Tiểu Luận Mô hình & Giải pháp hình thành phát triển tổ chức Marketing ở các Doanh nghiệp thương mại ở Hà Nội

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    Ngày nay các doanh nghiệp luôn lấy mục tiêu lợi nhuận làm mục tiêu cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của mình trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh thì tất yếu cần phỉa có hoạt động marketing hiệu quả. Trong những năm gần đây nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nghiên cứu, vận dụng marketing ở những mức độ khác nhau, nhiều doanh nghiệp đang có sự thay đổi về nhận thức quan điểm quản lý doanh nghiệp và đang dần chuyển trọng tâm chú ý sang quản trị marketing, bởi vì trong một doanh nghiệp suy cho cùng chỉ có bốn lĩnh vực quản trị chủ yếu là quản trị sản xuất - kỹ thuật, quản trị tài chính, quản trị lao động và quản trị marketing. Ngày nay các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo định hướng thị trường một cách thực sự thì chức năng quản trị marketing trở thành quan trọng nhất. Các lĩnh vực chức năng khác trong doanh nghiệp chỉ có thể phát huy sức mạnh qua các hoạt động marketing, nhờ đó doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh trên thị trường.
    Marketing là sự kết hợp giữa con người và tổ chức, giữa khoa học và kỹ thuật, giữa các quyết định quan trọng của doanh nghiệp và thời cơ thị trường và đây thực sự là một lĩnh vực phức tạp, đầy thách thức đòi hỏi phải có tri thức và sáng tạo.
    Qua thực tiễn cho thấy, nhiều nhận thức lệch lạc, nhiều sai sót trong vận dụng marketing đang còn tồn tại và các doanh nghiệp đang cần những kiến thức đầy đủ và sâu sắc về vấn đề này. Đây cũng là yêu cầu, nhiệm vụ cấp thiết cho các doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, mà đặc biệt trong thời đại hiện nay khi đát nước ta đang trong quá trình hội nhập vào hệ thống kinh doanh quốc tế và khu vực, do vậy các doanh nghiệp Việt Nam không còn lựa chọn con đường nào khác là phải nắm và hiểu cũng như việc vận dụng thực hành quản trị marketing vào nhiệm vụ kinh doanh của mình.

