối

    lập về diễn biến giá cả ở Việt Nam trở lên gay gắt hơn bao giờ hết. Trong bối

    cảnh trên, việc xem xét một cách tổng quan về nguyên nhân gây ra biến động giá

    cả ở khía cạnh lý thuyết và tìm kiếm một bằng chứng thực nghiệm cho Việt

    Nam, là cần thiết để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực của CSTT

    trong thời gian sắp tới. Vì vậy, tác giả đã quyết định thực hiện đề tài: “MÔ

    HÌNH KINH TẾ LƯỢNG DÙNG ĐỂ TIẾP CẬN VÀ PHÂN TÍCH TÁC

    ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN GIÁ CẢ Ở VIỆT NAM

    TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI”.

    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

    Phân tích định lượng tác động của CSTT đến giá cả là đề tài được nhiều học

    giả quan tâm và nghiên cứu trong thập kỷ vừa qua với các công trình nghiên cứu

    của Khatiwada (1994), Michael T. Kiley (1998), Jeffrey Frankel (2006), Mark

    Bils, Peter J. Klenow và Benjamin A. Malin (2009). Tìm hiểu những nguyên

    nhân cơ bản cho thành tựu của chính sách Đổi Mới, các học giả trong nước có

    nhiều công trình nghiên cứu phân tích tích tác động của CSTT đến các biến số

    kinh tế vĩ mô của Việt Nam như các công trình nghiên cứu của Tô Kim Ngọc

    (2003), Lê Anh Minh (2004), Phan Thị Hồng Hải (2005). Tuy nhiên, hiện nay

    vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách cụ thể tác động của
     
Đang tải...