Luận Văn Mô hình dòng lưu kim chiết khấu trong thẩm định giá doanh nghiệp ở việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỐI CẢNH VÀ LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
    Trong vài năm trở lại đây chúng ta đã được chứng kiến những đổi thay kỳ
    diệu của thị trường chứng khoán Việt Nam. SRựR phát triển mạnh mẽ này đã chứng tỏ
    thị trường chứng khoán ngày càng trở thành một kênh đầu tư quan trọng của các
    nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, đồng thời là một kênh huy động vốn hiệu quả của
    chính phủ cũng như các doanh nghiệp.
    Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên môn, thị trường chứng khoán Việt
    Nam đang gánh chịu những tác động rất lớn của hiệu ứng tâm lý bầy đàn đến từ các
    nhà đầu tư cá nhân không chuyên nghiệp. Bị dẫn dắt bởi vô số các tin đồn, giao dịch
    của các nhà đầu tư này có thể làm cho giá trị thị trường của cổ phiếu không phản
    ánh đúng đắn giá trị nội tại của doanh nghiệp. Hố cách giữa giá trị nội tại và giá trị
    thị trường của doanh nghiệp niêm yết càng lớn, thì khi thị trường điều chỉnh, rủi ro
    cho các nhà đầu tư càng cao.
    Do đó, để đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả, ổn định
    và bền vững, một trong những đòi hỏi cấp thiết được đặt ra là giá trị nội tại của
    doanh nghiệp niêm yết cần phải được thẩm định một cách đáng tin cậy, và thông tin
    này phải đến được các nhà đầu tư nào có nhu cầu, để giúp họ có cơ sở cho việc ra
    các quyết định đầu tư hợp lý.
    Trên góc độ của doanh nghiệp huy động vốn, việc ước lượng một cách đúng
    đắn giá trị nội tại của doanh nghiệp mình sẽ là cơ sở quan trọng cho việc xác định
    giá khởi điểm của cổ phiếu trong đấu giá một cách phù hợp. Điều này không chỉ
    giúp bảo vệ quyền lợi của bản thân doanh nghiệp và các nhà đầu tư, mà còn đảm
    bảo cho sự thành công của việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
    Bên cạnh đó, việc thẩm định giá doanh nghiệp cũng là một trong những công
    tác quan trọng của quy trình cổ phần hoá các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước ở
    13
    Việt Nam thời gian qua. Bên cạnh những thành công rất đáng ghi nhận, quá trình cổ
    phần hoá cũng gặp phải những hạn chế và vướng mắc nhất định, đặc biệt là trong
    việc xác định giá trị phần vốn Nhà nước trong doanh nghiệp khi cổ phần hóa.
    Theo quy định hiện hànhTPF
    1
    FPT, việc thẩm định giá DNNN trong cổ phần hoá
    được thực hiện theo 2 phương pháp chủ yếu là: (i) phương pháp giá trị tài sản thuần,
    và (ii) phương pháp dòng lưu kim chiết khấu. Tổ chức tư vấn thẩm định giá cũng có
    thể lựa chọn “các phương pháp khác” để thẩm định giá với điều kiện là các phương
    pháp khác này phải đảm bảo tính khoa học, phản ảnh thực chất giá trị doanh nghiệp,
    và được quốc tế áp dụng rộng rãi.
    Tuy nhiên, trên thực tế, việc vận dụng các phương pháp thẩm định giá doanh
    nghiệp này ở nước ta trong thời gian qua đã bộc lộ khá nhiều bất cập, ảnh hưởng
    đến hiệu quả và tiến độ cổ phần hóa DNNN. Thậm chí, không loại trừ khả năng do
    tính toán không đủ, hoặc thiếu chính xác giá trị phần vốn nhà nước tại doanh
    nghiệp, dẫn đến tình huống thất thoát công sản trong quá trình cổ phần hóa.
    Báo cáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá XI (UBTVQH11, 2006) về
    kết quả giám sát việc thực hiện cổ phần hoá DNNN năm 2006 mô tả một thực trạng
    là hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng phương pháp tài sản để định giá doanh
    nghiệp, nhưng chủ yếu vẫn là tính giá trị doanh nghiệp theo sổ kế toán. Việc tính
    giá trị tiềm năng, như: thương hiệu, danh tiếng, lợi thế thương mại, giá trị thị phần,
    khả năng phát triển trong tương lai chỉ được tính áng chừng, chưa có cách tính toán
    phù hợp, và cũng rất ít doanh nghiệp áp dụng. Trong khi đó, phương pháp dòng lưu
    kim chiết khấu có nhiều ưu thế hơn lại không được lựa chọn như là một phương
    pháp chủ đạo
    Hơn nữa, quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế làm cho vấn đề
    sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp trở thành một xu thế không thể đảo ngược được.
