Luận Văn Mô hình định lượng phân tích các yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 14/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU . 1

    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG . 5

    1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu . 5

    1.1. Khái niệm . 5

    1.2. Vai trò 6

    2. Thủ công mỹ nghệ và hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ . 9

    2.1. Khái niệm và đặc điểm nhóm hàng thủ công mỹ nghệ . 9

    2.2. Hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ 14

    3. Mô hình trọng lượng trong thương mại quốc tế 17

    3.1. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cung 19

    3.2. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cầu . 21

    3.3. Nhóm các yếu tố hấp dẫn, cản trở . 22

    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2005 – 2009 25

    1. Khái quát tình hình xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn
    2005 – 2009 25

    1.1. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng 25

    1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 33

    2. Mô hình định lượng phân tích các yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội giai đoạn 2005 – 2009 . 38
    2.1. Mô hình với cả ngành thủ công mỹ nghệ 39

    2.2. Mô hình với các tiểu ngành . 45

    CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRONG THỜI GIAN TỚI . 52

    1. Mục tiêu, định hướng của hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ . 52




    1.1. Mục tiêu của hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ . 52

    1.2. Định hướng giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ . 53

    2. Kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Ấn
    Độ và một số bài học cho Việt Nam 54

    2.1. Kinh nghiệm của Ấn Độ 54

    2.2. Bài học cho Việt Nam 60

    3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ trong thời gian tới . 62

    3.1. Nhóm đề xuất về nâng cao sức cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ
    Việt Nam . 62

    3.2. Nhóm đề xuất về cơ cấu thị trường xuất khẩu của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam 66

    KẾT LUẬN . 68

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70


    LỜI MỞ ĐẦU

    Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam, đã được xuất khẩu từ khá sớm so với các mặt hàng khác, và có những đóng góp tích cực vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta đã đạt 3,5 tỷ USD vào năm 2009. Hiện nay hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cũng đã có mặt ở gần 200 quốc gia trên thế giới, và được đánh giá là một trong những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu rất lớn.

    Hà Nội là một trong những địa phương có nhiều làng nghề và doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ nhất trên cả nước. Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Hà Nội đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng trăm ngàn lao động ở khu vực làng nghề.

    Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng vẫn còn có nhiều hạn chế. Doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn và thị trường xuất khẩu. Hệ thống hỗ trợ ngành chưa hiệu quả, không có nhiều tiến bộ trong đổi mới sản phẩm hay quy mô sản phẩm còn hạn hẹp. Điều này đã làm hạn chế phần nào tiềm năng xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở nước ta.
    Để có thể tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ, nhất thiết phải có những đánh giá toàn diện và khoa học về những yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố. Chỉ trên cơ sở đó chúng ta mới có những định hướng đúng đắn và những điều chỉnh kịp thời nhằm phát huy tối đa tiềm năng xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Trước yêu cầu đó, giới hạn nghiên cứu tại Hà Nội, nhóm tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Mô hình định lượng phân tích các yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội giai đoạn
    2005 – 2009” làm đề tài tham dự cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học Đại học Ngoại thương năm 2011.

    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

    Trong thời gian qua có khá nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng, cụ thể là mô hình trọng lượng nhằm phân tích các yếu tố tác động tới tổng kim ngạch xuất khẩu hoặc kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của một quốc gia.

    Tuy nhiên, đối với nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu nhóm hàng này, nhưng chưa có nghiên cứu nào sử dụng mô hình trọng lượng nhằm phân tích các yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, của cả ngành nói chung, và của từng tiểu ngành nói riêng.

    Vì vậy, đề tài nghiên cứu khoa học “Mô hình định lượng phân tích các yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội giai đoạn 2005 – 2009” là đề tài đầu tiên chỉ ra và phân tích một cách định lượng các yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ.

    3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

    3.1. Đối tượng nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2005 –
    2009 và các nhân tố tác động tới hoạt động xuất khẩu này.

    3.2. Phạm vi nghiên cứu

    Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu và các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ.

    Về không gian: Mặc dù đề tài có khái quát hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của cả nước, nhưng phạm vi nghiên cứu chính để xây dựng mô hình định lượng là các doanh nghiệp xuất khẩu thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

    Về thời gian: Từ năm 2005 – 2009. Đây là quãng thời gian đủ dài để đánh giá tác động của các yếu tố tới kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Hà Nội. Hơn nữa, do nghiên cứu có sử dụng các phân tích định lượng nên thời gian nghiên cứu trên cũng phụ thuộc vào sự sẵn có của số liệu.

    4. Mục tiêu nghiên cứu

    ã Xác định được những yếu tố có ảnh hưởng và xây dựng mô hình định lượng đánh giá tác động của những yếu tố ấy tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội;
    ã Nghiên cứu sâu kinh nghiệm về hoạt động sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Ấn Độ - một nước có nhiều điều kiện tương đồng với Việt Nam để rút ra những bài học cho xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của nước ta;
    ã Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung trong thời gian sắp tới.

    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để hoàn thành nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích định lượng với những thông tin và số liệu thứ cấp được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu là số liệu của Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan.

    Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng sử dụng phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, luôn đặt đối tượng nghiên cứu trong những mối tương quan tác động nhiều chiều và xem xét đầy đủ các khía cạnh trong những hoàn cảnh khác nhau.

    6. Kết cấu của đề tài

    Ngoài phần mở đầu, kết thúc, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được chia làm ba chương:

    Chương 1: Khái quát về xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ. Cơ sở lý thuyết của mô hình định lượng.

    Chương 2: Phân tích các yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội giai đoạn 2005 – 2009.

    Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

    • 6.doc
      Kích thước:
      1.9 MB
      Xem:
      0
    • 6.pdf
      Kích thước:
      1 MB
      Xem:
      0
Đang tải...