Tài liệu Mô hình định giá tài sản vốn (capm)

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN (CAPM)


    1. Giới thiệu chung


    Mô hình định giá tài sản vốn (Capital asset pricing model – CAPM) là mô hình mô tả
    mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng. Trong mô hình này, lợi nhuận kỳ vọng của
    một chứng khoán bằng lợi nhuận không rủi ro (risk-free) cộng với một khoản bù đắp rủi
    ro dựa trên cơ sở rủi ro toàn hệ thống của chứng khoán đó. Còn rủi ro không toàn hệ
    thống không được xem xét trong mô hình này do nhà đầu tư có thể xây dựng danh mục
    đầu tưđa dạng hoá để loại bỏ loại rủi ro này.
    Mô hình CAPM do William Sharpe phát triển từ những năm 1960 và đã có được
    nhiều ứng dụng từđó đến nay. Mặc dù còn có một số mô hình khác nỗ lực giải thích
    động thái thị trường nhưng mô hình CAPM là mô hình đơn giản về mặt khái niệm và có
    khả năng ứng dụng sát thực với thực tiễn. Cũng như bất kỳ mô hình nào khác, mô hình
    này cũng chỉ là một sựđơn giản hoá hiện thực bằng những giảđịnh cần thiết, nhưng nó
    vẫn cho phép chúng ta rút ra những ứng dụng hữu ích.


    2. Những giảđịnh


    Mô hình luôn bắt đầu bằng những giảđịnh cần thiết. Những giảđịnh có tác dụng làm đơn
    giản hoá nhưng vẫn đảm bảo không thay đổi tính chất của vấn đề. Trong mô hình CAPM,
    chúng ta lưu ý có những giảđịnh sau:


    ã Thị trường vốn là hiệu quảở chỗ nhà đầu tưđược cung cấp thông tin đầy đủ, chi
    phí giao dịch không đáng kể, không có những hạn chếđầu tư, và không có nhà
    đầu tư nào đủ lớn đểảnh hưởng đến giá cả của một loại chứng khoán nào đó. Nói
    khác đi, giảđịnh thị trường vốn là thị trường hiệu quả và hoàn hảo.
    ã Nhà đầu tư kỳ vọng nắm giữ chứng khoán trong thời kỳ 1 năm và có hai cơ hội
    đầu tư: đầu tư vào chứng khoán không rủi ro và đầu tư vào danh mục cổ phiếu
    thường trên thị trường.


    3. Nội dung của mô hình


    3.1 Quan hệ giữa lợi nhuận cá biệt và lợi nhuận thị trường - Đường đặc thù chứng khoán
    (The security characteristic line)


    Đường đặc thù chứng khoán là đường thẳng mô tả mối quan hệ giữa lợi nhuận của một
    chứng khoán cá biệt với lợi nhuận của danh mục đầu tư thị trường. Danh mục đầu tư thị
    trường được lựa chọn theo từng loại thị trường, ví dụở Mỹ người ta chọn S&P 500 Index
    (S&P 500) trong khi ở Canada người ta chọn Toronto Stock Exchange 300 Index (TSE
    300). Ởđây lấy ví dụ minh hoạđường đặc thù chứng khoán giữa cổ phiếu của Remico,
    Ltd. so với danh mục thị trường TSE 300. Giả sử lợi nhuận của cổ phiếu Remico và danh


    Nguyen Minh Kieu 1
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...