    Làn sóng không thể đảo ngược được ấy cũng đã lan đến Việt Nam, và trở thành mối
    TP
    1
    PT Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26.06.2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
    thành công ty cổ phần ; và Thông tư 146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
    hiện Nghị định này.
    14
    bận tâm thường trực của các nhà quản lý doanh nghiệp cũng như các nhà hoạch
    định chính sáchTPF
    2
    FPT.
    Việc thương lượng để hợp nhất và sáp nhập có thể mất rất nhiều thời gian
    nhằm giải quyết vô số các vấn đề phức tạp thuộc nhiều khiá cạnh khác nhau. Nhưng
    có lẽ một trong những câu hỏi quan trọng nhất cần đạt được sự đồng thuận của các
    bên liên quan đó là: chúng ta sẵn lòng trả bao nhiêu cho vụ này? Và đâu là mức giá
    thích hợp để thương lượng? Để trả lời các câu hỏi đó, các phương pháp thẩm định
    giá doanh nghiệp đóng một vai trò then chốt.
    Trong khi vấn đề thẩm định giá doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng
    và cấp thiết, thì các tài liệu Việt ngữ giới thiệu một cách có hệ thống và toàn diện về
    nó hiện vẫn còn rất hiếm hoi. Hố cách giữa nhu cầu thị trường về những lao động
    am hiểu lãnh vực thẩm định giá doanh nghiệp và năng lực cung ứng của các cơ sở
    đào tạo vẫn chưa được lấp đầy. Ngoại trừ các trường đại học trọng điểm thuộc khối
    kinh tế có chuyên ngành thẩm định giá, nhiều trường đại học địa phương (trong đó
    có trường Đại học Đà Lạt) thậm chí không có cán bộ giảng dạy được đào tạo bài
    bản về chuyên ngành này.
    Chúng tôi cho rằng chính sự thiếu vắng đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm
    là một trong những nguyên nhân làm cho “độ tin cậy về chất lượng định giá doanh
    nghiệp của nhiều tổ chức cung ứng dịch vụ còn hạn chế” (UBTVQH11, 2006: 7).
    Bối cảnh nêu trên đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải nghiên cứu, hệ thống hoá
    các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp, đặc biệt là những phương pháp tiên
    tiến trên thế giới, nhằm làm cơ sở cho quá trình hoạch định chính sách, cũng như
    TP
    2
    PT Báo Người lao động Online, trong bản tin kinh tế số ra ngày 11.07.2007, phóng viên Trang Châu dẫn nguồn
    tin về cuộc Hội thảo “mua bán và sáp nhập doanh nghiệp” diễn ra ngày 10.07.2007 tại TP. HCM cho biết:
    “ .Trên thế giới, trong 10 năm trở lại đây, hoạt động M&A [hợp nhất và sáp nhập (Mergers &
    Acquisi tions - M&A)] diễn ra rầm rộ và tạo thành cơn sốt ở nhiều nước phát triển và đang phát
    triển. Số lượng FDI được thực hiện theo hình thức M&A chiếm tỉ trọng lớn từ 57% - 80% tổng FDI
    thế giới. Tại VN, theo số liệu của Hãng Kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC), năm 2005, có 18
    vụ sáp nhập với tổng giá trị 61 triệu USD. Năm 2006, số vụ sáp nhập tăng gần gấp đôi, có 32 vụ với
    tổng giá trị 245 triệu USD. Trong năm nay và vài năm tới, hoạt động M&A sẽ phát triển nhanh chóng
    tại VN, đặc biệt là trong các ngành ngân hàng, dịch vụ tài chính, hàng tiêu dùng, dệt may, bán lẻ .”
    15
    thúc đẩy việc vận dụng một cách rộng rãi các phương pháp này vào những lãnh vực
    có liên quan ở Việt Nam.
    Đồng thời, một yêu cầu khác cũng không kém phần quan trọng là phải xem
    xét khả năng cải tiến một số khiá cạnh kỹ thuật khi vận dụng phương pháp dòng lưu
    kim chiết khấu (DCF), nhằm góp phần nâng cao độ tin cậy của kết quả thẩm định
    giá và tính phù hợp của mô hình này trong điều kiện thực tiễn nước ta.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...