Tiểu Luận Mô hình hành chính chuyển đổi liên bang nga

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. TỔNG QUAN VỀ LIÊN BANG NGA
    Vị trí địa lý: Nằm trải dài trên phần phía Bắc của lục địa Á-Âu, tiếp giáp với 2 đại dương là Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương. Liên Bang Nga có đường biên giới xấp xỉ chiều dài Xích đạo, trải dài trên 11 múi giờ, giáp đất liền với 14 quốc gia (từ đông sang tây): Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Mông Cổ, Kazakhstan, Azerbaijan, Gruzia, Ukraine, Belarus, Latvia, Estonia, Phần Lan, Na Uy.
    Phần tách rời là tỉnh Kaliningrad, tỉnh này có chung biên giới với Ba Lan (phía nam tỉnh này), Litva (bắc và đông của tỉnh này)
    + Diện tích: 17.075.400km2, rộng lớn nhất thế giới.
    + Địa hình: Liên bang Nga chủ yếu là bình nguyên chiếm một diện tích lớn, có sự khác nhau giữa Đông và Tây, lấy sông Yenisei làm ranh giới. Lãnh thổ Liên bang Nga gồm hai phần. Phần thuộc châu Âu là bộ phận trung tâm đồng bằng Đông Âu, phần thuộc châu Á gồm 3 khu vực: Tây Siberia, cao nguyên Trung Siberia và miền núi Đông Siberia.
    Phía Tây nước Nga là: Bình nguyên Đông Âu, miền đất cổ, ổn định, có nhiều khả năng phát triển nông nghiệp, vùng tập trung dân cư, kinh tế, văn hóa, khoa học; Bình nguyên Tây Siberia (Đông dãy Uran tới Tây Yenisei) phía Nam có nhiều rặng núi cao.
    Phía Đông: Đông Siberia chủ yếu là cao nguyên và núi, nhiều khoáng sản và rừng, nhưng địa hình phức tạp, khi khai thác cải tạo rất tốn kém.
    Liên bang Nga có nhiều sông, có chiều dài vào loại lớn trên thế giới. Với hon 2 triệu dòng sông, các sông lớn có giá trị giao thông là: Obi, Yenisei, Lena, Amur, Volga . Hồ Baikal là hồ sâu và lâu đời nhất thế giới (độ sâu nhất là 1.637 m) chiếm 80% trữ lượng nước của các hồ lớn nhỏ. Các sông hệ này là nguồn cung cấp nước cho các bể chứa của các nhà máy thủy điện Bratscơ, Vongagrat, Quibisep, Ximiliascơ. Phần lớn sông hồ tập trung ở Siberia, Viễn Đông, ít có nhu cầu sử dụng nước, vùng cần nhiều nước lại ít sông như đồng bằng Đông Âu, Uran.
    + Khí hậu: Mặc dù có nhiều biển và đại dương bao quanh, nhưng do vị trí địa lý, do lãnh thổ rộng lớn nên Nga chủ yếu có khí hậu ôn đới lục địa. Phần phía bắc của Nga có khí hậu hàn đới và ven biển Đen có khí hậu cận nhiệt đới.
    Các thành phố ở miền Nam, miền Tây và miền Tây Nam nước Nga có khí hậu dễ chịu, nền nhiệt độ trung bình mùa hè +23.6 độ C, mùa đông - 5.3 độ C. Vào mùa đông tại một thành phố ở miền Tây Bắc, chẳng hạn như Arkhanghelsk, cũng không lạnh lắm, nhiệt độ trung bình trong 4 tháng mùa đông chỉ là -10.5 độ C.
    Mùa đông ở Nga chỉ kéo dài từ 2 đến 4 tháng tuỳ theo vùng (không nói đến vùng cực Bắc). Còn thời tiết vào mùa hè và mùa thu không quá nóng nực.
    +Tài nguyên: Nga là nước giàu có về tài nguyên khoáng sản (trữ lượng và số lượng: nhiên liệu, năng lượng thủy diện, quặng kim loại và phi kim loại, ruộng, đất nông nghiệp ) - một trong những nước đứng đầu thế giới.
    Năng lượng - nhiên liệu có vai trò quan trọng hàng đầu gồm: than đá (trữ lượng 7.000 tỷ tấn ), dầu (trở lượng 60 tỷ tấn ), kim loại màu, kim loại đen, vàng, kim cương, niken, bauxite trữ lượng lớn. Diện tích rừng 747.000.000ha, trữ lượng gỗ 80 tỷ m3. Tiềm năng thủy điện 400.000.000 kw có khả năng sản xuất hàng ngàn tỷ Kwh điện hàng năm (sông Lêna đứng đầu).
    Tài nguyên đất nông nghiệp: quỹ đất 2,2 tỷ ha, 227.000.000ha đất trồng trọt, 373.500.000ha đồng cỏ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...