Tài liệu Mô hình định vị n.i.p

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mô hình N.I.P do chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang nghiên cứu và thiết lập dựa trên những lý thuyết cơ bản về nhu cầu, thu nhập và bản chất sản phẩm. Đây là sự tích 3 mô hình cấu thành trong đó có lý thuyết
    & mô hình tháp nhu cầu của Maslow và mô hình phân tích sản phẩm


    theo lý tính & cảm tính cho bản thân chuyên gia xác lập dựa trên định


    nghĩa mới về sản phẩm và thương hiệu.









    Mục đích




    Chiến lược thương hiệu càng ngày càng yêu cầu tính tổng hợp và khái quát cao. Trong nhiều xu hướng khác nhau của marketing hiện đại luôn có một mẫu số chung của các trường phái đó là xoay quanh chiến lược thương hiệu (brand strategy).





    Mô hình N.I.P. nhằm mục đích làm rõ bản chất của sự hình thành các sản phẩm - thương hiệu khác nhau theo từng tổ hợp định vị đa sản phẩm & đa nhãn hiệu. Bản chất này dựa vào những nguyên tăc cơ bản nhất được công nhận rộng rãi như là lý thuyết cơ sở của marketing.




    Quản trị thương hiệu ngày càng đóng góp quan trọng và thậm chí mang tính quyết định trong rất nhiều lĩnh vực mà doanh nghiệp chú trọng yếu tố con người. Cơ sở lý luận theo mô hình N.I.P giúp định vị đa sản phẩm một cách hiệu quả và khoa học.


    Tháp nhu cầu Maslow




    Abraham Maslow là thế lực thứ ba của lý thuyết tâm lý học. Hai trường phái tâm lý học trước đó (1) Pavlov và (2) Sigmund Freud là thuộc hệ lý thuyết tâm lý học cá thể. Thế lực thứ ba hình thành bởi Maslow tập trung nghiên cứu tâm lý học cộng đồng và hình thành khái niệm tâm lý học nhân văn (humanistic psychology). Đây cũng chính là một trong những nền tảng vững chắc của marketing hiện đại.




    Tháp Nhu cầu Maslow về cơ bản chia nhu cầu của con người theo 5nhóm đi từ cơ bản đến tinh tế và từ thấp lên cao. Như chúng ta đã biết ở nấc (1) đó là nhu cầu vật chất tâm sinh lý hay nhu cầu cơ bản nhất của con người đối với một sản phẩm bất kỳ; (2) nấc kế tiếp là nhu cầu về an toàn, bao gồm cả sự xác lập các yếu tố pháp lý (trade-mark) đối với một sản phẩm bất kỳ chưa có nhãn. Ở nấc này thương hiệu được hiểu là sự bảo đảm chất lượng, an toàn của sản phẩm đối với người tiêu dùng; (3) nhu cầu giao lưu và tiếp xúc với

    xã hội, chính sự giao lưu giúp con người phát triển với cấp độ cao hơn và hình thành các chuẩn mực văn hoá. Đây cũng là sự hình thành, hay thừa nhận những giá trị cảm tính bổ sung cho các giá trị lý tính của sản phẩm; (4)
    nhu cầu được ngưỡng mộ, được tôn trọng là xu hướng tất yếu của mỗi cá thể vừa hoà nhập vừa muốn nổi bật và được tôn vinh; (5) sau cùng là nhu cầu tự khẳng định các giá trị bản thân hay giá trị cộng đồng.




    Trong một dòng sản phẩm nhu cầu cũng hình thành theo 5 nấc và hình thành từ thấp lên cao theo trình tự trên. Quá trình trưởng thành của mỗi con người đều cũng xảy ra theo một lộ trình tương tự.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...