Luận Văn Mô hình dòng chảy nước dưới đất vùng Bắc Bình

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Hệ thống nước dưới đất ở vùng Bắc Bình có thể được mô phỏng thành hai
    lớp. Lớp 1 đại diện cho tầng chứa nước không áp là tầng chứa nước chính trong vùng. Lớp 2
    đại diện cho đới phong hóa và đá gốc được coi như là lớp cách nước. Kết quả chạy mô hình
    chỉ ra rằng nước dưới đất chảy từ vùng có độ cao lớn ở trung tâm vùng nghiên cứu ra các
    vùng xung quanh vào mùa mưa. Nước dưới đất chảy ra sông Cái, sông Luỹ và ra phía tây. Ở
    phía Nam nước dưới đất thoát ra bờ biển, Ở phía Bắc của các hồ Tà Zôn, Bầu Nổi,< Bầu Ông
    và Bầu bà nước dưới đất cung cấp cho các hồ này tuy nhiên nước hồ lại cung cấp cho nước
    dưới đất ở phía nam. Mô hình trạng thái không ổn định chỉ ra rằng tổng trữ lượng tiềm năng
    và trữ lượng an toàn vào mùa khô lần lượt là 109.505 m3/ngày và 42.708m3/ngày, trong khi
    những con số này vào mùa mưa lần lượt là 467.214 m3/ngày và 201.340 m3/ngày.
    Từ khóa: Mô hình dòng chảy nước dưới đất, vùng cát, Bình Thuận
    1. MỞ ĐẦU
    Bài báo trình bày quá trình xây dựng mô hình dòng chảy trạng thái ổn định và không ổn
    định nhằm đánh giá trữ lượng tiềm năng, trữ lượng khai thác an toàn và các nguồn hình thành
    trữ lượng khai thác nước dưới đất vùng Bắc Bình, Bình Thuận.
    Tác giả đã sử dụng số liệu trong các báo cáo: Địa chất và khoáng sản tỉnh Bình Thuận tỷ lệ
    1/50.000, báo cáo thành lập bản đồ ĐCTV tỷ lệ 1/50.000 vùng Lương Sơn - Phan Thiết, báo
    cáo tìm kiếm nước dưới đất, tỷ lệ 1/50.000 vùng Lương Sơn, vùng Tuy Phong và vùng Phan
    Thiết, tài liệu khoan, bơm thí nghiệm, đo sâu điện, phân tích chất lượng nước trong khuôn khổ
    đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học và công nghệ BSNT nước dưới đất để bảo
    đảm khai thác bền vững tài nguyên nước tại Việt Nam”, báo cáo đánh giá nguồn nước xã Lê
    Hồng Phong để xây dựng mô hình. Đặc điểm địa lý tự nhiên, đặc điểm địa chất, địa chất thủy
    văn của vùng nghiên cứu, các thông số của các tầng chứa nước đã được mô tả chi tiết trong
    [1,2, 3].
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...