Chuyên Đề Mô hình định giá giá trị cộng hưởng trong M&amp A và áp dụng thực tế vào các trường hợp ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT ĐỀ TÀI
    1. Lý do chọn đề tài
    Với sự bùng nổ của các vụ Sáp nhập và mua lại (M&A) trên thế giới và ở Việt
    Nam trong thời gian qua đã khiến rất nhiều công ty quan tâm và mong muốn thực
    hiện các thương vụ M&A với mục đích làm tăng giá trị cho công ty. Và giá trị cộng
    hưởng là yếu tố được quan tâm hàng đầu khi các nhà quản trị đưa ra quyết định có
    thực hiện thương vụ M&A hay không
    Với việc tham khảo các nghiên cứu về giá trị cộng hưởng của thương vụ M&A của
    các nhà kinh tế học trên thế giới, dùng những lý thuyết đó để xem xét, xây dựng mô
    hình định giá giá trị cộng hưởng cho các công ty M&A của Việt Nam và kiến nghị
    những giải pháp cho việc thu thập số liệu, đinh giá giá trị cộng hưởng của các thương
    vụ M&A tại Việt Nam trong thời gian sắp đến. Với những mong muốn của bản thân
    trong việc tìm hiểu về định giá doanh nghiệp trong, định giá giá trị cộng hưởng do
    sáp nhập mang lại, xem xét các nguồn tạo ra giá trị cộng hưởng và hướng dẫn cách
    xác định giá trị cộng hưởng tương ứng với các nguồn đó, điều đó đã thúc đẩy chúng
    tôi quyết tâm nghiên cứu, tìm hiểu sâu và hoàn thành chuyên đề: “Mô hình định giá
    giá trị cộng hưởng trong M&A và áp dụng thực tế vào các trường hợp ở Việt
    Nam
    .”
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu những lỹ thuyết của các nhà kinh tế học trên thế giới kết
    hợp với các sự kiện xảy ra trong thực tiễn để tìm hiểu bản chất, tầm quan trọng, bằng
    chứng về sự tồn tại cũng như tìm ra cách đinh giá đúng đắn giá trị cộng hưởng trong
    thương vụ M&A. Mong muốn xây dựng được mô hình có thể áp dụng hữu hiệu tại
    Việt Nam.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Để nêu bật lên được những vấn đề quan trọng của đề tài, ngoài vận dụng phương
    pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch
    sử. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng những phương pháp như tổng số liệu qua các năm
    của các công ty M&A, phương pháp hồi quy bằng mô hình OLS trong Eview để phân
    2

    tích và rút ra được mô hình định lượng giá trị cộng hưởng của thương vụ M&A và có
    thể áp dụng tại Việt Nam.
    4. Nội dung nghiên cứu
    Nội dung đề tài được cơ cấu thành 5 chương:
    - Chương 1: Giới thiệu đề tài, vì sao giá trị cộng hưởng lại là ưu tiên hàng đầu
    của các nhà quản trị khi đứa ra quyết định có thức hiện M&A hay không?
    - Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây về giá trị cộng hưởng.
    - Chương 3: Phương pháp, cách thức xác định giá trị cộng hưởng.
    - Chương 4: Thực trạng M&A các năm gần đây tại Việt Nam, hồi quy xây dựng
    mô hình định giá giá trị cộng hưởng trong M&A tại Việt Nam
    - Chương 5: Đánh giá mô hình đã hồi quy được, nếu giải pháp khắc phục một số
    điểm hạn chế còn tồn tại.
    5. Đóng góp của đề tài
    Kết quả thu được từ đề tài là một sự tương quan khá chặt chẽ của từng giá trị
    cộng hưởng thành phần và giá trị cộng hưởng của toàn bộ thương vụ M&A. Mô
    hình cũng có thể dùng để xác định giá trị cộng hưởng của M&A tại Việt nam với
    kết quả có thể tin tưởng được.
    6. Hướng phát triển của đề tài
    Trong tương lai với nguồn số liệu và kiến thức phong phú và sâu hơn chúng tôi
    rất mong muốn hoàn thiện mô hình đo lường này với độ tin cậy cao. Và để từ đó có
    thể đưa ra những giải pháp cụ thể và hiệu quả hơn để tang tính chính xác hơn nữa
    cho mô hình đã hồi quy được.

    MỤC LỤC
    Chương 1: GIỚI THIỆU . . 3
    Chương 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY . 5
    2.1. Khái niệm giá trị cộng hưởng trong M&A . . 5
    2.2. Phân loại giá trị cộng hưởng . . 5
    2.2.1. Cộng hưởng hoạt động . 5
    2.2.2. Cộng hưởng tài chính . . 8
    2.3. Câu hỏi nghiêm cứu: vậy làm thế nào để đo lường giá trị cộng hưởng
    của thương vụ M&A tại Việt Nam . 14
    Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 15
    3.1. Tại sao phải xác định giá trị cộng hưởng (liệu rằng bạn có trả giá quá
    cao cho một thương vụ M&A) . 15
    3.2. Bằng chứng của giá trị cộng hưởng - giá trị được tạo ra và giá trị tăng
    thêm . 16
    3.3. Các giá trị cần chú ý để định giá mua lại phù hợp: . 17
    3.4. Định giá giá trị cộng hưởng (dựa theo DCF) . 20
    3.4.1. Đo lường giá trị cộng hưởng (theo phương pháp chiết khấu dòng
    tiền DCF) . 20
    3.4.2. Các biến trong quá trình đo lường: . 27
    3.4.3. Cách thức đo lường: . 27
    Chương 4: NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 29
    4.1. Thực trạng M&A trong những năm gần đây tại Việt Nam . 29
    4.1.1. Nhận định xu hướng M&A tại Việt Nam . 29
    4.1.2. Dự đoán cho 2012: . 32
    4.2. Mô hình định giá giá trị cộng hưởng áp dụng tại Việt Nam . 34
    4.2.1. Các giả định: . 34
    4.2.2. Cơ sở xây dựng mô hình: . 34
    4.2.4. Kết quả hồi quy: . 46
    Chương 5: KẾT LUẬN . 48
    5.1. Mô hình thu được khá tương thích tại Việt Nam . 48
    5.2. Những tồn tại của mô hình. 49
    5.3. Giải pháp khắc phục một số điểm hạn chế còn tồn tại. 49