    Chương I
    KHÁI NIỆM, THỰC CHẤT VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
    1.1. DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI VÀ CÁC HÌNH THỨC.
    1.1.1. Khái niệm thương mại và doanh nghiệp thương mại.
    Sản xuất và trao đổi (lưu thông) hàng hoá là những phạm trù lịch sử, nó ra đời trong những điều kiện lịch sử nhất định. Khi nào trong xã hội có sự phân công lao động xã hội, sản phẩm làm ra thuộc những người sở hữu khác nhau thì có sự trao đổi hàng hoá.
    Trao đổi hàng hoá sinh ra ngày từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ thay thế cho chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã. trong thời kỳ này nền kinh tế đã có sự phân công lao động giữa chăn nuôi và trồng trọt, những chủ nô khác nhau chiếm hữu sản phẩm thặng dư của những nô lệ làm ra, đã bắt đầu có sản phẩm dư thừa. Sự trao đổi này bắt đầu với tính cách ngẫu nhiên dần dần nó phát triển dưới hai hình thức chủ yếu: trao đổi cho tiêu dùng sản xuất và trao đổi cho tiêu dùng cá nhân. Sự trao đổi phát triển đi đôi với sự phát triển của sản xuất hàng hoá. Khi trao đổi hàng hoá đã phát triển đến trình độ xuất hiện làm chức năng phương tiện lưu thông thì trao đổi hàng hoá được gọi là lưu thông hàng hoá. Lưu thông hàng hoá phát triển đến khi nào xuất hiện thương nhân làm môi giới thì được gọi là thương mại. thương mại là lĩnh vực lưu thông hàng hoá, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Thực hiện chức năng này của thương mại thông qua hoạt động của doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế quốc dân.
    Sự ra đời của các doanh nghiệp thương mại làm cho quá trình mua và bán giữa người sản xuất và người tiêu dùng trở nên thuận tiện hơn, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất. Nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng sẵn sàng chấp nhận trả công cho sự tham gia của các doanh nghiệp thương mại vì chính một vòng quay vốn của doanh nghiệp thương mại bằng nhiều vòng quay vốn của doanh nghiệp sản xuất. Sự chấp nhận của nhà sản xuất và người tiêu dùng tạo ra khả năng tham gia và khai thác cơ hội kinh doanh trong hoạt động mua bán hàng hoá. Nói một cách khác, nó tạo ra khả năng kinh doanh thương mại. Hiện nay khi nói tới thương mại có thể được hiểu trên hai phương diện:
    Thứ nhất, thương mại là hoạt động trao đổi hàng hoá thông qua mua bán trên thị trường. Chấp nhận quan điểm này có ý nghĩa lớn trong việc tổ chức và quản lý nền kinh tế xã hội nói chung cũng như đối với hoạt động kinh doanh của từng tổ chức kinh tế nói riêng.
    Thứ hai, thương mại được hiểu theo nghĩa rộng hơn là hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Như vậy, thương mại đồng nghĩa với kinh doanh. Quan điểm này được hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển thừa nhận. Vì vậy, không phải là không có cơ sở khi nhiều tổ chức nước ngoài đến Việt Nam không chỉ tìm kiếm cơ hội và thúc đẩy mua bán hàng hoá mà họ còn tìm kiếm các cơ hội đầu tư kinh doanh.
    Hoạt động trao đổi thông qua mua bán trong nền kinh tế tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển ngành kinh doanh thương mại. Theo Luật Doanh nghiệp, kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Vì vậy, kinh doanh thương mại là sự đầu tư tiền của, công sức của một cá nhân hay một tổ chức vào việc mua bán hàng hoá đó nhằm tìm kiếm lợi nhuận.
    Thương mại và kinh doanh thương mại có quan hệ mật thiết với nhau. Khi nói đến thương mại là nói đến sự trao đổi hàng hoá thông qua mua bán trên thị trường, ở đâu có nhu cầu hàng hoá thì ở đó có hoạt động thương mại. Khi nói đến kinh doanh thương mại là nói tới hoạt động mua bán hàng hoá nhằm mục đích kiếm lời. Đây chính là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.
    Như vậy, doanh nghiệp thương mại tồn tại khách quan trong nền kinh tế, có vai trò quan trọng đối với sản xuất kinh doanh. Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp thương mại khẳng định vị trí và tầm quan trọng của nó trong hệ thống doanh nghiệp.
    1.1.2. Phân loại doanh nghiệp thương mại.
    Từ khi nước ta chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường thì thuật ngữ doanh nghiệp mới bắt đầu xuất hiện và đã đáp ứng được yêu cầu mới. Trong cơ chế thị trường, các thuật ngữ trước đây như công ty, xí nghiệp chưa bao hàm được tất cả các đơn vị kinh doanh, có nhiều đơn vị kinh doanh nhưng không phải là công ty (như đơn vị kinh doanh tư nhân), càng không phải là xí nghiệp (như đơn vị kinh doanh thương mại). Chính vì vậy mà thuật ngữ doanh nghiệp là phù hợp hơn cả, nó bao hàm được tất cả các đơn vị hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Thuật ngữ doanh nghiệp được xuất hiện ở nước ta cùng với sự ra đời của Luật Công ty (ngày 21/12/1990); Nghị định 338CP/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước và sau đó là Luật Doanh nghiệp Nhà nước (ngày 20/4/1995).
    Trong tất cả các loại hình doanh nghiệp đang tồn tại ở nước ta hiện nay thì doanh nghiệp thương mại là một loại hình quan trọng, chuyên kinh doanh mau bàn hàng hoá trên thị trường để thu lợi nhuận. Thông qua hoạt động mua bán trên thị trường, doanh nghiệp thương mại vừa làm dịch vụ cho người bán (người sản xuất), vừa làm dịch vụ cho người mua (người tiêu dùng) và đồng thời đáp ứng lợi ích của mình là lợi nhuận, đây là đặc điểm để phân biệt doanh nghiệp thương mại với các loại hình doanh nghiệp khác.
     
Đang tải...