    2
    PHỤ LỤC . .5 1
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . .54




    3
    Chương 1
    GIỚI THIỆU
    M&A (Mergers and Acquisitions) - là thuật ngữ chỉ sự mua bán hay sáp
    nhập hai hay nhiều công ty lại với nhau. Trong đó: Sáp nhập: là việc kết hợp
    công hai hay nhiều công ty để cho ra đời một công ty mới. Hai công ty sáp nhập
    sẽ có giá trị lớn hơn công ty đang hoạt động riêng lẻ. Đặc biệt là khi các công ty
    rơi vào tình trạng khó khăn do cạnh tranh, thị trường xuống dốc thì sáp nhập là
    cực kì hữu ích. Mua lại: là việc một công ty mua lại một công ty mới và không
    làm ra đời công ty mới. Các công ty lớn sẽ mua lại các công ty nhỏ để tăng sức
    cạnh tranh, mở rộng thị trường, giảm thiểu chi phí, đạt được hiệu quả kinh
    doanh tốt hơn. Các công ty nhỏ thường sẵn sàng để công ty lớn hơn mua lại
    thay vì bị phá sản hoặc khó khăn tồn tại trên thị trường.
    Với sự bùng nổ của các vụ Sáp nhập và mua lại (M&A) trên thế giới và ở
    Việt Nam trong thời gian qua đã khiến rất nhiều công ty quan tâm và mong
    muốn thực hiện các thương vụ M&A với mục đích làm tăng giá trị cho công ty.
    Sáp nhập và mua lại được cho là một cơ hội đầu tư hiệu quả tăng giá trị cho cổ
    đông bằng những bước tiến thần kì dưới sự trợ giúp của cộng hưởng từ hai công
    ty sau khi hợp nhất thành một. Các nghiên cứu của Robert G. Eccles, Kersten L.
    Lanes và Thomas C. Wilson (1999) với tiêu đề “Are you paying too much for
    that acquisition?” “Valuation for M&A” của Frank C.Evans và David M.Bishop
    vào năm 2001, và nghiên cứu Damodaran với tiêu đề “Valuation-Security
    Analysis for Investment and Corporate Finance” (2003) và “The value of
    Synergy” (2005) về định giá doanh nghiệp trong, định giá giá trị cộng hưởng do
    sáp nhập mang lại. Các nghiên cứu này xem xét các nguồn tạo ra giá trị cộng
    hưởng và hướng dẫn cách xác định giá trị cộng hưởng tương ứng với các nguồn
    đó.
    Tại sao giá trị cộng hưởng là yếu tố được quan tâm hàng đầu khi các nhà quản
    trị đưa ra quyết định có thực hiện thương vụ M&A hay không?
    Nhiều thương vụ sáp nhập và mua lại (M&A) và một số chiến lược đầu tư
    lớn thường được chứng minh với lập luận rằng họ sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp




    4
    từ cộng hưởng. Việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư làm tăng giá trị cổ phần cho các
    cổ đông là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của các nhà quản trị
    doanh nghiệp, đồng thời đây cũng là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu mà
    các nhà đầu tư tìm kiếm ở các cơ hội đầu tư. M&A được xem là một trong
    những cách thức được các nhà quản trị sử dụng để thực hiện mục tiêu ấy. Tuy
    nhiên thế giới M&A không hoàn toàn chứa những điều kỳ diệu, không phải phi
    vụ M&A nào cũng thành công như mong đợi. Mặc dù có thể số vụ thất bại còn
    nhiều hơn so với số vụ thành công gấp nhiều lần. Nhưng một khi thành công,
    M&A lại có khả năng làm tăng giá trị cho các cổ đông đến kinh ngạc. Sức mạnh
    tổng hợp - tức giá trị cộng hưởng, sự gia tăng trong giá trị được tạo ra bằng
    cách kết hợp hai thực thể để tạo ra một thực thể mới và có giá trị cao hơn, là
    điều kỳ diệu mà cho phép các nhà thu mua để trả hàng tỷ đô la trong các vụ
    M&A. Do vậy, có thể hiểu vì sao M&A tiếp tục chứng tỏ sức hấp dẫn của mình
    trên thị trường và yếu tố được quan tâm hàng đầu khi các nhà quản trị đưa ra
    quyết định có thực hiện thương vụ M&A hay không.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...